Đi tìm bí ẩn lợi nhuận của các ngân hàng
Tổng giá trị của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam dường như thấp hơn kỳ vọng của các nhà đầu tư khá nhiều
Theo Ngân hàng Nhà nước, “năm 2006 là năm các ngân hàng thương mại đạt mức sinh lời rất cao: tỷ lệ lãi ròng trên vốn tự có bình quân 17-18%. Một số ngân hàng thương mại cổ phần đạt trên mức 30%”.
Trong điều kiện nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, các ngân hàng thương mại kinh doanh hiệu quả là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, với vai trò là “hệ tuần hoàn của nền kinh tế”, lợi nhuận ngân hàng cao có thể do độ “ma sát” lớn, làm tăng chi phí huy động của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế.
Do vậy, việc nhìn sâu thêm vào con số lợi nhuận của các ngân hàng và những vấn đề liên quan là điều cần thiết.
Quy mô và hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam
So sánh sơ bộ với các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy quy mô của các ngân hàng Việt Nam hiện còn nhỏ, tỷ lệ giữa dư nợ cho vay và GDP là 75%, tức là bằng một nửa so với bình quân của toàn thế giới và thấp hơn so với bình quân của các nước ASEAN năm 2005 (81%). Suất sinh lời trên tài sản (ROA) bình quân 1% là chấp nhận được nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân chung của thế giới.
Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có bình quân (ROE) bằng mức bình quân chung và cao hơn Thái Lan hay các nước Đông Âu một chút (so cùng năm). Nguyên nhân là do tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản - một thước đo độ an toàn trong hoạt động - của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn thấp (xem bảng 1).
Những con số nêu trên chỉ phần nào thể hiện hiệu quả của các ngân hàng. Để có thể nhìn nhận toàn diện hơn, hai con số không thể thiếu là tỷ lệ lãi biên (NIM = (tổng doanh thu từ lãi - tổng chi phí trả lãi)/tổng tài sản có sinh lời bình quân) và tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập từ hoạt động (còn gọi là tỷ lệ thu phi lãi).
Ở các hệ thống ngân hàng phát triển, thường thì tỷ lệ thứ nhất thấp và tỷ lệ thứ hai cao. Rất tiếc là chúng tôi không có được những tỷ lệ này của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam mà chỉ có số liệu của một vài ngân hàng cụ thể.
Thu nhập ngân hàng - gánh nặng doanh nghiệp
Để có thể xem xét phần nào hiệu quả của các ngân hàng Việt Nam, bài viết dùng số liệu năm 2005 của Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng UOB của Singapore và bình quân ngành ngân hàng ở các nước phát triển (NPT) để so sánh (xem bảng 2).
Với số liệu sơ bộ được công bố thì các chỉ tiêu về hiệu quả trong năm 2006 của ba ngân hàng Việt Nam STB, ACB, và Vietcombank không thay đổi gì so với năm 2005. Nhìn vào suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) thì thấy có vẻ các ngân hàng Việt Nam hoạt động tốt hơn UOB và ngân hàng của các nước phát triển. Nguyên nhân là do tỷ lệ lãi biên (NIM) của các ngân hàng Việt Nam cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với mức bình quân chung.
Hơn thế, trong khi tỷ lệ cho vay so với vốn huy động của các ngân hàng được lựa chọn còn thấp mà mức chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào đã quá cao như vậy. Nếu tỷ lệ này được nâng lên khoảng 70% so với mức bình quân chung (của thế giới) hay 78% của UOB thì có thể mức chênh lệch lãi suất còn cao hơn nhiều.
Với mức độ chênh lệch lãi suất cao như vậy, chỉ có nợ xấu nhiều mới có thể làm giảm thu nhập của các ngân hàng. Nói một cách khác, nếu hai ngân hàng có một tỷ lệ cho vay tương đương nhau, ngân hàng nào có mức chênh lệch lãi suất quá thấp so với ngân hàng còn lại thì nhiều khả năng là nợ của ngân hàng đó đang có vấn đề.
Trái ngược với tỷ lệ lãi biên, tỷ lệ thu nhập phi lãi so với thu nhập từ hoạt động (là thu nhập ròng từ lãi cộng thu nhập ròng từ dịch vụ và chưa kể các chi phí chung) của các ngân hàng Việt Nam còn ở mức rất khiêm tốn so với tỷ lệ xấp xỉ 50% của các nước phát triển, gần 40% của các nước Đông Âu, và trên 30% của các nước trong khu vực.
