Câu hỏi “ám ảnh” về phát triển doanh nghiệp
“Sao chúng tôi làm ăn đàng hoàng nghiêm túc mà chưa giàu?”
“Sao chúng tôi làm ăn đàng hoàng nghiêm túc mà chưa giàu?”. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc thuật lại một câu hỏi làm ông bị ám ảnh, đến từ một doanh nhân tỉnh Hòa Bình, tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chiều 23/12, do lãnh đạo tỉnh tổ chức.
“Đó cũng là câu hỏi chung với nhiều doanh nghiệp của cả nước chứ không riêng Hoà Bình”, ông Lộc khái quát.
Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp của tỉnh Hòa Bình cho thấy một con số đáng chú ý.
Đó là số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của tỉnh này năm 2016 chỉ bằng 84,28% năm trước, với 297 doanh nghiệp và 55 chi nhánh, văn phòng đại diện. 53 dự án được cấp phép đầu tư.
Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới cũng chỉ bằng 89,06% cùng kỳ năm trước với 2.226 tỷ đồng. Khoảng 20% là con số về số doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
Nhìn vào những đánh giá tích cực trong thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ tại báo cáo, trong bối cảnh 2016 là năm đầu tiên số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước vượt 100 ngàn, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói số doanh nghiệp mới thấp đi của riêng Hoà Bình là một câu hỏi.
Với Hoà Bình, ông Lộc cho rằng vẫn có một “độ lệch” giữa báo cáo của tình và những điều ông được nghe cộng đồng doanh nghiệp phản ánh.
UBND tỉnh cho biết đã rút ngắn thời gian làm thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án (bằng 3/4 thời gian quy định tại Luật Đầu tư). Rồi thời gian giải quyết thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phê duyệt quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng đều được rút ngắn, tạo điều kiện
Nhưng, ông Lộc vẫn băn khoăn về một trường hợp mà ông vừa được nghe doanh nghiệp phản ánh trong buổi làm việc riêng với Hiệp hội Doanh nghiệp Hoà Bình trước đó ít phút.
Đó là thủ tục cho một dự án nông nghiệp công nghệ cao, qua hơn một năm “kính chuyển đi kính chuyển lại” với 74 công văn vẫn chưa thể đến hồi kết.
Trong câu chuyện bên lề hội nghị, một doanh nhân nói với một giám đốc sở rằng, Tết vừa rồi ông đã “cắt giảm” địa chỉ tặng quà cho nhân viên sở này. Và sang năm mới, khi ông đến thì thái độ của những người bị “cắt giảm” lạnh nhạt hẳn.
Nhiều doanh nhân khác đều công nhận hiện tượng này không phải là cá biệt.
Từ việc đánh giá thực hiện Nghị quyết 35, Chủ tịch VCCI cũng trao đổi rằng, có những điều chính quyền nói đã làm được nhưng doanh nghiệp lại chưa công nhận.
Vì thế, tại cuộc gặp mặt doanh nghiệp dự kiến sẽ tổ chức cuối tháng 3 tới đây, khi Thủ tướng nghe ý kiến cả từ hai phía bộ, ngành, chính quyền và doanh nghiệp, thì VCCI sẽ báo cáo về tiếng nói của doanh nghiệp.
Trong phát biểu kết thúc cuộc gặp mặt, ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình nhắc lại băn khoăn của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc về con số lùi của doanh nghiệp mới. Theo ông Quang thì không chỉ lãnh đạo sở ngành mà hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cũng cần suy nghĩ về thêm về con số này.
Chủ tịch Hoà Bình cũng cho biết, ngoài đối thoại định kỳ với cộng đồng doanh nghiệp ít nhất ba lần một năm, khi doanh nghiệp có vướng mắc thì sẽ làm việc cụ thể để xem mắc ở khâu nào, hành lang pháp lý hay thủ tục hành chính.
Về trường hợp Chủ tịch VCCI nêu như một điển hình là 74 văn bản qua lại mà doanh nghiệp vẫn chưa được việc, ông Quang nói sẽ xem lại xem có đúng nguyên nhân hoàn toàn do quy định của pháp luật, do thủ tục chậm trễ hay một phần do nhận thức của doanh nghiệp.
“Ví dụ có doanh nghiệp đầu tư vào dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao xin miễn quy hoạch xây dựng trong dự án này, thì việc đó không thuộc thẩm quyền của tỉnh”, ông Quang giải thích. Chủ tịch Hoà Bình cũng hứa sẽ đối thoại trực tiếp để xem doanh nghiệp vướng mắc cụ thể ở chỗ nào.
