Chiến đấu cơ Nga khiến máy bay châu Âu “khiếp vía”
Các nước châu Âu khó có thể làm được nhiều việc để chấm dứt sự phiền toái của máy bay chiến đấu Nga
Hai máy bay ném bom của Nga, bay trong tình trạng bộ phát tín hiệu được tắt nhằm tránh bị phát hiện, đã tiến sát bờ biển Ireland đến nỗi, cơ quan kiểm soát không lưu của nước này phải hoãn cho phép cất cánh một máy bay chở khách và yêu cầu một máy bay khác chuyển hướng bay để tránh nguy cơ va chạm.
Theo hãng tin Bloomberg, vụ việc trên xảy ra từ hôm 18/2 và mới được nhà chức trách Ireland công bố vào tuần trước. Đây là vụ mới nhất trong một chuỗi những vụ việc đáng lo ngại liên quan tới việc máy bay chiến đấu của Nga bay trên bầu trời của châu Âu.
Tháng 12 năm ngoái, một máy bay tình báo quân sự Nga thiếu chút nữa thì va chạm với một máy bay chở khách của hãng SAS Airlines trên bầu trời phía Nam Thụy Điển.
Hồi đầu năm, một máy bay Nga bay sát một máy bay SAS khác vừa cất cánh từ Copenhagen. Nga phủ nhận việc máy bay chiến đấu của nước này bay gần tới mức nguy hiểm các máy bay khác.
Theo số liệu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong vòng 1 năm trở lại đây, máy bay quân sự của Nga đã thăm dò không phận của các nước châu Âu hơn 100 lần, trong đó có nhiều lần xâm phạm giới hạn không phận của các nước này. Trong hầu hết các cuộc thăm dò này, chiến đấu cơ của Nga đều tắt bộ phát tín hiệu để không bị phát hiện.
Tại một cuộc họp báo vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói, hoạt động như vậy của máy bay chiến đấu Nga đặt ra rủi ro đối với hoạt động hàng không dân sự.
Vậy làm thế nào để máy bay chiến đấu của Nga bật bộ phát tín hiệu khi bay trước khi thảm họa có thể ập đến? Một cơ quan an toàn hàng không của Liên minh châu Âu (EU) đã được yêu cầu hoàn tất một báo cáo trước cuối tháng này về cách thức giải quyết vấn đề. Phần Lan, một trong những quốc gia bị chiến đấu cơ của Nga “quấy nhiễu” nhiều nhất, đã đề nghị Tổ chức Hàng không dân sự Quốc tế thuộc Liên hiệp quốc (ICAO) xem xét vấn đề.
Các nước châu Âu khó có thể làm được nhiều việc để chấm dứt sự phiền toái của máy bay chiến đấu Nga. Công ước Hàng không dân sự quốc tế, văn kiện đặt ra những nguyên tắc nền tảng cho hoạt động hàng không toàn cầu, không bao hàm hoạt động của thiết bị trên máy bay quân sự. Ngoài ra, máy bay quân sự Nga cũng không bị ràng buộc bởi các quy định của EU.
Hoạt động của chiến đấu cơ Nga đang phá vỡ một thỏa thuận bất thành văn có từ sau chiến tranh lạnh mà theo đó, máy bay quân sự phải được bật bộ phát tín hiệu khi bay gần các hành lang hàng không dân sự. Ngay cả trong không phận quốc tế, không lực của NATO và các nước phương Tây ngoài khối này cũng phải bật bộ phát tín hiệu, trừ phi đang chiến đấu hoặc làm nhiệm vụ tình báo.
“Bay giữa ban ngày và tắt bộ phát tín hiệu là một hành động gây hấn có chủ ý”, nhà phân tích quân sự Justin Bronk thuộc Royal United Services Institute ở London nhận xét.
Cho dù không bật bộ phát tín hiệu, máy bay chiến đấu của Nga vẫn có thể bị phát hiện trên màn hình radar. Tín hiệu radar thường cung cấp ít thông tin chi tiết hơn so với bộ phát tín hiệu của máy bay, nên không khó để nhận diện một số máy bay của Nga.
Tình hình ở biển Baltic xem ra đáng ngại hơn cả. Máy bay chiến đấu cất cánh từ một căn cứ ở Kalaningrad của Nga có thể tới không phận của Thụy Điển hay các nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia chỉ trong vòng có vài phút đồng hồ, khiến kiểm soát không lưu của các nước này không có đủ thời gian này để phản ứng.
