Đã thanh tra tất cả bệnh viện tư có phẫu thuật thẩm mỹ
Chiều 1/4, Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn trực tiếp tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Bộ Y tế đã tiến hành thanh, kiểm tra tất cả các bệnh viện tư nhân chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng kết quả thanh tra thế nào?
Gửi dự thảo một số nội dung trả lời chất vấn đến Ủy ban Ban Thường vụ Quốc hội để phục vụ phiên chất vấn trực tiếp chiều 1/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cung cấp khá nhiều thông tin đáng chú ý trong việc quản các cơ sở hành nghề y tế tư nhân.
Cụ thể, 10 năm qua số bệnh viện tư nhân tăng hơn gấp 4 lần, từ 40 bệnh viện năm 2004 lên 170 bệnh viện năm 2014. Ngoài ra, cả nước hiện có hơn 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế, 30 phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài, 29 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có người nước ngoài tham gia khám bệnh, chữa bệnh. Tỷ lệ giường bệnh của bệnh viện tư nhân chiếm 4,2%.
Khu vực y tế tư nhân có 249.852 người đang hành nghề trên toàn quốc, trong đó bác sỹ là 64.422 người. Năm 2013, các bệnh viện tư nhân đã cấp cứu, khám, chữa bệnh cho khoảng 7,7 triệu lượt bệnh nhân, phẫu thuật cho khoảng 256.000 người bệnh.
"Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện đúng phạm vi hoạt động chuyên môn của Bộ Y tế, sở y tế ban hành", Bộ trưởng nhận định.
Tuy nhiên, theo báo cáo, một số cơ sở khám chữa bệnh hành nghề vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, như lạm dụng cận lâm sàng (xét nghiệm, X quang...) nhằm thu lợi nhuận cao.
Hay, một số chủ đầu tư các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân quá coi trọng lợi nhuận, coi thường pháp luật, lợi dụng lòng tin của người dân đã quảng cáo không đúng khả năng chuyên môn hoặc vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép, không niêm yết giá hoặc có niêm yết nhưng thu tiền cao hơn giá niêm yết...
Đề cập nguyên nhân, Bộ trưởng trần tình việc quản lý hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân rất khó khăn nhất là công tác giám sát, thanh kiểm tra, do nhân lực mỏng.
Một nguyên nhân rất đáng chú ý là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân chưa thực sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật, vì vậy chưa phát huy được vai trò và trách nhiệm của mình, dẫn đến tình trạng chủ đầu tư thuê người nước ngoài vào cơ sở hành nghề sai quy định.
Báo cáo của Bộ trưởng cũng dành đề cập khá nhiều giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
Như, chỉ đạo các sở y tế khi thanh tra phát hiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sai phạm phải xử lý nghiệm minh, không bao che, không làm nhẹ sai phạm, xử phạt hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử phạt ở mức cao nhất, kết hợp với các hình phạt bổ sung khác như tước giấy phép hoạt động không thời hạn hoặc có thời hạn, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
Các sở y tế cũng được yêu cầu công khai danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp và phạm vi hoạt động chuyên môn của những cơ sở này. Đồng thời thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có vi phạm pháp luật về y tế để nhân dân biết và cùng theo dõi, giám sát.
Công tác kiểm tra, thanh tra cũng được nêu tại báo cáo với 7 đoàn do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn trực tiếp thanh tra, kiểm tra tại 18 cơ sở hành nghề y tư nhân tại Tp.HCM , 8 cơ sở ở Hà Nội, 3 cơ sở tại Hải Phòng và ở Bình Phước 2 cơ sở.
Với các cơ sở hành nghề chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, lĩnh vực liên quan đến vụ việc ở Cát Tường từng làm chấn động dư luận nửa năm trước, Bộ trưởng Tiến cho hay tháng 11/2013 Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn do các thứ trưởng làm trưởng đoàn, tiến hành thanh, kiểm tra tất cả các bệnh viện tư nhân chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
Tuy nhiên, kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ ở các bệnh viện đó nói riêng và khu vực y tế tư nhân nói chung không được đề cập cụ thể mà chỉ có kết quả thanh tra hành nghề y tư nhân tại địa phương với 3.789 cơ sở được thanh tra. Trong đó có 835 cơ sở vi phạm và 408 cơ sở bị xử lý vi phạm, 383 cơ sở bị phạt tổng số tiền là 1.724 triệu đồng, đình chỉ hành nghề 58 cơ sở.
Ở khu vực y tế nhà nước báo cáo đã điểm một số vụ việc được cho là đã xử lý nghiêm. Như, Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu đã buộc thôi việc đối với 1 hộ lý vi phạm quy định, nhận phong bì của người nhà bệnh nhân.
Bệnh viện Từ Dũ Tp. HCM đã chủ động, kịp thời xử lý nghiêm bác sỹ có thái độ cáu gắt trong giao tiếp, thiếu giải thích một số thắc mắc về bệnh lý của bệnh nhân. Rồi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã ra quyết định cách chức Trưởng khoa Nhi Bệnh viện đa khoa huyện Hưng Nhân, điều chuyển vị trí công tác đối với bác sỹ Bình do không tiên lượng được diễn biến của bệnh, không tư vấn đầy đủ cho gia đình bệnh nhân gây nên bức xúc trong gia đình bệnh nhân. 2 điều dưỡng chịu hình thức kỷ luật khiển trách trước toàn ngành, chuyển vị trí công tác làm hộ lý.
