Ăn mặn có thể rút ngắn tuổi thọ?
Nguy cơ lớn nhất khi ăn mặn là cơ thể bị hấp thu lượng muối quá nhiều gây nên huyết áp cao dẫn đến đột quỵ, đau tim, đau thận...

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 17,3 triệu người tử vong do bệnh tim mạch, trong đó có cao huyết áp, suy tim chiếm đến 30% nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho con người.Các nhà nghiên cứu cho biết, ăn mặn là một trong các nguyên nhân chính gây béo phì. Muối tự nó không gây tăng cân mà có thể khiến khát nước trong quãng thời gian dài, lúc đó cần uống nước để không cảm thấy khát nước, khi nước được uống vào cơ thể, chúng sẽ được điều chỉnh ở trong lòng mạch, kẽ gian bào, tổ chức tăng lên gây béo phì. Béo phì là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, thoái hóa khớp xương, nhất là khớp cột sống thắt lưng, khớp gối, cổ chân…

- Ăn mặn làm tăng nguy cơ suy tim, suy thận, loãng xương: ăn mặn khiến cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác và gây "mệt mỏi" cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này.- Ăn mặn tăng nguy cơ loét dạ dày - tá tràng: ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giảm muối là cần thiết để giảm nguy cơ bệnh tim mạch và một số bệnh khác liên quan đến muối. Với người lớn, nên ăn không quá 6g muối mỗi ngày và lượng muối giới hạn cho trẻ em là ít hơn rất nhiều. Đối với trẻ sơ sinh, nồng độ muối trong sữa mẹ đã đủ để cung cấp nên không cần thêm muối vào thức ăn dặm. Nên lưu ý rằng, muối chỉ là một gia vị, vì vậy, chỉ ăn đủ lượng muối mỗi ngày để tránh mắc những căn bệnh không đáng có.
