Có thể bị áp giá điện riêng, Hiệp hội Thép kêu khổ
Cục Điều tiết điện lực dự kiến sẽ trình Chính phủ áp dụng cơ chế giá điện riêng, theo hướng tăng lên cho ngành thép
Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) dự kiến sẽ trình Chính phủ áp dụng cơ chế giá điện riêng, theo hướng tăng lên cho ngành thép, trong trường hợp cần phải điều tiết giá mặt hàng này.
Tuy nhiên, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, đây việc làm thiếu công bằng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép.
Theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước công bố cuối năm 2011, trong năm 2010, chỉ tính riêng sản lượng điện tiêu thụ của hai ngành sản xuất thép và xi măng lên tới gần 9,5 tỷ kWh, chiếm 11,06% tổng số lượng điện thương phẩm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Giá bán bình quân cho các hộ sản xuất sắt, thép và xi măng năm 2010 chỉ là 914 đồng/kWh, thấp hơn giá thành điện bình quân là 1.183 đồng/kWh.
Nếu tính chênh lệch giữa giá bán bình quân cho các hộ sản xuất thép và xi măng so với giá thành sản xuất điện thì ngành điện đã phải bù lỗ tới 2.547 tỷ đồng. Cuối năm 2011, EVN đã được phép điều chỉnh giá bán điện bình quân thêm 5%, lên mức 1.304 đồng/kWh, trong đó giá bán cho sản xuất đã chiếm đến 95% của giá bán điện trung bình. Còn giá bán điện sinh hoạt khoảng 1.400 đồng/KWh. Như vậy, giá điện sinh hoạt vẫn cao hơn giá điện sản xuất.
Lý giải điều này, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đặng Huy Cường cho biết, giá điện sinh hoạt cao hơn giá điện sản xuất vì chúng ta không khuyến khích người dân sử dụng quá nhiều điện. Như vậy có nghĩa điện sinh hoạt đang phải bù lỗ cho điện sản xuất.
Theo ông Cường, trong thời gian tới, nếu cần thiết Cục Điều tiết điện lực sẽ trình Chính phủ cơ chế giá điện riêng theo hướng tăng lên cho các doanh nghiệp sắt thép, xi măng. Tuy nhiên, đây là những ngành quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế đất nước nên phải có sự xem xét nhất định để không ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng và ngân sách nhà nước.
Không đồng tình với quan điểm trên, Phó chủ tịch VSA Nguyễn Tiến Nghi cho rằng, nói như vậy là không khách quan và thiếu công bằng cho ngành thép. VSA vẫn ủng hộ việc đưa giá điện vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, nếu áp dụng cơ chế giá điện riêng cho ngành thép theo hướng tăng lên thì cũng phải áp dụng cho tất cả các ngành khác. Thép là ngành kinh tế quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực xây dựng, đầu tư, bất động sản. Do đó, nếu tăng giá riêng cho thép trong bối cảnh hiện nay thì thị trường khó mà chấp nhận được.
Theo báo cáo VSA gửi đến Thủ tướng Chính phủ, giá điện trong cơ cấu giá thành sản phẩm thép chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, giá điện trong cấu thành giá sản phẩm thép cán xây dựng chỉ chiếm 0,7-0,8%; ống thép hàn là 0,62 - 0,89%; thép mạ kim loại và sơn phủ màu là 0,65 - 0,95%; thép cán nguội là 0,91-1,3%. Trong ngành thép, sản xuất phôi thép tiêu hao năng lượng lớn nhất, khoảng 5 - 6% (450 - 600 kWh/tấn, tùy vào loại công nghệ), còn các sản phẩm khác tiêu hao chỉ từ 100 - 200 kWh/tấn.
Về ý kiến cho rằng việc giá điện rẻ của Việt Nam đã hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sắt thép, ông Nghi khẳng định, các nhà đầu tư nước ngoài tính đến lâu dài chứ không phải “ăn xổi”. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp và nhu cầu sử dụng thép đến lúc đó chắc chắn sẽ nhiều hơn, theo tính toán, tối thiểu là 300 kg/người (hiện nay mới có 120-130 kg/người). Trong khi, từ nay đến lúc đó, giá điện cũng sẽ tăng chứ không thể giữ mãi như hiện nay được.
