Đề nghị bỏ án tử hình với nhiều tội danh
Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội chiều 20/5
Với dự án Bộ kuật Hình sự (sửa đổi) trình Quốc hội chiều 20/5, Chính phủ đã bỏ hình phạt tử hình đối với 7,5 tội danh.
Đó là các tội: cướp tài sản; phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh.
Đồng thời, dự thảo bộ luật tách tội vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thành các tội danh độc lập và chỉ giữ lại hình phạt tử hình đối với tội mua bán trái phép chất ma túy. Còn đối với các tội danh khác thì mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Việc tiếp tục giảm hình phạt tử hình nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương trong quá trình xây dựng dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Tuy nhiên về các phương án đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh cụ thể thì vẫn còn có ý kiến khác nhau, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết.
Bên cạnh loại ý kiến đồng ý với đề xuất của Chính phủ như trên, loại ý kiến thứ hai cho rằng ngoài 7,5 tội danh nêu trên cần bỏ hình phạt tử hình đối với 3 tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tham ô tài sản và tội nhận hối lộ. Bởi vì, suy cho cùng thì các tội phạm này mang tính chất kinh tế, vì vụ lợi, người thực hiện hành vi phạm tội này nhằm mục đích thu lợi.
Nhấn mạnh là hiện nay chúng ta đang nỗ lực đấu tranh không khoan nhượng tệ nạn tham nhũng, nhiều biện pháp đã được ban hành nhưng chưa có hiệu quả, Chính phủ cho rằng việc đặt vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ - hai tội phạm tham nhũng đặc trưng nhất, nghiêm trọng nhất là chưa phù hợp, sẽ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nương tay với các quan chức tham nhũng.
Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Chính phủ lập luận, đây là tội phạm hiện nay đang khá phổ biến và tạo ra nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người. Do đó, cần tiếp tục duy trì hình phạt tử hình đối với tội phạm này.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, đa số ý kiến ủy ban này tán thành bỏ 7/22 tội danh có hình phạt tử hình như Chính phủ trình.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, có thể cân nhắc để bỏ hình phạt tử hình ở tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Song chưa nên bỏ hình phạt tử hình đối với các tội: phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, chống loài người, tội phạm chiến tranh.
Vì đây là loại tội nghiêm trọng nhất trong các tội đặc biệt nghiêm trọng và xét về ý nghĩa chính trị, chừng nào còn duy trì hình phạt tử hình thì không nên bỏ hình phạt tử hình ở các tội danh này.
Theo nghị trình, cả ngày 16/6 Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Đó là các tội: cướp tài sản; phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh.
Đồng thời, dự thảo bộ luật tách tội vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thành các tội danh độc lập và chỉ giữ lại hình phạt tử hình đối với tội mua bán trái phép chất ma túy. Còn đối với các tội danh khác thì mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Việc tiếp tục giảm hình phạt tử hình nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương trong quá trình xây dựng dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Tuy nhiên về các phương án đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh cụ thể thì vẫn còn có ý kiến khác nhau, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết.
Bên cạnh loại ý kiến đồng ý với đề xuất của Chính phủ như trên, loại ý kiến thứ hai cho rằng ngoài 7,5 tội danh nêu trên cần bỏ hình phạt tử hình đối với 3 tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tham ô tài sản và tội nhận hối lộ. Bởi vì, suy cho cùng thì các tội phạm này mang tính chất kinh tế, vì vụ lợi, người thực hiện hành vi phạm tội này nhằm mục đích thu lợi.
Nhấn mạnh là hiện nay chúng ta đang nỗ lực đấu tranh không khoan nhượng tệ nạn tham nhũng, nhiều biện pháp đã được ban hành nhưng chưa có hiệu quả, Chính phủ cho rằng việc đặt vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ - hai tội phạm tham nhũng đặc trưng nhất, nghiêm trọng nhất là chưa phù hợp, sẽ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nương tay với các quan chức tham nhũng.
Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Chính phủ lập luận, đây là tội phạm hiện nay đang khá phổ biến và tạo ra nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người. Do đó, cần tiếp tục duy trì hình phạt tử hình đối với tội phạm này.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, đa số ý kiến ủy ban này tán thành bỏ 7/22 tội danh có hình phạt tử hình như Chính phủ trình.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, có thể cân nhắc để bỏ hình phạt tử hình ở tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Song chưa nên bỏ hình phạt tử hình đối với các tội: phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, chống loài người, tội phạm chiến tranh.
Vì đây là loại tội nghiêm trọng nhất trong các tội đặc biệt nghiêm trọng và xét về ý nghĩa chính trị, chừng nào còn duy trì hình phạt tử hình thì không nên bỏ hình phạt tử hình ở các tội danh này.
Theo nghị trình, cả ngày 16/6 Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).