Dầu thô thế giới tiếp tục giảm giá mạnh
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng, thị trường dầu thô thế giới đang trải qua một cú sốc lớn về nguồn cung
Giá dầu thô thế giới loại hợp đồng kỳ hạn tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch đêm qua (14/5), xuống dưới 95 USD/thùng, sau khi Cơ quan Năng lượng quốc tế đánh giá sản lượng dầu thô Bắc Mỹ là một cú sốc về nguồn cung.
Hôm qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng, thị trường dầu thô thế giới đang trải qua một cú sốc lớn về nguồn cung, khi sản lượng dầu thô tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ cao kỷ lục. Cơ quan này dự đoán, nguồn cung từ Bắc Mỹ tăng trưởng 3,9 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ 2012 đến 2018.
Điều này đã gây ra những lo lắng về tình trạng dư thừa nguồn cung, nhất là khi có nhiều tổ chức năng lượng toàn cầu đã đưa ra các dự báo không mấy sáng sủa về tình hình tiêu thụ dầu thô trên thế giới trong năm 2013 này, bất kể là khu vực các nền kinh tế phát triển hay nhóm các quốc gia mới nổi như Trung Quốc...
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc sản lượng dầu thô tại Bắc Mỹ tăng cao sẽ không chỉ khiến các công ty dầu mỏ phải xem xét lại toàn bộ các chiến lược đầu tư toàn cầu của họ, mà còn phải tái định hình việc vận chuyển, dự trữ và chuyển hóa dầu thô.
Chốt phiên giao dịch ngày 14/5 trên thị trường hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 đã giảm tới 96 cent, tương ứng 1%, xuống còn 94,21 USD/thùng. Đây là phiên giảm giá thứ 4 liên tiếp của mặt hàng năng lượng này và đưa giá dầu thô thế giới giao sau tại sàn New York xuống thấp nhất từ hôm 2/5.
Trên sàn giao dịch London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giảm tiếp 22 cent, tương ứng 0,2%, xuống còn có 102,60 USD/thùng. Hiện khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô giao sau tại sàn New York và giá dầu thô giao sau tại sàn London là gần 8 USD, tăng nhẹ so với cuối phiên giao dịch liền trước, ngày 13/5.
Một yếu tố khác cũng đang gây sức ép mạnh mẽ đối với thị trường dầu mỏ thế giới là việc đồng USD tăng giá mạnh mẽ. Chốt phiên giao dịch ngày 14/5, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng vọt lên 83,569 điểm, từ mức 83,276 điểm cuối phiên 13/5 ở khu vực Bắc Mỹ.
Ngoài ra, thông tin về sản lượng ngày càng cao của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng tác động tiêu cực đến giá dầu. Cụ thể, kết quả khảo sát trên các quan chức và các nhà phân tích trong ngành của Platts cho thấy sản lượng dầu từ OPEC tăng 250.000 thùng trong tháng 4 lên 30,5 triệu thùng/ngày.
Hiện thị trường đang chờ đợi bản báo cáo về lượng cung, cầu dầu thô tại Mỹ trong tuần qua. Dự kiến, Viện Dầu khí Mỹ và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ sẽ lần lượt đưa ra các báo cáo về lượng cung xăng, dầu. Còn theo giới phân tích dự báo, cung xăng tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần kết thúc ngày 10/5.
Cũng trên sàn hàng hóa New York đêm qua, ngược chiều với dầu thô, giá khí tự nhiên giao tháng 6 tăng 10 cent, tương ứng 2,6%, lên 4,025 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao cùng hạn tăng 2 cent, tương ứng 0,6%, lên mức 2,84 USD/gallon. Trong khi, giá dầu sưởi giảm 2 cent, tương ứng 0,6%, còn 2,87 USD/gallon.
Hôm qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng, thị trường dầu thô thế giới đang trải qua một cú sốc lớn về nguồn cung, khi sản lượng dầu thô tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ cao kỷ lục. Cơ quan này dự đoán, nguồn cung từ Bắc Mỹ tăng trưởng 3,9 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ 2012 đến 2018.
Điều này đã gây ra những lo lắng về tình trạng dư thừa nguồn cung, nhất là khi có nhiều tổ chức năng lượng toàn cầu đã đưa ra các dự báo không mấy sáng sủa về tình hình tiêu thụ dầu thô trên thế giới trong năm 2013 này, bất kể là khu vực các nền kinh tế phát triển hay nhóm các quốc gia mới nổi như Trung Quốc...
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc sản lượng dầu thô tại Bắc Mỹ tăng cao sẽ không chỉ khiến các công ty dầu mỏ phải xem xét lại toàn bộ các chiến lược đầu tư toàn cầu của họ, mà còn phải tái định hình việc vận chuyển, dự trữ và chuyển hóa dầu thô.
Chốt phiên giao dịch ngày 14/5 trên thị trường hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 đã giảm tới 96 cent, tương ứng 1%, xuống còn 94,21 USD/thùng. Đây là phiên giảm giá thứ 4 liên tiếp của mặt hàng năng lượng này và đưa giá dầu thô thế giới giao sau tại sàn New York xuống thấp nhất từ hôm 2/5.
Trên sàn giao dịch London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giảm tiếp 22 cent, tương ứng 0,2%, xuống còn có 102,60 USD/thùng. Hiện khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô giao sau tại sàn New York và giá dầu thô giao sau tại sàn London là gần 8 USD, tăng nhẹ so với cuối phiên giao dịch liền trước, ngày 13/5.
Một yếu tố khác cũng đang gây sức ép mạnh mẽ đối với thị trường dầu mỏ thế giới là việc đồng USD tăng giá mạnh mẽ. Chốt phiên giao dịch ngày 14/5, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng vọt lên 83,569 điểm, từ mức 83,276 điểm cuối phiên 13/5 ở khu vực Bắc Mỹ.
Ngoài ra, thông tin về sản lượng ngày càng cao của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng tác động tiêu cực đến giá dầu. Cụ thể, kết quả khảo sát trên các quan chức và các nhà phân tích trong ngành của Platts cho thấy sản lượng dầu từ OPEC tăng 250.000 thùng trong tháng 4 lên 30,5 triệu thùng/ngày.
Hiện thị trường đang chờ đợi bản báo cáo về lượng cung, cầu dầu thô tại Mỹ trong tuần qua. Dự kiến, Viện Dầu khí Mỹ và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ sẽ lần lượt đưa ra các báo cáo về lượng cung xăng, dầu. Còn theo giới phân tích dự báo, cung xăng tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần kết thúc ngày 10/5.
Cũng trên sàn hàng hóa New York đêm qua, ngược chiều với dầu thô, giá khí tự nhiên giao tháng 6 tăng 10 cent, tương ứng 2,6%, lên 4,025 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao cùng hạn tăng 2 cent, tương ứng 0,6%, lên mức 2,84 USD/gallon. Trong khi, giá dầu sưởi giảm 2 cent, tương ứng 0,6%, còn 2,87 USD/gallon.