Trong thời gian qua, mới chỉ có duy nhất một dự án thép đầu tư nước ngoài dùng đến điện của EVN là Posco Việt Nam (sản xuất thép cán nguội) ở Bà Rịa - Vũng Tàu, công suất 1,2 triệu tấn/năm. Còn lại các dự án khác chưa hề dùng đến điện như dự án thép Formosa (Đài Loan) ở Vũng áng (Hà Tĩnh) hiện đang trong quá trình san lấp mặt bằng; dự án nhà máy thép Guang Lian (Trung Quốc) ở Dung Quất (Quảng Ngãi) tính đến thời điểm này đã thay đến 4 chủ đầu tư mà vẫn chưa khởi động được; dự án thép không gỉ của Đài Loan cũng đã phải thu hồi giấy phép bởi không thực hiện được; dự án thép của Tata (Ấn Độ) liên doanh với Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) cũng vẫn chưa nhận được giấy phép đầu tư; dự án thép Lion Group (Malaysia) liên doanh với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã bị rút giấy phép.
Như vậy, theo VSA, không thể nói nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ chính sách giá điện rẻ của Việt Nam. Thế nên, điện của EVN chủ yếu vẫn là doanh nghiệp trong nước sử dụng.
Đối với việc hạn chế xuất khẩu thép, ông Nghi nhấn mạnh, nếu cấm không cho xuất khẩu thép nữa thì thực sự đã đẩy ngành thép vào tình thế khó khăn. Mặc dù, trong năm 2011, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 2 triệu tấn thép các loại, đạt giá trị kim ngạch 1,8 tỷ USD, nhưng nếu so sánh với một số ngành xuất khẩu khác thì “chưa thấm vào đâu”. Do đó, để tránh tổn hao điện năng mà cấm xuất khẩu thép là không khả thi.
Chính vì vậy, theo VSA, trong thời gian tới, có áp dụng cơ chế giá điện riêng cho ngành thép hay không cần phải tính tới lợi ích chung của doanh nghiệp và cộng đồng, chứ không chỉ của riêng ngành thép hay của ngành điện.
Tuy nhiên, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, đây việc làm thiếu công bằng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép.
Theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước công bố cuối năm 2011, trong năm 2010, chỉ tính riêng sản lượng điện tiêu thụ của hai ngành sản xuất thép và xi măng lên tới gần 9,5 tỷ kWh, chiếm 11,06% tổng số lượng điện thương phẩm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Giá bán bình quân cho các hộ sản xuất sắt, thép và xi măng năm 2010 chỉ là 914 đồng/kWh, thấp hơn giá thành điện bình quân là 1.183 đồng/kWh.
Nếu tính chênh lệch giữa giá bán bình quân cho các hộ sản xuất thép và xi măng so với giá thành sản xuất điện thì ngành điện đã phải bù lỗ tới 2.547 tỷ đồng. Cuối năm 2011, EVN đã được phép điều chỉnh giá bán điện bình quân thêm 5%, lên mức 1.304 đồng/kWh, trong đó giá bán cho sản xuất đã chiếm đến 95% của giá bán điện trung bình. Còn giá bán điện sinh hoạt khoảng 1.400 đồng/KWh. Như vậy, giá điện sinh hoạt vẫn cao hơn giá điện sản xuất.
Lý giải điều này, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đặng Huy Cường cho biết, giá điện sinh hoạt cao hơn giá điện sản xuất vì chúng ta không khuyến khích người dân sử dụng quá nhiều điện. Như vậy có nghĩa điện sinh hoạt đang phải bù lỗ cho điện sản xuất.
Theo ông Cường, trong thời gian tới, nếu cần thiết Cục Điều tiết điện lực sẽ trình Chính phủ cơ chế giá điện riêng theo hướng tăng lên cho các doanh nghiệp sắt thép, xi măng. Tuy nhiên, đây là những ngành quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế đất nước nên phải có sự xem xét nhất định để không ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng và ngân sách nhà nước.