Gửi dự thảo một số nội dung trả lời chất vấn đến Ủy ban Ban Thường vụ Quốc hội để phục vụ phiên chất vấn trực tiếp chiều 1/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cung cấp khá nhiều thông tin đáng chú ý trong việc quản các cơ sở hành nghề y tế tư nhân.
Cụ thể, 10 năm qua số bệnh viện tư nhân tăng hơn gấp 4 lần, từ 40 bệnh viện năm 2004 lên 170 bệnh viện năm 2014. Ngoài ra, cả nước hiện có hơn 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế, 30 phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài, 29 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có người nước ngoài tham gia khám bệnh, chữa bệnh. Tỷ lệ giường bệnh của bệnh viện tư nhân chiếm 4,2%.
Khu vực y tế tư nhân có 249.852 người đang hành nghề trên toàn quốc, trong đó bác sỹ là 64.422 người. Năm 2013, các bệnh viện tư nhân đã cấp cứu, khám, chữa bệnh cho khoảng 7,7 triệu lượt bệnh nhân, phẫu thuật cho khoảng 256.000 người bệnh.
"Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện đúng phạm vi hoạt động chuyên môn của Bộ Y tế, sở y tế ban hành", Bộ trưởng nhận định.
Tuy nhiên, theo báo cáo, một số cơ sở khám chữa bệnh hành nghề vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, như lạm dụng cận lâm sàng (xét nghiệm, X quang...) nhằm thu lợi nhuận cao.
Hay, một số chủ đầu tư các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân quá coi trọng lợi nhuận, coi thường pháp luật, lợi dụng lòng tin của người dân đã quảng cáo không đúng khả năng chuyên môn hoặc vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép, không niêm yết giá hoặc có niêm yết nhưng thu tiền cao hơn giá niêm yết...
Đề cập nguyên nhân, Bộ trưởng trần tình việc quản lý hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân rất khó khăn nhất là công tác giám sát, thanh kiểm tra, do nhân lực mỏng.
Một nguyên nhân rất đáng chú ý là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân chưa thực sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật, vì vậy chưa phát huy được vai trò và trách nhiệm của mình, dẫn đến tình trạng chủ đầu tư thuê người nước ngoài vào cơ sở hành nghề sai quy định.
Báo cáo của Bộ trưởng cũng dành đề cập khá nhiều giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
Như, chỉ đạo các sở y tế khi thanh tra phát hiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sai phạm phải xử lý nghiệm minh, không bao che, không làm nhẹ sai phạm, xử phạt hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử phạt ở mức cao nhất, kết hợp với các hình phạt bổ sung khác như tước giấy phép hoạt động không thời hạn hoặc có thời hạn, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
Các sở y tế cũng được yêu cầu công khai danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp và phạm vi hoạt động chuyên môn của những cơ sở này. Đồng thời thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có vi phạm pháp luật về y tế để nhân dân biết và cùng theo dõi, giám sát.
Công tác kiểm tra, thanh tra cũng được nêu tại báo cáo với 7 đoàn do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn trực tiếp thanh tra, kiểm tra tại 18 cơ sở hành nghề y tư nhân tại Tp.HCM , 8 cơ sở ở Hà Nội, 3 cơ sở tại Hải Phòng và ở Bình Phước 2 cơ sở.
Với các cơ sở hành nghề chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, lĩnh vực liên quan đến vụ việc ở Cát Tường từng làm chấn động dư luận nửa năm trước, Bộ trưởng Tiến cho hay tháng 11/2013 Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn do các thứ trưởng làm trưởng đoàn, tiến hành thanh, kiểm tra tất cả các bệnh viện tư nhân chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
Tuy nhiên, kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ ở các bệnh viện đó nói riêng và khu vực y tế tư nhân nói chung không được đề cập cụ thể mà chỉ có kết quả thanh tra hành nghề y tư nhân tại địa phương với 3.789 cơ sở được thanh tra. Trong đó có 835 cơ sở vi phạm và 408 cơ sở bị xử lý vi phạm, 383 cơ sở bị phạt tổng số tiền là 1.724 triệu đồng, đình chỉ hành nghề 58 cơ sở.
Ở khu vực y tế nhà nước báo cáo đã điểm một số vụ việc được cho là đã xử lý nghiêm. Như, Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu đã buộc thôi việc đối với 1 hộ lý vi phạm quy định, nhận phong bì của người nhà bệnh nhân.
Bệnh viện Từ Dũ Tp. HCM đã chủ động, kịp thời xử lý nghiêm bác sỹ có thái độ cáu gắt trong giao tiếp, thiếu giải thích một số thắc mắc về bệnh lý của bệnh nhân. Rồi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã ra quyết định cách chức Trưởng khoa Nhi Bệnh viện đa khoa huyện Hưng Nhân, điều chuyển vị trí công tác đối với bác sỹ Bình do không tiên lượng được diễn biến của bệnh, không tư vấn đầy đủ cho gia đình bệnh nhân gây nên bức xúc trong gia đình bệnh nhân. 2 điều dưỡng chịu hình thức kỷ luật khiển trách trước toàn ngành, chuyển vị trí công tác làm hộ lý.