Cà phê cuối tuần: Hoài bão doanh nhân trẻ
Từ đường đi của một cậu học trò buộc phải kiếm tiền đến những lối rẽ theo hoài bão của một doanh nhân trẻ
Từ biến cố của gia đình, cậu học trò buộc phải kiếm tiền và mong sớm giàu có. Nay, con đường cậu đi đã có những lối rẽ theo hoài bão của một doanh nhân trẻ.
Nguyễn Tuấn Việt thuộc thế hệ 8x. Con đường kinh doanh của Việt bắt đầu từ hồi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cuối năm 1997, cậu học lớp 11, gia đình gặp biến cố. Bố là tài xế, gặp chuyện chẳng lành, gia đình sạt nghiệp. Việt phải tìm cách kiếm sống, phụ giúp gia đình.
Lúc đầu với cậu chỉ như một trò chơi, làm chữ bằng gỗ bán cho học sinh để làm đồ trang sức đeo cổ, móc đeo chìa khóa. Rồi thấy được và làm mạnh. Nhân công của cậu học trò này lúc đó có tới 10 người, hàng đổ khắp các quầy lưu niệm ở Hà Nội.
Vừa học, vừa làm, vừa là tán thủ của đội tuyển Hà Nội. Rồi nghiệp thể thao phải bỏ đề tập trung thi đại học. Việt đỗ Đại học Xây dựng khoa Kiến trúc. Vẫn vừa học vừa làm. Năm thứ hai đại học, cậu bắt đầu biết xuất khẩu, khi môi trường thương mại điện tử tại Việt Nam hé mở.
Năm thứ tư đại học, việc kinh doanh hút mọi đam mê, công sức và thời gian, cậu quyết định bỏ học dù chỉ còn một năm nữa để tốt nghiệp. Việt chuyển hẳn sang tự kinh doanh…
“Cà phê cuối tuần” kỳ này giới thiệu với bạn đọc câu chuyện của một doanh nhân trẻ bắt đầu sự nghiệp của mình như vậy. Như Việt nói, những gì cậu đã làm được chưa phải là thành công, nhưng đã có được nhiều giá trị cho bản thân. Việt tự hào khi là chủ trang web thông tin bất động sản đặc biệt nhất trên thị trường hiện nay.
“Học từ chính những người giàu có”
Nghe bạn kể, tôi thấy khá bất ngờ và thắc mắc vì sao lại bỏ học giữa chừng như vậy?
Tại thời điểm đó, ở quyết định đó, tôi bị ảnh hưởng nhiều từ sách vở về những bài học thành công của những người giàu, thành đạt trên thế giới. Họ có một lý thuyết khác với những người bình thường, rằng: những người dạy mình ở đại học không phải là những người giàu, vì vẫn phải nhận lương, cũng phải làm thêm, cũng phải đối mặt với khó khăn cuộc sống. Trong khi quan điểm của những người thành công đó cho rằng muốn giàu có thì cần phải học thêm từ chính những người giàu có.
Lúc đó tôi đã xác định là sẽ theo nghiệp kinh doanh, tự học thêm bằng cách tìm mua và đọc sách báo về bí quyết của những người thành công trong kinh doanh. Một thời gian ngắn sau đó, tôi thành lập công ty Vietgo.
Lập công ty là để có tư cách pháp nhân khi xuất khẩu một cách tập trung, chứ không manh mún như trước. Và bằng cách xuất những lô hàng nhỏ, tôi tìm cách đi thu gom hàng từ các nhà máy để xuất khẩu lớn, từ hoạt động sản xuất trước đó để kết nối với hoạt động thương mại. Các mặt hàng xuất khẩu dần được mở rộng, gỗ nguyên liệu, mây tre đan, gạo, cà phê, mùn cưa, gỗ dán, tăm tre…
Đến năm 2007, Vietgo nhận được giải thưởng quốc tế, giải thưởng dành cho công ty có số lượng giao dịch hàng đầu trên thế giới, do Alibaba - đầu mối xúc tiến xuất khẩu lớn trên thế giới trao tặng.
Đó là một giải thưởng nhiều ý nghĩa sau những nỗ lực tự thân?
Vâng. Giải thưởng này do họ tự thống kê. Nhưng nhiều giao dịch nhất không hẳn là có kim ngạch lớn, lợi nhuận tốt nhất. Với tôi, nó có ý nghĩa ở điểm khác.
