“Cán bộ hải quan sách nhiễu có thể bị đuổi ra khỏi ngành”
Bà Đặng Thị Bình An, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẳng định như vậy tại hội nghị đối thoại doanh nghiệp - hải quan sáng 10/7
Bà Đặng Thị Bình An, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẳng định như vậy tại hội nghị đối thoại doanh nghiệp - hải quan sáng 10/7.
Theo bà An, đối với những cán bộ có hành vi sách nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp, Tổng cục có mức xử lý rất nghiêm khắc. Mức cao nhất là đuổi ra khỏi ngành.
“Chúng tôi đã có những chỉ đạo quyết liệt đưa ra những quy chế thực hiện về quy trình nghiệp vụ minh bạch nhất để doanh nghiệp giám sát việc làm của cán bộ công chức hải quan. Từ đó, nếu doanh nghiệp phát hiện có những cán bộ nào không thực hiện đúng thì có thể báo cáo với cơ quan hải quan để xử lý”, bà An nói.
Về vấn đề này, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cũng thừa nhận, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều cán bộ hải quan bàng quan với những khó khăn của doanh nghiệp, gây phiền hà sách nhiễu và tiêu cực.
Chính vì vậy, ông Hùng khẳng định, thời gian tới, toàn ngành hải quan sẽ tiếp tục thực hiện Quyết định số 517/TCHQ/QĐ/TCCB về áp dụng một số biện pháp để ngăn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu trong cán bộ, công chức hải quan.
“Chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị và các phương tiện truyền thông đại chúng tích cực hơn nữa trong việc phản ánh các hành vi tiêu cực của các bộ công chức hải quan để chúng tôi xử lý kịp thời”, ông Hùng nói.
Cũng theo bà An, có rất nhiều kênh để phản ánh những hành vi tiêu cực của cán bộ công chức hải quan như đường dây nóng, hộp thư hoặc doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp đến Tổng cục Hải quan, chi cục hải quan địa phương. Tất cả những địa điểm đó đều có bộ phận tiếp thu các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp.
Thời gian qua, Tổng cục và các chi cục hải quan địa phương đã định kỳ tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, thiết lập đường dây nóng từ cơ quan Tổng cục đến các chi cục để kịp thời tiếp nhận, giải quyết các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu.
Ngoài ra, theo bà An, từ Tổng cục cho đến các chi cục địa phương đều đã thành lập các tổ giải quyết vướng mắc, công khai số điện thoại, e-mail của lãnh đạo hải quan các cấp và công chức có tránh nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ kịp thời mọi khó khăn vướng mắc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Theo bà An, đối với những cán bộ có hành vi sách nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp, Tổng cục có mức xử lý rất nghiêm khắc. Mức cao nhất là đuổi ra khỏi ngành.
“Chúng tôi đã có những chỉ đạo quyết liệt đưa ra những quy chế thực hiện về quy trình nghiệp vụ minh bạch nhất để doanh nghiệp giám sát việc làm của cán bộ công chức hải quan. Từ đó, nếu doanh nghiệp phát hiện có những cán bộ nào không thực hiện đúng thì có thể báo cáo với cơ quan hải quan để xử lý”, bà An nói.
Về vấn đề này, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cũng thừa nhận, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều cán bộ hải quan bàng quan với những khó khăn của doanh nghiệp, gây phiền hà sách nhiễu và tiêu cực.
Chính vì vậy, ông Hùng khẳng định, thời gian tới, toàn ngành hải quan sẽ tiếp tục thực hiện Quyết định số 517/TCHQ/QĐ/TCCB về áp dụng một số biện pháp để ngăn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu trong cán bộ, công chức hải quan.
“Chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị và các phương tiện truyền thông đại chúng tích cực hơn nữa trong việc phản ánh các hành vi tiêu cực của các bộ công chức hải quan để chúng tôi xử lý kịp thời”, ông Hùng nói.
Cũng theo bà An, có rất nhiều kênh để phản ánh những hành vi tiêu cực của cán bộ công chức hải quan như đường dây nóng, hộp thư hoặc doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp đến Tổng cục Hải quan, chi cục hải quan địa phương. Tất cả những địa điểm đó đều có bộ phận tiếp thu các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp.
Thời gian qua, Tổng cục và các chi cục hải quan địa phương đã định kỳ tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, thiết lập đường dây nóng từ cơ quan Tổng cục đến các chi cục để kịp thời tiếp nhận, giải quyết các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu.
Ngoài ra, theo bà An, từ Tổng cục cho đến các chi cục địa phương đều đã thành lập các tổ giải quyết vướng mắc, công khai số điện thoại, e-mail của lãnh đạo hải quan các cấp và công chức có tránh nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ kịp thời mọi khó khăn vướng mắc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.