“Năm 2017, Hoà Bình sẽ có bước đổi mới hơn 2016, bằng hành động thực tế chứ không chỉ là lời nói, tỉnh cũng sẽ thành lập trung tâm hành chính công với hy vọng sẽ có sự cải cách mạnh mẽ hơn”, ông Quang nói.
“Đó cũng là câu hỏi chung với nhiều doanh nghiệp của cả nước chứ không riêng Hoà Bình”, ông Lộc khái quát.
Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp của tỉnh Hòa Bình cho thấy một con số đáng chú ý.
Đó là số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của tỉnh này năm 2016 chỉ bằng 84,28% năm trước, với 297 doanh nghiệp và 55 chi nhánh, văn phòng đại diện. 53 dự án được cấp phép đầu tư.
Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới cũng chỉ bằng 89,06% cùng kỳ năm trước với 2.226 tỷ đồng. Khoảng 20% là con số về số doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
Nhìn vào những đánh giá tích cực trong thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ tại báo cáo, trong bối cảnh 2016 là năm đầu tiên số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước vượt 100 ngàn, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói số doanh nghiệp mới thấp đi của riêng Hoà Bình là một câu hỏi.
Với Hoà Bình, ông Lộc cho rằng vẫn có một “độ lệch” giữa báo cáo của tình và những điều ông được nghe cộng đồng doanh nghiệp phản ánh.
UBND tỉnh cho biết đã rút ngắn thời gian làm thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án (bằng 3/4 thời gian quy định tại Luật Đầu tư). Rồi thời gian giải quyết thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phê duyệt quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng đều được rút ngắn, tạo điều kiện
Nhưng, ông Lộc vẫn băn khoăn về một trường hợp mà ông vừa được nghe doanh nghiệp phản ánh trong buổi làm việc riêng với Hiệp hội Doanh nghiệp Hoà Bình trước đó ít phút.
Đó là thủ tục cho một dự án nông nghiệp công nghệ cao, qua hơn một năm “kính chuyển đi kính chuyển lại” với 74 công văn vẫn chưa thể đến hồi kết.
Trong câu chuyện bên lề hội nghị, một doanh nhân nói với một giám đốc sở rằng, Tết vừa rồi ông đã “cắt giảm” địa chỉ tặng quà cho nhân viên sở này. Và sang năm mới, khi ông đến thì thái độ của những người bị “cắt giảm” lạnh nhạt hẳn.
Nhiều doanh nhân khác đều công nhận hiện tượng này không phải là cá biệt.
Từ việc đánh giá thực hiện Nghị quyết 35, Chủ tịch VCCI cũng trao đổi rằng, có những điều chính quyền nói đã làm được nhưng doanh nghiệp lại chưa công nhận.
Vì thế, tại cuộc gặp mặt doanh nghiệp dự kiến sẽ tổ chức cuối tháng 3 tới đây, khi Thủ tướng nghe ý kiến cả từ hai phía bộ, ngành, chính quyền và doanh nghiệp, thì VCCI sẽ báo cáo về tiếng nói của doanh nghiệp.
Trong phát biểu kết thúc cuộc gặp mặt, ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình nhắc lại băn khoăn của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc về con số lùi của doanh nghiệp mới. Theo ông Quang thì không chỉ lãnh đạo sở ngành mà hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cũng cần suy nghĩ về thêm về con số này.
Chủ tịch Hoà Bình cũng cho biết, ngoài đối thoại định kỳ với cộng đồng doanh nghiệp ít nhất ba lần một năm, khi doanh nghiệp có vướng mắc thì sẽ làm việc cụ thể để xem mắc ở khâu nào, hành lang pháp lý hay thủ tục hành chính.
Về trường hợp Chủ tịch VCCI nêu như một điển hình là 74 văn bản qua lại mà doanh nghiệp vẫn chưa được việc, ông Quang nói sẽ xem lại xem có đúng nguyên nhân hoàn toàn do quy định của pháp luật, do thủ tục chậm trễ hay một phần do nhận thức của doanh nghiệp.
“Ví dụ có doanh nghiệp đầu tư vào dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao xin miễn quy hoạch xây dựng trong dự án này, thì việc đó không thuộc thẩm quyền của tỉnh”, ông Quang giải thích. Chủ tịch Hoà Bình cũng hứa sẽ đối thoại trực tiếp để xem doanh nghiệp vướng mắc cụ thể ở chỗ nào.
“Năm 2017, Hoà Bình sẽ có bước đổi mới hơn 2016, bằng hành động thực tế chứ không chỉ là lời nói, tỉnh cũng sẽ thành lập trung tâm hành chính công với hy vọng sẽ có sự cải cách mạnh mẽ hơn”, ông Quang nói.