Lúc đó mỗi tháng chỉ xuất khoảng 5 - 10 đơn hàng, trong khi chúng tôi có đến cả nghìn giao dịch. Chính vì thế mà tôi nhận thấy cơ hội giao thương rất lớn, nhu cầu đặt hàng lớn. Những giao dịch đó được thực hiện qua cổng Vietgo (vietgo.vn). Tôi nhận ra một điều là mình có thể chỉ nhận 2% qua mỗi giao dịch trong hàng nghìn cơ hội như vậy, nhưng cùng một lúc có thể thực hiện được nhiều giao dịch, hơn là 10 - 15% của 5 - 10 giao dịch mỗi tháng của mình trước đây.
Từ suy tính này tôi chuyển hướng Vietgo sang hoạt động xúc tiến xuất khẩu, kết nối các đầu mối mà mình tiếp cận được và hưởng 2% ở giá trị mỗi giao dịch thành công. Đến nay Vietgo vẫn đi theo con đường đó và xúc tiến xuất khẩu cho hơn 150 doanh nghiệp.
Như vậy, trong quá trình đó bạn đã tìm thấy cơ hội ở môi trường thương mại điện tử, nắm lấy những ưu thế của nó…
Qua thực tế tôi nhận thấy, khi tìm kiếm đơn hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay thông thường qua hai con đường là tham gia các hội chợ, triển lãm và qua thương mại điện tử. Chủ yếu vẫn là qua các hội chợ triển lãm, nhưng chi phí lại rất cao.
Ví dụ mỗi hội chợ họ phải bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng, tiếp cận được 50 đầu mối khách hàng, vị chi mỗi khách hàng chi phí cơ hội bình quân 20 triệu đồng, trong khi tỷ lệ thành công có thể chỉ 2, 5 khách. Nhưng khi thương mại điện tử phát triển, chi phí 1 tỷ đồng đó họ có thể tham gia 10 năm, 20 năm để tìm kiếm cơ hội giao thương. Thành ra tôi thấy tham gia các hội chợ triển lãm như chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn.
Chân thật là giá trị
Từ xúc tiến xuất khẩu qua thương mại điện tử, điều gì khiến bạn mở hướng sang lĩnh vực bất động sản?
Đến năm 2008, chúng tôi vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu. Nhưng rồi có ý tưởng kinh doanh mới. Nó xuất phát từ việc cá nhân tôi đi tìm thuê, mua bất động sản qua các tin tức giới thiệu, nhưng khi đến tận nơi thì nó không đúng sự thật, không như mong muốn nên rất mất thời gian và ức chế, thậm chí mất phí môi giới mà không được việc. Ngay như cái câu quen thuộc “ôtô đỗ cửa” cũng phải cảnh giác, thực tế đỗ được nhưng xe có vào được không. Từ đây tôi quyết định tham gia vào lĩnh vực thông tin bất động sản.
Tham gia lĩnh vực này bạn muốn đưa ra thị trường thông điệp gì?
Tư tưởng của tôi ngay từ lúc đó cho đến nay là làm sao minh bạch được thông tin thị trường bất động sản. Công ty thứ hai được thành lập, chủ sở hữu trang thông tin Wikinhadat (wikinhadat.com). Chúng tôi muốn lập một kênh thông tin giới thiệu các giao dịch bất động sản rõ ràng, cái gì phải rõ cái đấy, làm sao để chân thật như thực tế vốn có.
Chân thật nó có giá trị của nó, nhất là trong thông tin thị trường…
Vâng, đúng vậy. Chúng tôi quan niệm đó là giá trị cốt lõi mà thông tin mình đưa ra thị trường.
Từ một cậu học sinh sản xuất thủ công tự phát đến nhà xuất khẩu và thương mại, ở con đường đó Việt đã nhận thấy thương mại điện tử là một công cụ hữu ích trong kinh doanh. Công cụ này đã kết nối quá trình kinh doanh của bạn với cả hai lĩnh vực dường như chẳng liên quan là xuất khẩu và bất động sản…
Đúng rồi. Nó là một công cụ hữu ích kết nối và cụ thể hóa các ý tưởng kinh doanh của tôi.
Qua tìm hiểu được biết cổng thông tin xúc tiến xuất khẩu của Vietgo đã có những thành công và cũng từng bị hack. Sự cố này như thế nào?
Vâng, có chuyện đó. Giữa năm 2010 Vietgo bị hack. Họ tấn công để làm tê liệt mọi giao dịch chứ không phải để lấy dữ liệu.