Nếu tỷ lệ lãi biên của các ngân hàng Việt Nam được kéo xuống ngang bằng mức bình quân chung của thế giới, tức là khoảng 2% hàng năm, thì gánh nặng về lãi cho các doanh nghiệp sẽ giảm được tổng cộng khoảng 1% GDP. Ngược lại, nếu như các ngân hàng Việt Nam tăng được phần thu dịch vụ lên mức 40% so với tổng thu nhập từ hoạt động thì sẽ tạo thêm gần 1% GDP giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Những con số về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tổng lợi nhuận mà các ngân hàng công bố (ví dụ hai con số này năm 2006 của ACB lần lượt là 77% và 682 tỉ đồng, Vietcombank là 30% và 2.000 tỉ đồng...) có vẻ như rất cao. Nhưng trên thực tế, so với quy mô tổng tài sản thì tỷ suất lợi nhuận cũng chỉ nhỉnh hơn mức bình quân chung một chút.
Một vấn đề đặt ra là khi cạnh tranh gay gắt hơn, biên lãi suất được đẩy xuống, và yêu cầu đủ vốn được áp dụng nghiêm ngặt hơn thì một điều dường như chắc chắn là ROA và ROE của các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ giảm đáng kể, chứ khó có thể cao đột biến như ở một vài ngân hàng hiện nay.
Liệu giá của các ngân hàng đang quá cao?
Mặc dù các chỉ tiêu về lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam chỉ nhỉnh hơn các ngân hàng của các nước phát triển một chút, trong khi mức độ phát triển lại thấp hơn nhiều, nhưng các nhà đầu tư dường như lại đang kỳ vọng quá cao vào các ngân hàng Việt Nam.
Tỷ số P/E (giá so với thu nhập trên một cổ phiếu) của các ngân hàng Việt Nam cao đột biến, cao gấp rưỡi so với CCB, gấp gần 3 lần so với bình quân chung ở các nước phát triển, và gấp hơn bốn lần so với UOB.
Theo ước tính sơ bộ dựa vào kỳ vọng của các nhà đầu tư, giá trị hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là khoảng 24 tỉ đô la. Với mức sinh lợi kỳ vọng khoảng 10% (sau khi đã trừ tốc độ tăng trưởng giả định duy trì ở mức 7% trong ba thập kỷ tới theo mô hình chiết khấu cổ tức của Gordon), vào năm 2006 tổng lợi nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam phải đạt khoảng 2,4 tỉ đô la (38.000 tỉ đồng), bằng 3,8% GDP. Điều này liệu có thực tế?
Theo số liệu thống kê của một số nước, tổng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại chỉ chiếm khoảng 1% GDP. Giả sử các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ mở rộng hoạt động ra một số lĩnh vực khác và có tỷ lệ lợi nhuận thu được ở mức tiềm năng là 2% GDP (tức là gấp hơn hai lần bình quân chung) thì tổng lợi nhuận ở mức tiềm năng vào năm 2006 chỉ khoảng 20.000 tỉ đồng.
Với cùng suất chiết khấu nêu trên, tổng giá trị của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ chỉ vào khoảng 12,5 tỉ đô la, nhỏ hơn con số 24 tỉ nêu trên rất nhiều.
Để có thể đánh giá chi tiết về lợi nhuận tiềm năng và giá kỳ vọng của các ngân hàng cần có những nghiên cứu tỉ mỉ hơn. Tuy nhiên, những con số nêu trên đưa đến một số kết luận sơ bộ:
- Thứ nhất, so với quy mô nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn rất khiêm tốn.
- Thứ hai, thu nhập của các ngân hàng chủ yếu có được nhờ vào lãi suất với mức lãi biên cao hơn gần 50% so với mức bình quân chung.
Điều này một mặt tạo ra lợi nhuận khá cao cho các ngân hàng thương mại, nhưng mặt khác đã đẩy chi phí của các doanh nghiệp lên đáng kể. Và cuối cùng là các ngân hàng Việt Nam có vẻ như đang được đánh giá cao so với giá trị tiềm năng của nó.
Ghi chú: Trong bài viết này, một số số liệu có vẻ như mâu thuẫn nhau. Nguyên nhân là các nguồn số liệu với các quy ước tính toán khác nhau.
Bảng 1:
Bảng 2:
Trong điều kiện nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, các ngân hàng thương mại kinh doanh hiệu quả là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, với vai trò là “hệ tuần hoàn của nền kinh tế”, lợi nhuận ngân hàng cao có thể do độ “ma sát” lớn, làm tăng chi phí huy động của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế.
Do vậy, việc nhìn sâu thêm vào con số lợi nhuận của các ngân hàng và những vấn đề liên quan là điều cần thiết.
Quy mô và hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam
So sánh sơ bộ với các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy quy mô của các ngân hàng Việt Nam hiện còn nhỏ, tỷ lệ giữa dư nợ cho vay và GDP là 75%, tức là bằng một nửa so với bình quân của toàn thế giới và thấp hơn so với bình quân của các nước ASEAN năm 2005 (81%). Suất sinh lời trên tài sản (ROA) bình quân 1% là chấp nhận được nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân chung của thế giới.
Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có bình quân (ROE) bằng mức bình quân chung và cao hơn Thái Lan hay các nước Đông Âu một chút (so cùng năm). Nguyên nhân là do tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản - một thước đo độ an toàn trong hoạt động - của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn thấp (xem bảng 1).
Những con số nêu trên chỉ phần nào thể hiện hiệu quả của các ngân hàng. Để có thể nhìn nhận toàn diện hơn, hai con số không thể thiếu là tỷ lệ lãi biên (NIM = (tổng doanh thu từ lãi - tổng chi phí trả lãi)/tổng tài sản có sinh lời bình quân) và tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập từ hoạt động (còn gọi là tỷ lệ thu phi lãi).
Ở các hệ thống ngân hàng phát triển, thường thì tỷ lệ thứ nhất thấp và tỷ lệ thứ hai cao. Rất tiếc là chúng tôi không có được những tỷ lệ này của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam mà chỉ có số liệu của một vài ngân hàng cụ thể.
Thu nhập ngân hàng - gánh nặng doanh nghiệp
Để có thể xem xét phần nào hiệu quả của các ngân hàng Việt Nam, bài viết dùng số liệu năm 2005 của Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng UOB của Singapore và bình quân ngành ngân hàng ở các nước phát triển (NPT) để so sánh (xem bảng 2).
Với số liệu sơ bộ được công bố thì các chỉ tiêu về hiệu quả trong năm 2006 của ba ngân hàng Việt Nam STB, ACB, và Vietcombank không thay đổi gì so với năm 2005. Nhìn vào suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) thì thấy có vẻ các ngân hàng Việt Nam hoạt động tốt hơn UOB và ngân hàng của các nước phát triển. Nguyên nhân là do tỷ lệ lãi biên (NIM) của các ngân hàng Việt Nam cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với mức bình quân chung.
Hơn thế, trong khi tỷ lệ cho vay so với vốn huy động của các ngân hàng được lựa chọn còn thấp mà mức chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào đã quá cao như vậy. Nếu tỷ lệ này được nâng lên khoảng 70% so với mức bình quân chung (của thế giới) hay 78% của UOB thì có thể mức chênh lệch lãi suất còn cao hơn nhiều.
Với mức độ chênh lệch lãi suất cao như vậy, chỉ có nợ xấu nhiều mới có thể làm giảm thu nhập của các ngân hàng. Nói một cách khác, nếu hai ngân hàng có một tỷ lệ cho vay tương đương nhau, ngân hàng nào có mức chênh lệch lãi suất quá thấp so với ngân hàng còn lại thì nhiều khả năng là nợ của ngân hàng đó đang có vấn đề.
Trái ngược với tỷ lệ lãi biên, tỷ lệ thu nhập phi lãi so với thu nhập từ hoạt động (là thu nhập ròng từ lãi cộng thu nhập ròng từ dịch vụ và chưa kể các chi phí chung) của các ngân hàng Việt Nam còn ở mức rất khiêm tốn so với tỷ lệ xấp xỉ 50% của các nước phát triển, gần 40% của các nước Đông Âu, và trên 30% của các nước trong khu vực.
Nếu tỷ lệ lãi biên của các ngân hàng Việt Nam được kéo xuống ngang bằng mức bình quân chung của thế giới, tức là khoảng 2% hàng năm, thì gánh nặng về lãi cho các doanh nghiệp sẽ giảm được tổng cộng khoảng 1% GDP. Ngược lại, nếu như các ngân hàng Việt Nam tăng được phần thu dịch vụ lên mức 40% so với tổng thu nhập từ hoạt động thì sẽ tạo thêm gần 1% GDP giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Những con số về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tổng lợi nhuận mà các ngân hàng công bố (ví dụ hai con số này năm 2006 của ACB lần lượt là 77% và 682 tỉ đồng, Vietcombank là 30% và 2.000 tỉ đồng...) có vẻ như rất cao. Nhưng trên thực tế, so với quy mô tổng tài sản thì tỷ suất lợi nhuận cũng chỉ nhỉnh hơn mức bình quân chung một chút.
Một vấn đề đặt ra là khi cạnh tranh gay gắt hơn, biên lãi suất được đẩy xuống, và yêu cầu đủ vốn được áp dụng nghiêm ngặt hơn thì một điều dường như chắc chắn là ROA và ROE của các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ giảm đáng kể, chứ khó có thể cao đột biến như ở một vài ngân hàng hiện nay.
Liệu giá của các ngân hàng đang quá cao?
