Công nghệ bảo hiểm đang diễn ra như thế nào?
Ngành bảo hiểm xuất hiện khái niệm mới: công nghệ bảo hiểm (Insurtech) nhờ bàn tay thần kỳ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0
Ngành bảo hiểm xuất hiện khái niệm mới: công nghệ bảo hiểm (Insurtech) nhờ bàn tay thần kỳ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Tống Thùy Linh, 30 tuổi, nhân viên môi giới bất động sản gõ vào công cụ tìm kiếm: "bảo hiểm ung thư". Cô nhấp vào ePrudential, trang thương mại điện tử của công ty bảo hiểm uy tín tại Việt Nam. Sau khi cô trò chuyện với PRUbot, một chatbot ứng dụng trí tuệ nhân tạo hoạt động 24/7 trên Facebook Messenger của Prudential Việt Nam, Linh được yêu cầu trả lời trực tuyến một câu hỏi thẩm định duy nhất để hoàn tất việc tham gia sản phẩm bảo hiểm bệnh ung thư PRU-iProtect.
Sự thay đổi về nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng đặt ngành bảo hiểm nhân thọ trước yêu cầu phải mang lại giải pháp bảo hiểm hiệu quả và thông minh hơn.
Tại Việt Nam, đất nước có hơn 2/3 dân số trẻ dưới 35 tuổi như Linh, việc mua bảo hiểm, vốn là sản phẩm phức tạp, đang ngày càng trở nên đơn giản và nhanh chóng. Nhờ công nghệ 4.0, khách hàng không cần tốn nhiều thời gian cũng có thể gặp đại lý tư vấn hay có cho mình bản thảo hợp đồng phù hợp nhu cầu. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang lan rộng và các doanh nghiệp bảo hiểm không thể đứng ngoài làn sóng này.
"Prudential đã và đang áp dụng sáng kiến đổi mới giúp chúng tôi chủ động gia tăng kết nối với khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt trao cho họ sự chủ động nhiều hơn khi tham gia bảo hiểm. Khai thác tiềm năng, hoá giải thách thức mà Big Data mang lại cũng không nằm ngoài định hướng đó", ông Clive Darren Baker - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam, chia sẻ.
Làn sóng công nghệ 4.0 khiến khán phòng Hội nghị Định phí Việt Nam 2018 tại Tp.HCM được lấp kín hơn 200 chỗ ngồi, so với con số khiêm tốn 15 trong hội nghị lần đầu tiên cách đây hơn chục năm. Gần 20 công ty bảo hiểm tại Việt Nam cùng thảo luận về một xu hướng đang nổi lên trong ngành: cách dữ liệu lớn (big data) đang thay đổi ngành này như thế nào?
Thông qua phân tích các dữ liệu lớn về nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, hệ sinh thái xã hội, dữ liệu y tế và sinh trắc học… tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ các sáng kiến dọc theo ngành bảo hiểm từ tiếp thị đến phân phối (phân chia và tiếp cận đúng nhóm khách hàng), quản lý rủi ro, tạo ra sản phẩm, định giá, dịch vụ khách hàng đến văn phòng.
"Dữ liệu lớn có thể bắt được cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng.", bà Rachel Wang chia sẻ, xu hướng sắp tới là các công ty bảo hiểm đưa ra các sản phẩm riêng cho từng khách hàng dựa trên dữ liệu của họ.
Bigdata đang dần phá vỡ các rào cản cũ dẫn các công ty bảo hiểm bước vào thời đại mới. Chatbot là một ví dụ điển hình. Nó thay thế dần các nhân viên tư vấn bảo hiểm trong việc thu thập dữ liệu và giao tiếp với khách hàng thông qua giọng nói, với các ngôn ngữ khác nhau và thậm chí nhận dạng được cảm xúc của khách hàng.
Liem Phan, trưởng bộ phận Định giá khu vực Đông Nam Á của công ty Swiss Rechia sẻ, am hiểu dữ liệu lớn mở ra cho các chuyên viên định phí cơ hội nghề nghiệp lớn hơn: "Chúng tôi phân tích, đánh giá dữ liệu thu thập bằng cách áp dụng các mô hình toán học trong tài chính và bảo hiểm để phát triển và định giá một sản phẩm bảo hiểm".
"Chúng ta đang ở thời điểm có tính chất bước ngoặt," ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục quản lý Giám sát Bảo hiểm, Bộ Tài chính, phát biểu tại Hội nghị Định phí Việt Nam 2018. Theo ông, Việt Nam vẫn còn nhiều dữ liệu vẫn chưa được khai thác liên quan đến tình trạng sức khỏe, dân số, tài sản, đầu tư, thẻ tín dụng… Bằng việc khai thác hiệu quả dữ liệu lớn, các nhà bảo hiểm có thể thấu hiểu khách hàng hơn, đưa ra các dự đoán giảm thiểu rủi ro, đồng thời hạn chế các vấn đề gian lận, trục lợi bảo hiểm.
Ông Clive Baker nhận xét, vai trò của Bigdata đang mở ra những cơ hội cho những công ty dẫn đầu sự thay đổi như Prudential nhằm nắm bắt nhu cầu tiêu dùng mới của khách hàng.
Tại Prudential Việt Nam, ban lãnh đạo vạch ra rất cụ thể các khâu mà họ có thể áp dụng 4.0 dọc theo chu trình trải nghiệm bảo hiểm của khách hàng, thường bắt đầu từ giai đoạn tìm hiểu - thu hút - tiếp xúc - mua hàng (giao kết Hợp đồng bảo hiểm) - trải nghiệm dịch vụ và giải quyết các quyền lợi hoặc đáo hạn hợp đồng.
Cụ thể, sau khi tìm kiếm thông tin về công ty trên trang web chính thức của Prudential hoặc trên các công cụ tìm kiếm, người dùng sẽ được dẫn vào Life Companion - blog chính thức của Prudential Việt Nam - nơi họ được cập nhật các kiến thức bảo hiểm và kinh nghiệm đời sống hữu ích.
Tiếp đến, chatbot tư vấn bảo hiểm PRUbot và công cụ Matchbook giúp khách hàng chủ động hơn trong đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn tài chính. Trong giai đoạn tiếp xúc và mua hàng, khách hàng thao tác đơn giản bốn bước và thanh toán bằng các hình thức thanh toán trực tuyến trên trang thương mại điện tử ePrudential nhờ sự hậu thuẫn của công nghệ 4.0.
"Cuối cùng, bảo hiểm và internet có thể sáp nhập lại với nhau nhưng hoàn toàn không thay thế nhau" Rachel Wang nhận xét. Điều này nảy sinh một khái niệm mới trong ngành bảo hiểm Việt Nam: Insurtech (công ty công nghệ bảo hiểm).