Trong kinh doanh có nhiều quan hệ, giao dịch khác nhau. Việc bị tấn công cũng có nhiều khả năng. Có khi đó là một lựa chọn của một nhóm hackers nào đó tỷ thí, hoặc đôi khi là do đối thủ cạnh tranh, hoặc vì lý do nào đó mà mình khó kiểm soát.
Nếu “họ” là đối thủ cạnh tranh thì bạn nghĩ sao?
Nếu là đối thủ cạnh tranh thì đó là một phương pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thể hiện sự quẫn trí và kém. Vì làm như thế thì họ không còn cách nào khác để cạnh tranh với mình một cách chính thống nữa.
Trong lần bị tấn công đó, tôi tìm được một chuyên gia khôi phục lại được hệ thống và người này sau đó trở thành một cổ đông của Wikinhadat.
“Google, Yahoo, Facebook miễn phí đó thôi!”
Về Wikinhadat, nghe nói trước đây khi có ý tưởng lập trang thông tin bất động sản này, bạn đã đề xuất với một tổ chức đầu tư lớn nhưng sự hợp tác không thành…?
Đây là thông tin nội bộ và tôi không tiện đề cập.
Quá trình triển khai ý tưởng đó diễn ra như thế nào?
Tôi bắt tay vào xây dựng trang thông tin này từ năm 2008. Đây là trang tôi tự tin nói là rất đặc biệt trên thị trường hiện nay. Chúng tôi đã có dữ liệu của hơn 3.000 bất động sản. Nó không phải là một trang bất động sản thông thường.
Khi truy cập, khách hàng được xem các thông tin thật nhất và cụ thể nhất. Mỗi bất động sản đều có ít nhất 10 hình ảnh cụ thể ở các góc độ khác nhau, có định vị toàn cầu chi tiết, có video thuyết minh cụ thể từ vị trí, địa thế, môi trường xung quanh cho đến những chi tiết như bồn tắm... Mục đích mà chúng tôi muốn hướng đến là thông tin phải thật nhất, rõ nhất, và mình phải là con mắt của họ.
Hiện tất cả các đối tượng tiếp cận trang thông tin này đều miễn phí, cả người mua và người bán. Cứ có thông tin người cần bán, cần cho thuê gọi, một ê kíp lại đến trực tiếp để thu thập thông tin thực tế như vậy.
Miễn phí như vậy thì nguồn thu của các bạn lấy từ đâu?
Vấn đề nằm ở đó. Những người giao dịch thông qua Wikinhadat là theo cách mới. Như anh thấy đấy, các giao dịch hiện nay người ta đều không thích môi giới, vì người ta thường có ác cảm nó không thật, làm họ mất thời gian. Và ngay cả với chúng tôi, người cần bán nhà khi đến với Wikinhadat thì nghĩ rằng phải mất tiền để chúng tôi xử lý thông tin; rồi người mua cũng nghĩ là cũng phải mất tiền để có thể giao dịch… Nhưng chúng tôi quyết tâm sẽ làm miễn phí hoàn toàn và mãi mãi. Chúng tôi tự bỏ tiền ra quay phim, dựng phim, chụp ảnh… và đặt mục tiêu Wikinhadat sẽ có trên 20.000 thông tin bất động sản, dự án trên toàn quốc.
Nhưng miễn phí như vậy làm sao mình sống được?
Thực ra đây là một bí mật kinh doanh. Mọi người vẫn đang chat Yahoo miễn phí, đang dùng Google miễn phí, dùng Facebook miễn phí đó thôi, mà đó lại là những công ty hàng đầu thế giới. Tôi thấy có cách làm như vậy để trở thành công ty lớn.
Trong kinh doanh, khi mình đã tạo ra được một hệ sinh thái nào đó thì mình sẽ có nhiều nguồn thu, không nhất thiết là phải tận thu.
Và trước một “game” lớn…
Từ cậu học trò tự sản xuất hàng lưu niệm để bán, con đường kinh doanh của bạn đang rộng hơn. Quá trình này có nhiều khó khăn không?
Đây là một “game” lớn, cực lớn. Bất động sản là sân chơi của nhiều đại gia, của những người nhiều tiền, nó cực kỳ hấp dẫn. Có lẽ nhiều người thành công hiện nay đều muốn tham gia nó, hoặc đã qua nó. Các tổ chức cũng vậy. Thử để ý cũng dễ thấy là rất nhiều công ty hiện nay có xu hướng đính chữ “land” ở cuối tên gọi...
Thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều tiềm năng. Đất chật, người đông, cơ sở hạ tầng yếu nên yêu cầu phát triển rất lớn.
Xin được ngắt lời bạn. Cái khó với bạn ở đây theo tôi hiểu có lẽ là làm sao tạo được cái mới, cái thật như ý tưởng của bạn. Cái khó thứ hai là biến ý tưởng đó thành thực tế và thành công với nó.
Trước hết, tôi chưa nói là mình thành công.
Còn cái mới đối với thị trường không hẳn là vấn đề. Mới mà nó không tốt thì không có ý nghĩa. Nó cũ những nó tốt thì vẫn ý nghĩa. Giá trị cốt lõi của chúng tôi là cung cấp thông tin thật tốt, thật trung thực.
Thị trường bất động sản hay bất cứ thị trường nào cũng có cửa ngõ để đi vào. Mỗi người chọn cho mình một cửa. Người chọn môi giới, người chọn làm chủ đầu tư, người chọn buôn bán, còn tôi chọn cửa thương mại điện tử, vì nó là thế mạnh của mình. Tôi có thể khai thác tốt thế mạnh đó để cung cấp những sản phẩm mà người khác ít khi có thể cung cấp được.
Mình còn mới, còn non trẻ nhưng tập trung vào thế mạnh của mình, tập trung cho giá trị cốt lõi mà mình hướng đến thì vẫn có cơ hội.
Còn biến từ ý tưởng thành hành động và thành công với nó, nói thật là việc thông tin về bất động sản bằng hình ảnh, định vị toàn cầu, bằng video chi tiết như vậy thì ai cũng có thể nghĩ ra. Đó là ý tưởng biến mình thành con mắt của khách hàng khi tiếp cận các bất động sản. Nhưng để ý tưởng đó thành các sản phẩm cụ thể thì lại là việc khác. Chỉ riêng xây dựng hàng chục nghìn bất động sản thành các clip cụ thể cũng đã là một chi phí khổng lồ. Vì vậy trước hết phải chọn lọc và xây dựng các sản phẩm một cách tốt nhất, chi phí thấp nhất để vượt qua các sản phẩm cùng loại khách đến với khách hàng đã.
Chúng tôi còn nhiều việc để làm, cần phải phát triển và mở rộng công ty hiện nay hơn nữa. Hiện nay mới chỉ là bước đầu và mình còn trẻ.
Trở lại với quyết định bỏ học đại học để theo đuổi kinh doanh, bạn có thể nói về hoài bão của mình khi lựa chọn con đường này không?
Khi đưa ra quyết định đó tôi mong muốn làm sao mình thật giàu có. Vì sau biến cố của gia đình, sau khi tự kiếm tiền những năm học cấp ba tôi sợ bản thân và gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống.
Nhưng đến bây giờ, tôi thấy mình có thêm mong muốn nữa. Ngoài việc làm giàu thì làm sao để trở thành một doanh nhân mẫu mực, không chỉ làm cho mình mà có những đóng góp gì đó cho xã hội, có một chỗ đứng mà mình tự hào.
Thực ra, khi mình đã thoát khỏi chuyện cơm áo gạo tiền hàng ngày, việc kiếm được ngần này, chừng kia, giàu hay là cực giàu thì không còn là vấn đề hay áp lực quá lớn, mà mình suy nghĩ đến những giá trị khác nữa. Đó là mình đến với xã hội như thế nào và tạo được gì.
Trên con đường đó, ngoài áp lực và mong muốn có lẽ phải có những yếu tố khác nữa…
Như người ta nói thì phải có kiến thức, phải có năng lực tài chính. Nhưng với tôi quan trọng hơn là phải đam mê. Đam mê, theo đuổi nó và tôi nhận thấy mình còn được thêm những giá trị khác. Nó cho mình kinh nghiệm, hiểu biết hơn.
Làm kinh doanh nó rèn dũa mình hàng ngày, phải luôn vận động để quản lý hệ thống, đồng bộ các yếu tố, luôn luôn phải cập nhật tình hình, xử lý các tình huống. Nó làm tôi nhớ đến thời điểm trước đây mình là vận động viên, phải luôn vận động để rèn luyện cơ bắp, phản ứng nhanh nhẹn và ý chí bền.