Không đồng tình với quan điểm trên, Phó chủ tịch VSA Nguyễn Tiến Nghi cho rằng, nói như vậy là không khách quan và thiếu công bằng cho ngành thép. VSA vẫn ủng hộ việc đưa giá điện vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, nếu áp dụng cơ chế giá điện riêng cho ngành thép theo hướng tăng lên thì cũng phải áp dụng cho tất cả các ngành khác. Thép là ngành kinh tế quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực xây dựng, đầu tư, bất động sản. Do đó, nếu tăng giá riêng cho thép trong bối cảnh hiện nay thì thị trường khó mà chấp nhận được.
Theo báo cáo VSA gửi đến Thủ tướng Chính phủ, giá điện trong cơ cấu giá thành sản phẩm thép chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, giá điện trong cấu thành giá sản phẩm thép cán xây dựng chỉ chiếm 0,7-0,8%; ống thép hàn là 0,62 - 0,89%; thép mạ kim loại và sơn phủ màu là 0,65 - 0,95%; thép cán nguội là 0,91-1,3%. Trong ngành thép, sản xuất phôi thép tiêu hao năng lượng lớn nhất, khoảng 5 - 6% (450 - 600 kWh/tấn, tùy vào loại công nghệ), còn các sản phẩm khác tiêu hao chỉ từ 100 - 200 kWh/tấn.
Về ý kiến cho rằng việc giá điện rẻ của Việt Nam đã hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sắt thép, ông Nghi khẳng định, các nhà đầu tư nước ngoài tính đến lâu dài chứ không phải “ăn xổi”. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp và nhu cầu sử dụng thép đến lúc đó chắc chắn sẽ nhiều hơn, theo tính toán, tối thiểu là 300 kg/người (hiện nay mới có 120-130 kg/người). Trong khi, từ nay đến lúc đó, giá điện cũng sẽ tăng chứ không thể giữ mãi như hiện nay được.
Trong thời gian qua, mới chỉ có duy nhất một dự án thép đầu tư nước ngoài dùng đến điện của EVN là Posco Việt Nam (sản xuất thép cán nguội) ở Bà Rịa - Vũng Tàu, công suất 1,2 triệu tấn/năm. Còn lại các dự án khác chưa hề dùng đến điện như dự án thép Formosa (Đài Loan) ở Vũng áng (Hà Tĩnh) hiện đang trong quá trình san lấp mặt bằng; dự án nhà máy thép Guang Lian (Trung Quốc) ở Dung Quất (Quảng Ngãi) tính đến thời điểm này đã thay đến 4 chủ đầu tư mà vẫn chưa khởi động được; dự án thép không gỉ của Đài Loan cũng đã phải thu hồi giấy phép bởi không thực hiện được; dự án thép của Tata (Ấn Độ) liên doanh với Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) cũng vẫn chưa nhận được giấy phép đầu tư; dự án thép Lion Group (Malaysia) liên doanh với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã bị rút giấy phép.
Như vậy, theo VSA, không thể nói nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ chính sách giá điện rẻ của Việt Nam. Thế nên, điện của EVN chủ yếu vẫn là doanh nghiệp trong nước sử dụng.
Đối với việc hạn chế xuất khẩu thép, ông Nghi nhấn mạnh, nếu cấm không cho xuất khẩu thép nữa thì thực sự đã đẩy ngành thép vào tình thế khó khăn. Mặc dù, trong năm 2011, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 2 triệu tấn thép các loại, đạt giá trị kim ngạch 1,8 tỷ USD, nhưng nếu so sánh với một số ngành xuất khẩu khác thì “chưa thấm vào đâu”. Do đó, để tránh tổn hao điện năng mà cấm xuất khẩu thép là không khả thi.
Chính vì vậy, theo VSA, trong thời gian tới, có áp dụng cơ chế giá điện riêng cho ngành thép hay không cần phải tính tới lợi ích chung của doanh nghiệp và cộng đồng, chứ không chỉ của riêng ngành thép hay của ngành điện.