Bầu Quốc hội khoá 14: “Ứng viên Trung ương trượt là bình thường”
Nếu phát hiện bất cứ hành vi nào vận động bầu cử trái luật, người dân có thể tố cáo những hiện tượng đó
Nếu phát hiện bất cứ hành vi nào vận động bầu cử trái luật, như bỏ tiền vận động, làm từ thiện không đúng… thì người dân có thể tố cáo những hiện tượng đó.
Đây là nội dung được Tổng thư ký Quốc hội - Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá 14, chiều 26/4.
Theo tiến trình chuẩn bị bầu cử, sau khi danh sách chính thức được công bố, các ứng viên đại biểu Quốc hội khoá mới có quyền vận động bầu cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7h ngày 21/5/2016).
Ông Phúc khẳng định, trong quá trình này, nếu ai có hành vi vận động bầu cử trái luật thì đương nhiên sẽ bị xử lý.
Trước băn khoăn lần bầu cử này chỉ có 168 vị đại biểu được giới thiệu tái cử, còn lại đều là ứng viên mới sẽ bỡ ngỡ với việc vận động bầu cử, ông Phúc cho biết, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức lớp tập huấn cho những người ứng cử. Và các ứng cử viên là người dân tộc thiểu số cũng được tập huấn.
Mặt trận Tổ quốc còn có đề cương hướng dẫn cho ứng cử viên mới để làm sao trình bày chương trình hành động với cử tri cho thuyết phục, ông Phúc nói.
Việc tổ chức vận động bầu cử cũng do Mặt trận hướng dẫn, giám sát, ông Phúc cho biết rõ hơn.
Vẫn theo vị Tổng thư ký thì không cần phải băn khoăn những người tự ứng cử sẽ bị “lép vế” vì tuyên truyền, vận động bầu cử đều đảm bảo sự công bằng.
“Thời lượng giới thiệu chương trình hành động như nhau, từ ông to nhất đến ông tự ứng cử đều được phát biểu, được đăng bài trên các trang báo, được quay tất cả các chương trình tuyên truyền, ngang nhau hết, không ai nhiều hơn ai ít hơn”, ông Phúc giải thích.
197 ứng cử viên được Trung tương giới thiệu về địa phương, liệu có vị nào khó khăn do địa phương không ủng hộ? Báo chí tiếp tục đặt câu hỏi và câu trả lời của ông Phúc là “chưa biết”.
Vậy giả sử những người được Trung ương giới thiệu về địa phương ứng cử mà khi bầu không trúng, thì vấn đề cơ cấu giải quyết thế nào? “Ứng viên Trung ương trượt là bình thường”, ông Phúc trả lời.
Liên quan đến cơ cấu doanh nhân trong Quốc hội khoá 14, ông Phúc khẳng định không giảm mà thậm chí còn tăng.
Khoá 13 cơ cấu cứng có 6 đại biểu doanh nhân, nhưng khi bầu thì có 38 người trúng, còn lần này cơ cấu 7 vị, tức là nhiều hơn một vị.
“Còn trong số các ứng viên có bao nhiêu doanh nhân, thì mời các nhà báo xem danh sách chi tiết, vì số liệu này chưa tập hợp”, ông Phúc nói.
Đây là nội dung được Tổng thư ký Quốc hội - Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá 14, chiều 26/4.
Theo tiến trình chuẩn bị bầu cử, sau khi danh sách chính thức được công bố, các ứng viên đại biểu Quốc hội khoá mới có quyền vận động bầu cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7h ngày 21/5/2016).
Ông Phúc khẳng định, trong quá trình này, nếu ai có hành vi vận động bầu cử trái luật thì đương nhiên sẽ bị xử lý.
Trước băn khoăn lần bầu cử này chỉ có 168 vị đại biểu được giới thiệu tái cử, còn lại đều là ứng viên mới sẽ bỡ ngỡ với việc vận động bầu cử, ông Phúc cho biết, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức lớp tập huấn cho những người ứng cử. Và các ứng cử viên là người dân tộc thiểu số cũng được tập huấn.
Mặt trận Tổ quốc còn có đề cương hướng dẫn cho ứng cử viên mới để làm sao trình bày chương trình hành động với cử tri cho thuyết phục, ông Phúc nói.
Việc tổ chức vận động bầu cử cũng do Mặt trận hướng dẫn, giám sát, ông Phúc cho biết rõ hơn.
Vẫn theo vị Tổng thư ký thì không cần phải băn khoăn những người tự ứng cử sẽ bị “lép vế” vì tuyên truyền, vận động bầu cử đều đảm bảo sự công bằng.
“Thời lượng giới thiệu chương trình hành động như nhau, từ ông to nhất đến ông tự ứng cử đều được phát biểu, được đăng bài trên các trang báo, được quay tất cả các chương trình tuyên truyền, ngang nhau hết, không ai nhiều hơn ai ít hơn”, ông Phúc giải thích.
197 ứng cử viên được Trung tương giới thiệu về địa phương, liệu có vị nào khó khăn do địa phương không ủng hộ? Báo chí tiếp tục đặt câu hỏi và câu trả lời của ông Phúc là “chưa biết”.
Vậy giả sử những người được Trung ương giới thiệu về địa phương ứng cử mà khi bầu không trúng, thì vấn đề cơ cấu giải quyết thế nào? “Ứng viên Trung ương trượt là bình thường”, ông Phúc trả lời.
Liên quan đến cơ cấu doanh nhân trong Quốc hội khoá 14, ông Phúc khẳng định không giảm mà thậm chí còn tăng.
Khoá 13 cơ cấu cứng có 6 đại biểu doanh nhân, nhưng khi bầu thì có 38 người trúng, còn lần này cơ cấu 7 vị, tức là nhiều hơn một vị.
“Còn trong số các ứng viên có bao nhiêu doanh nhân, thì mời các nhà báo xem danh sách chi tiết, vì số liệu này chưa tập hợp”, ông Phúc nói.