Nhưng kinh doanh thế nào đi nữa thì mình vẫn luôn là một thành viên trong gia đình. Chiều vợ, chiều con luôn là niềm vui lớn trong cuộc sống mà…
Nguyễn Tuấn Việt thuộc thế hệ 8x. Con đường kinh doanh của Việt bắt đầu từ hồi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cuối năm 1997, cậu học lớp 11, gia đình gặp biến cố. Bố là tài xế, gặp chuyện chẳng lành, gia đình sạt nghiệp. Việt phải tìm cách kiếm sống, phụ giúp gia đình.
Lúc đầu với cậu chỉ như một trò chơi, làm chữ bằng gỗ bán cho học sinh để làm đồ trang sức đeo cổ, móc đeo chìa khóa. Rồi thấy được và làm mạnh. Nhân công của cậu học trò này lúc đó có tới 10 người, hàng đổ khắp các quầy lưu niệm ở Hà Nội.
Vừa học, vừa làm, vừa là tán thủ của đội tuyển Hà Nội. Rồi nghiệp thể thao phải bỏ đề tập trung thi đại học. Việt đỗ Đại học Xây dựng khoa Kiến trúc. Vẫn vừa học vừa làm. Năm thứ hai đại học, cậu bắt đầu biết xuất khẩu, khi môi trường thương mại điện tử tại Việt Nam hé mở.
Năm thứ tư đại học, việc kinh doanh hút mọi đam mê, công sức và thời gian, cậu quyết định bỏ học dù chỉ còn một năm nữa để tốt nghiệp. Việt chuyển hẳn sang tự kinh doanh…
“Cà phê cuối tuần” kỳ này giới thiệu với bạn đọc câu chuyện của một doanh nhân trẻ bắt đầu sự nghiệp của mình như vậy. Như Việt nói, những gì cậu đã làm được chưa phải là thành công, nhưng đã có được nhiều giá trị cho bản thân. Việt tự hào khi là chủ trang web thông tin bất động sản đặc biệt nhất trên thị trường hiện nay.
“Học từ chính những người giàu có”
Nghe bạn kể, tôi thấy khá bất ngờ và thắc mắc vì sao lại bỏ học giữa chừng như vậy?
Tại thời điểm đó, ở quyết định đó, tôi bị ảnh hưởng nhiều từ sách vở về những bài học thành công của những người giàu, thành đạt trên thế giới. Họ có một lý thuyết khác với những người bình thường, rằng: những người dạy mình ở đại học không phải là những người giàu, vì vẫn phải nhận lương, cũng phải làm thêm, cũng phải đối mặt với khó khăn cuộc sống. Trong khi quan điểm của những người thành công đó cho rằng muốn giàu có thì cần phải học thêm từ chính những người giàu có.
Lúc đó tôi đã xác định là sẽ theo nghiệp kinh doanh, tự học thêm bằng cách tìm mua và đọc sách báo về bí quyết của những người thành công trong kinh doanh. Một thời gian ngắn sau đó, tôi thành lập công ty Vietgo.
Lập công ty là để có tư cách pháp nhân khi xuất khẩu một cách tập trung, chứ không manh mún như trước. Và bằng cách xuất những lô hàng nhỏ, tôi tìm cách đi thu gom hàng từ các nhà máy để xuất khẩu lớn, từ hoạt động sản xuất trước đó để kết nối với hoạt động thương mại. Các mặt hàng xuất khẩu dần được mở rộng, gỗ nguyên liệu, mây tre đan, gạo, cà phê, mùn cưa, gỗ dán, tăm tre…
Đến năm 2007, Vietgo nhận được giải thưởng quốc tế, giải thưởng dành cho công ty có số lượng giao dịch hàng đầu trên thế giới, do Alibaba - đầu mối xúc tiến xuất khẩu lớn trên thế giới trao tặng.
Đó là một giải thưởng nhiều ý nghĩa sau những nỗ lực tự thân?
Vâng. Giải thưởng này do họ tự thống kê. Nhưng nhiều giao dịch nhất không hẳn là có kim ngạch lớn, lợi nhuận tốt nhất. Với tôi, nó có ý nghĩa ở điểm khác.