Mặc dù các chỉ tiêu về lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam chỉ nhỉnh hơn các ngân hàng của các nước phát triển một chút, trong khi mức độ phát triển lại thấp hơn nhiều, nhưng các nhà đầu tư dường như lại đang kỳ vọng quá cao vào các ngân hàng Việt Nam.
Tỷ số P/E (giá so với thu nhập trên một cổ phiếu) của các ngân hàng Việt Nam cao đột biến, cao gấp rưỡi so với CCB, gấp gần 3 lần so với bình quân chung ở các nước phát triển, và gấp hơn bốn lần so với UOB.
Theo ước tính sơ bộ dựa vào kỳ vọng của các nhà đầu tư, giá trị hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là khoảng 24 tỉ đô la. Với mức sinh lợi kỳ vọng khoảng 10% (sau khi đã trừ tốc độ tăng trưởng giả định duy trì ở mức 7% trong ba thập kỷ tới theo mô hình chiết khấu cổ tức của Gordon), vào năm 2006 tổng lợi nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam phải đạt khoảng 2,4 tỉ đô la (38.000 tỉ đồng), bằng 3,8% GDP. Điều này liệu có thực tế?
Theo số liệu thống kê của một số nước, tổng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại chỉ chiếm khoảng 1% GDP. Giả sử các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ mở rộng hoạt động ra một số lĩnh vực khác và có tỷ lệ lợi nhuận thu được ở mức tiềm năng là 2% GDP (tức là gấp hơn hai lần bình quân chung) thì tổng lợi nhuận ở mức tiềm năng vào năm 2006 chỉ khoảng 20.000 tỉ đồng.
Với cùng suất chiết khấu nêu trên, tổng giá trị của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ chỉ vào khoảng 12,5 tỉ đô la, nhỏ hơn con số 24 tỉ nêu trên rất nhiều.
Để có thể đánh giá chi tiết về lợi nhuận tiềm năng và giá kỳ vọng của các ngân hàng cần có những nghiên cứu tỉ mỉ hơn. Tuy nhiên, những con số nêu trên đưa đến một số kết luận sơ bộ:
- Thứ nhất, so với quy mô nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn rất khiêm tốn.
- Thứ hai, thu nhập của các ngân hàng chủ yếu có được nhờ vào lãi suất với mức lãi biên cao hơn gần 50% so với mức bình quân chung.
Điều này một mặt tạo ra lợi nhuận khá cao cho các ngân hàng thương mại, nhưng mặt khác đã đẩy chi phí của các doanh nghiệp lên đáng kể. Và cuối cùng là các ngân hàng Việt Nam có vẻ như đang được đánh giá cao so với giá trị tiềm năng của nó.
Ghi chú: Trong bài viết này, một số số liệu có vẻ như mâu thuẫn nhau. Nguyên nhân là các nguồn số liệu với các quy ước tính toán khác nhau.
Bảng 1:
Chỉ tiêu |
Việt |
Thái Lan |
Đông Âu |
Thế giới |
2006 |
2004 |
2003 |
2005 |
|
Dư nợ cho vay/GDP |
75% |
105 |
45 |
144 |
ROA |
1.1% |
1.3 |
1.46 |
1.4 |
Tỷ lệ lãi biên (NIM) |
NA |
2 |
1.38 |
1.8 |
Tỷ lệ thu phi lãi |
NA |
39.4 |
42.9 |
45.5 |
ROE |
17-18% |
14.9 |
13.6 |
16.8 |
Vốn tự có/tổng tài sản |
6.9% |
8.7 |
10.5 |
NA |
Nguồn: WB, FED, Bank of Thailand, Reuter, García-Herrero, TBKTVN và tính toán của tác giả NA: Không có số liệu |
Bảng 2:
Chỉ tiêu |
STB |
ACB |
VCB |
CCB |
UOB |
NPT |
ROA |
1.9% |
1.5 |
1.0 |
1.1 |
1.2 |
1.4 |
NIM |
3.9% |
2.8 |
2.9 |
2.9 |
2.0 |
1.8* |
Tỷ lệ thu phi lãi |
25.2% |
23.5 |
15.7 |
6.6 |
37.6 |
45.0* |
ROE |
20.6% |
30.0 |
15.4 |
21.6 |
12.4 |
16.8 |
Vốn tự có/tổng tài sản |
13.0% |
5.3 |
7.1 |
6.3 |
10.5 |
~10 |
Dư nợ/Vốn huy động |
59.2% |
42.8 |
48.8 |
54.4 |
78.5 |
~70 |
P/E |
46.0 |
39.0 |
NA |
24.4 |
11.4 |
16.0 |
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng, Reuter, Hawtrey và tính toán của tác giả. * Số liệu năm 2001; NA: không có số liệu |