Đầu tư công: Có “lỡ hẹn” báo cáo rà soát?
22 bộ, ngành ở Trung ương chưa gửi báo cáo thực hiện cắt giảm và điều chuyển vốn đầu tư kế hoạch năm 2011
“Tính đến ngày 28/3/2011, có 22 bộ, ngành ở Trung ương chưa gửi báo cáo thực hiện cắt giảm và điều chuyển vốn đầu tư kế hoạch năm 2011, trong đó có một số đơn vị sử dụng vốn khá lớn, như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng…”, báo cáo tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 30/3 cho biết.
Trước đó, Nghị quyết 11 của Chính phủ ngày 24/2/2011 chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn trong năm 2011, xác định cụ thể các công trình, dự án cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ; thu hồi các khoản đã bố trí nhưng chưa cấp bách, không đúng mục tiêu, báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý trong tháng 3/2011…
“Hiện nay, các bộ ngành và địa phương đang hoàn chỉnh báo cáo cuối cùng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tháng 4/2011 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ”, cũng báo cáo của Bộ này cho biết.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011, Bộ đã ra văn bản hướng dẫn thực hiện các giải pháp về đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước góp phần kiềm chế lạm phát, như: không ứng trước vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2012; không kéo dài thời gian giải ngân chi đầu tư phát triển năm 2010 và 2011; không khởi công dự án mới, cắt giảm và điều chuyển vốn các dự án kém hiệu quả, triển khai chậm hoặc không có điều kiện triển khai.
Bộ đã thành lập 8 đoàn kiểm tra các địa phương, 2 đoàn kiểm tra các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các đoàn kiểm tra đối với từng bộ ngành ở Trung ương.
“Kết quả rà soát, cắt giảm các dự án trong kế hoạch năm 2011, theo tổng hợp báo cáo sơ bộ của 30 bộ, ngành ở Trung ương, 63 tỉnh, thành phố và 12 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã cắt giảm được 1.387 dự án với tổng số vốn cắt giảm gần 3.400 tỷ đồng”, báo cáo cho hay.
Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông qua các giải pháp không kéo dài thời gian giải ngân, không ứng trước kế hoạch năm 2012 vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ, giảm 32% vốn trái phiếu Chính phủ, giảm 10% tín dụng đầu tư của nhà nước, năm 2011 cắt giảm được khoảng trên 50 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, Nghị quyết 11 của Chính phủ ngày 24/2/2011 chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn trong năm 2011, xác định cụ thể các công trình, dự án cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ; thu hồi các khoản đã bố trí nhưng chưa cấp bách, không đúng mục tiêu, báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý trong tháng 3/2011…
“Hiện nay, các bộ ngành và địa phương đang hoàn chỉnh báo cáo cuối cùng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tháng 4/2011 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ”, cũng báo cáo của Bộ này cho biết.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011, Bộ đã ra văn bản hướng dẫn thực hiện các giải pháp về đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước góp phần kiềm chế lạm phát, như: không ứng trước vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2012; không kéo dài thời gian giải ngân chi đầu tư phát triển năm 2010 và 2011; không khởi công dự án mới, cắt giảm và điều chuyển vốn các dự án kém hiệu quả, triển khai chậm hoặc không có điều kiện triển khai.
Bộ đã thành lập 8 đoàn kiểm tra các địa phương, 2 đoàn kiểm tra các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các đoàn kiểm tra đối với từng bộ ngành ở Trung ương.
“Kết quả rà soát, cắt giảm các dự án trong kế hoạch năm 2011, theo tổng hợp báo cáo sơ bộ của 30 bộ, ngành ở Trung ương, 63 tỉnh, thành phố và 12 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã cắt giảm được 1.387 dự án với tổng số vốn cắt giảm gần 3.400 tỷ đồng”, báo cáo cho hay.
Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông qua các giải pháp không kéo dài thời gian giải ngân, không ứng trước kế hoạch năm 2012 vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ, giảm 32% vốn trái phiếu Chính phủ, giảm 10% tín dụng đầu tư của nhà nước, năm 2011 cắt giảm được khoảng trên 50 nghìn tỷ đồng.