Ngoài hai vụ gây hoảng hốt cho máy bay của SAS Airlines, một máy bay chiến đấu của Nga còn bay cách vỏn vẹn 10 mét một máy bay giám sát của Thụy Điển vào mùa hè năm ngoái. Cũng trong mùa hè năm 2014, một máy bay giám sát của Mỹ đang hoạt động gần khu vực Kalaningrad của Nga phải tháo chạy về không phận Thụy Điển sau khi bị vài chiến đấu cơ của Nga sáp lại gần.
Theo hãng tin Bloomberg, vụ việc trên xảy ra từ hôm 18/2 và mới được nhà chức trách Ireland công bố vào tuần trước. Đây là vụ mới nhất trong một chuỗi những vụ việc đáng lo ngại liên quan tới việc máy bay chiến đấu của Nga bay trên bầu trời của châu Âu.
Tháng 12 năm ngoái, một máy bay tình báo quân sự Nga thiếu chút nữa thì va chạm với một máy bay chở khách của hãng SAS Airlines trên bầu trời phía Nam Thụy Điển.
Hồi đầu năm, một máy bay Nga bay sát một máy bay SAS khác vừa cất cánh từ Copenhagen. Nga phủ nhận việc máy bay chiến đấu của nước này bay gần tới mức nguy hiểm các máy bay khác.
Theo số liệu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong vòng 1 năm trở lại đây, máy bay quân sự của Nga đã thăm dò không phận của các nước châu Âu hơn 100 lần, trong đó có nhiều lần xâm phạm giới hạn không phận của các nước này. Trong hầu hết các cuộc thăm dò này, chiến đấu cơ của Nga đều tắt bộ phát tín hiệu để không bị phát hiện.
Tại một cuộc họp báo vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói, hoạt động như vậy của máy bay chiến đấu Nga đặt ra rủi ro đối với hoạt động hàng không dân sự.
Vậy làm thế nào để máy bay chiến đấu của Nga bật bộ phát tín hiệu khi bay trước khi thảm họa có thể ập đến? Một cơ quan an toàn hàng không của Liên minh châu Âu (EU) đã được yêu cầu hoàn tất một báo cáo trước cuối tháng này về cách thức giải quyết vấn đề. Phần Lan, một trong những quốc gia bị chiến đấu cơ của Nga “quấy nhiễu” nhiều nhất, đã đề nghị Tổ chức Hàng không dân sự Quốc tế thuộc Liên hiệp quốc (ICAO) xem xét vấn đề.
Các nước châu Âu khó có thể làm được nhiều việc để chấm dứt sự phiền toái của máy bay chiến đấu Nga. Công ước Hàng không dân sự quốc tế, văn kiện đặt ra những nguyên tắc nền tảng cho hoạt động hàng không toàn cầu, không bao hàm hoạt động của thiết bị trên máy bay quân sự. Ngoài ra, máy bay quân sự Nga cũng không bị ràng buộc bởi các quy định của EU.
Hoạt động của chiến đấu cơ Nga đang phá vỡ một thỏa thuận bất thành văn có từ sau chiến tranh lạnh mà theo đó, máy bay quân sự phải được bật bộ phát tín hiệu khi bay gần các hành lang hàng không dân sự. Ngay cả trong không phận quốc tế, không lực của NATO và các nước phương Tây ngoài khối này cũng phải bật bộ phát tín hiệu, trừ phi đang chiến đấu hoặc làm nhiệm vụ tình báo.
“Bay giữa ban ngày và tắt bộ phát tín hiệu là một hành động gây hấn có chủ ý”, nhà phân tích quân sự Justin Bronk thuộc Royal United Services Institute ở London nhận xét.
Cho dù không bật bộ phát tín hiệu, máy bay chiến đấu của Nga vẫn có thể bị phát hiện trên màn hình radar. Tín hiệu radar thường cung cấp ít thông tin chi tiết hơn so với bộ phát tín hiệu của máy bay, nên không khó để nhận diện một số máy bay của Nga.
Tình hình ở biển Baltic xem ra đáng ngại hơn cả. Máy bay chiến đấu cất cánh từ một căn cứ ở Kalaningrad của Nga có thể tới không phận của Thụy Điển hay các nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia chỉ trong vòng có vài phút đồng hồ, khiến kiểm soát không lưu của các nước này không có đủ thời gian này để phản ứng.
Ngoài hai vụ gây hoảng hốt cho máy bay của SAS Airlines, một máy bay chiến đấu của Nga còn bay cách vỏn vẹn 10 mét một máy bay giám sát của Thụy Điển vào mùa hè năm ngoái. Cũng trong mùa hè năm 2014, một máy bay giám sát của Mỹ đang hoạt động gần khu vực Kalaningrad của Nga phải tháo chạy về không phận Thụy Điển sau khi bị vài chiến đấu cơ của Nga sáp lại gần.