Lúc đó mỗi tháng chỉ xuất khoảng 5 - 10 đơn hàng, trong khi chúng tôi có đến cả nghìn giao dịch. Chính vì thế mà tôi nhận thấy cơ hội giao thương rất lớn, nhu cầu đặt hàng lớn. Những giao dịch đó được thực hiện qua cổng Vietgo (vietgo.vn). Tôi nhận ra một điều là mình có thể chỉ nhận 2% qua mỗi giao dịch trong hàng nghìn cơ hội như vậy, nhưng cùng một lúc có thể thực hiện được nhiều giao dịch, hơn là 10 - 15% của 5 - 10 giao dịch mỗi tháng của mình trước đây.
Từ suy tính này tôi chuyển hướng Vietgo sang hoạt động xúc tiến xuất khẩu, kết nối các đầu mối mà mình tiếp cận được và hưởng 2% ở giá trị mỗi giao dịch thành công. Đến nay Vietgo vẫn đi theo con đường đó và xúc tiến xuất khẩu cho hơn 150 doanh nghiệp.
Như vậy, trong quá trình đó bạn đã tìm thấy cơ hội ở môi trường thương mại điện tử, nắm lấy những ưu thế của nó…
Qua thực tế tôi nhận thấy, khi tìm kiếm đơn hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay thông thường qua hai con đường là tham gia các hội chợ, triển lãm và qua thương mại điện tử. Chủ yếu vẫn là qua các hội chợ triển lãm, nhưng chi phí lại rất cao.
Ví dụ mỗi hội chợ họ phải bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng, tiếp cận được 50 đầu mối khách hàng, vị chi mỗi khách hàng chi phí cơ hội bình quân 20 triệu đồng, trong khi tỷ lệ thành công có thể chỉ 2, 5 khách. Nhưng khi thương mại điện tử phát triển, chi phí 1 tỷ đồng đó họ có thể tham gia 10 năm, 20 năm để tìm kiếm cơ hội giao thương. Thành ra tôi thấy tham gia các hội chợ triển lãm như chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn.
Chân thật là giá trị
Từ xúc tiến xuất khẩu qua thương mại điện tử, điều gì khiến bạn mở hướng sang lĩnh vực bất động sản?
Đến năm 2008, chúng tôi vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu. Nhưng rồi có ý tưởng kinh doanh mới. Nó xuất phát từ việc cá nhân tôi đi tìm thuê, mua bất động sản qua các tin tức giới thiệu, nhưng khi đến tận nơi thì nó không đúng sự thật, không như mong muốn nên rất mất thời gian và ức chế, thậm chí mất phí môi giới mà không được việc. Ngay như cái câu quen thuộc “ôtô đỗ cửa” cũng phải cảnh giác, thực tế đỗ được nhưng xe có vào được không. Từ đây tôi quyết định tham gia vào lĩnh vực thông tin bất động sản.
Tham gia lĩnh vực này bạn muốn đưa ra thị trường thông điệp gì?
Tư tưởng của tôi ngay từ lúc đó cho đến nay là làm sao minh bạch được thông tin thị trường bất động sản. Công ty thứ hai được thành lập, chủ sở hữu trang thông tin Wikinhadat (wikinhadat.com). Chúng tôi muốn lập một kênh thông tin giới thiệu các giao dịch bất động sản rõ ràng, cái gì phải rõ cái đấy, làm sao để chân thật như thực tế vốn có.
Chân thật nó có giá trị của nó, nhất là trong thông tin thị trường…
Vâng, đúng vậy. Chúng tôi quan niệm đó là giá trị cốt lõi mà thông tin mình đưa ra thị trường.
Từ một cậu học sinh sản xuất thủ công tự phát đến nhà xuất khẩu và thương mại, ở con đường đó Việt đã nhận thấy thương mại điện tử là một công cụ hữu ích trong kinh doanh. Công cụ này đã kết nối quá trình kinh doanh của bạn với cả hai lĩnh vực dường như chẳng liên quan là xuất khẩu và bất động sản…
Đúng rồi. Nó là một công cụ hữu ích kết nối và cụ thể hóa các ý tưởng kinh doanh của tôi.
Qua tìm hiểu được biết cổng thông tin xúc tiến xuất khẩu của Vietgo đã có những thành công và cũng từng bị hack. Sự cố này như thế nào?
Vâng, có chuyện đó. Giữa năm 2010 Vietgo bị hack. Họ tấn công để làm tê liệt mọi giao dịch chứ không phải để lấy dữ liệu.
Trong kinh doanh có nhiều quan hệ, giao dịch khác nhau. Việc bị tấn công cũng có nhiều khả năng. Có khi đó là một lựa chọn của một nhóm hackers nào đó tỷ thí, hoặc đôi khi là do đối thủ cạnh tranh, hoặc vì lý do nào đó mà mình khó kiểm soát.
Nếu “họ” là đối thủ cạnh tranh thì bạn nghĩ sao?
Nếu là đối thủ cạnh tranh thì đó là một phương pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thể hiện sự quẫn trí và kém. Vì làm như thế thì họ không còn cách nào khác để cạnh tranh với mình một cách chính thống nữa.
Trong lần bị tấn công đó, tôi tìm được một chuyên gia khôi phục lại được hệ thống và người này sau đó trở thành một cổ đông của Wikinhadat.
“Google, Yahoo, Facebook miễn phí đó thôi!”
Về Wikinhadat, nghe nói trước đây khi có ý tưởng lập trang thông tin bất động sản này, bạn đã đề xuất với một tổ chức đầu tư lớn nhưng sự hợp tác không thành…?
Đây là thông tin nội bộ và tôi không tiện đề cập.
Quá trình triển khai ý tưởng đó diễn ra như thế nào?
Tôi bắt tay vào xây dựng trang thông tin này từ năm 2008. Đây là trang tôi tự tin nói là rất đặc biệt trên thị trường hiện nay. Chúng tôi đã có dữ liệu của hơn 3.000 bất động sản. Nó không phải là một trang bất động sản thông thường.
Khi truy cập, khách hàng được xem các thông tin thật nhất và cụ thể nhất. Mỗi bất động sản đều có ít nhất 10 hình ảnh cụ thể ở các góc độ khác nhau, có định vị toàn cầu chi tiết, có video thuyết minh cụ thể từ vị trí, địa thế, môi trường xung quanh cho đến những chi tiết như bồn tắm... Mục đích mà chúng tôi muốn hướng đến là thông tin phải thật nhất, rõ nhất, và mình phải là con mắt của họ.
Hiện tất cả các đối tượng tiếp cận trang thông tin này đều miễn phí, cả người mua và người bán. Cứ có thông tin người cần bán, cần cho thuê gọi, một ê kíp lại đến trực tiếp để thu thập thông tin thực tế như vậy.
Miễn phí như vậy thì nguồn thu của các bạn lấy từ đâu?
Vấn đề nằm ở đó. Những người giao dịch thông qua Wikinhadat là theo cách mới. Như anh thấy đấy, các giao dịch hiện nay người ta đều không thích môi giới, vì người ta thường có ác cảm nó không thật, làm họ mất thời gian. Và ngay cả với chúng tôi, người cần bán nhà khi đến với Wikinhadat thì nghĩ rằng phải mất tiền để chúng tôi xử lý thông tin; rồi người mua cũng nghĩ là cũng phải mất tiền để có thể giao dịch… Nhưng chúng tôi quyết tâm sẽ làm miễn phí hoàn toàn và mãi mãi. Chúng tôi tự bỏ tiền ra quay phim, dựng phim, chụp ảnh… và đặt mục tiêu Wikinhadat sẽ có trên 20.000 thông tin bất động sản, dự án trên toàn quốc.
Nhưng miễn phí như vậy làm sao mình sống được?
Thực ra đây là một bí mật kinh doanh. Mọi người vẫn đang chat Yahoo miễn phí, đang dùng Google miễn phí, dùng Facebook miễn phí đó thôi, mà đó lại là những công ty hàng đầu thế giới. Tôi thấy có cách làm như vậy để trở thành công ty lớn.
Trong kinh doanh, khi mình đã tạo ra được một hệ sinh thái nào đó thì mình sẽ có nhiều nguồn thu, không nhất thiết là phải tận thu.
Và trước một “game” lớn…
Từ cậu học trò tự sản xuất hàng lưu niệm để bán, con đường kinh doanh của bạn đang rộng hơn. Quá trình này có nhiều khó khăn không?
Đây là một “game” lớn, cực lớn. Bất động sản là sân chơi của nhiều đại gia, của những người nhiều tiền, nó cực kỳ hấp dẫn. Có lẽ nhiều người thành công hiện nay đều muốn tham gia nó, hoặc đã qua nó. Các tổ chức cũng vậy. Thử để ý cũng dễ thấy là rất nhiều công ty hiện nay có xu hướng đính chữ “land” ở cuối tên gọi...
Thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều tiềm năng. Đất chật, người đông, cơ sở hạ tầng yếu nên yêu cầu phát triển rất lớn.
Xin được ngắt lời bạn. Cái khó với bạn ở đây theo tôi hiểu có lẽ là làm sao tạo được cái mới, cái thật như ý tưởng của bạn. Cái khó thứ hai là biến ý tưởng đó thành thực tế và thành công với nó.
Trước hết, tôi chưa nói là mình thành công.
Còn cái mới đối với thị trường không hẳn là vấn đề. Mới mà nó không tốt thì không có ý nghĩa. Nó cũ những nó tốt thì vẫn ý nghĩa. Giá trị cốt lõi của chúng tôi là cung cấp thông tin thật tốt, thật trung thực.
Thị trường bất động sản hay bất cứ thị trường nào cũng có cửa ngõ để đi vào. Mỗi người chọn cho mình một cửa. Người chọn môi giới, người chọn làm chủ đầu tư, người chọn buôn bán, còn tôi chọn cửa thương mại điện tử, vì nó là thế mạnh của mình. Tôi có thể khai thác tốt thế mạnh đó để cung cấp những sản phẩm mà người khác ít khi có thể cung cấp được.
Mình còn mới, còn non trẻ nhưng tập trung vào thế mạnh của mình, tập trung cho giá trị cốt lõi mà mình hướng đến thì vẫn có cơ hội.
Còn biến từ ý tưởng thành hành động và thành công với nó, nói thật là việc thông tin về bất động sản bằng hình ảnh, định vị toàn cầu, bằng video chi tiết như vậy thì ai cũng có thể nghĩ ra. Đó là ý tưởng biến mình thành con mắt của khách hàng khi tiếp cận các bất động sản. Nhưng để ý tưởng đó thành các sản phẩm cụ thể thì lại là việc khác. Chỉ riêng xây dựng hàng chục nghìn bất động sản thành các clip cụ thể cũng đã là một chi phí khổng lồ. Vì vậy trước hết phải chọn lọc và xây dựng các sản phẩm một cách tốt nhất, chi phí thấp nhất để vượt qua các sản phẩm cùng loại khách đến với khách hàng đã.
Chúng tôi còn nhiều việc để làm, cần phải phát triển và mở rộng công ty hiện nay hơn nữa. Hiện nay mới chỉ là bước đầu và mình còn trẻ.
Trở lại với quyết định bỏ học đại học để theo đuổi kinh doanh, bạn có thể nói về hoài bão của mình khi lựa chọn con đường này không?
Khi đưa ra quyết định đó tôi mong muốn làm sao mình thật giàu có. Vì sau biến cố của gia đình, sau khi tự kiếm tiền những năm học cấp ba tôi sợ bản thân và gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống.
Nhưng đến bây giờ, tôi thấy mình có thêm mong muốn nữa. Ngoài việc làm giàu thì làm sao để trở thành một doanh nhân mẫu mực, không chỉ làm cho mình mà có những đóng góp gì đó cho xã hội, có một chỗ đứng mà mình tự hào.
Thực ra, khi mình đã thoát khỏi chuyện cơm áo gạo tiền hàng ngày, việc kiếm được ngần này, chừng kia, giàu hay là cực giàu thì không còn là vấn đề hay áp lực quá lớn, mà mình suy nghĩ đến những giá trị khác nữa. Đó là mình đến với xã hội như thế nào và tạo được gì.
Trên con đường đó, ngoài áp lực và mong muốn có lẽ phải có những yếu tố khác nữa…
Như người ta nói thì phải có kiến thức, phải có năng lực tài chính. Nhưng với tôi quan trọng hơn là phải đam mê. Đam mê, theo đuổi nó và tôi nhận thấy mình còn được thêm những giá trị khác. Nó cho mình kinh nghiệm, hiểu biết hơn.
Làm kinh doanh nó rèn dũa mình hàng ngày, phải luôn vận động để quản lý hệ thống, đồng bộ các yếu tố, luôn luôn phải cập nhật tình hình, xử lý các tình huống. Nó làm tôi nhớ đến thời điểm trước đây mình là vận động viên, phải luôn vận động để rèn luyện cơ bắp, phản ứng nhanh nhẹn và ý chí bền.
Nhưng kinh doanh thế nào đi nữa thì mình vẫn luôn là một thành viên trong gia đình. Chiều vợ, chiều con luôn là niềm vui lớn trong cuộc sống mà…