Điện thoại di động “Made in Vietnam”
Một công ty Việt Nam vừa chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất bo mạch điện tử và điện thoại di động
Công ty TNHH Thương mại Thuận Phát vừa chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất bo mạch điện tử và điện thoại di động với dây chuyền thiết bị và công nghệ nhập khẩu từ BenQ-Siemens (CHLB Đức) tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Để có được những chiếc điện thoại di động “Made in Vietnam” là mong muốn và mục tiêu của nhiều doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông Việt Nam. Khởi xướng cho kế hoạch sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt đầu tiên phải kể tới dự án sản xuất, lắp ráp điện thoại di động giá rẻ - kết quả liên doanh của Công ty VinaMobi Vietnam và Công ty Zentek Technology Singapore được Ban quản lý Khu công nghiệp Hoà Khánh (Liên Chiểu, Đà Nẵng) cấp giấy phép cách đây gần 3 năm.
Tuy vậy, mới đây Ban quản lý Khu công nghiệp Hoà Khánh đã kiến nghị UBND thành phố Đà Nẵng thu hồi giấy phép dự án này với lý do liên doanh triển khai quá chậm so với cam kết ban đầu.
Dự án thứ hai tương tự cũng đã rất được mong chờ, đó là sản xuất điện thoại di động giá rẻ của Công ty cổ phần thiết bị bưu điện Postef. Rục rịch từ năm 2005, theo kế hoạch, với dây chuyền công nghệ sản xuất mua từ một đối tác Hàn Quốc, Postef tuyên bố sẽ tung ra thị trường ba mẫu điện thoại của lô hàng đầu tiên vào đầu năm 2006. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, dự án vẫn “im hơi lặng tiếng”.
Theo nhận xét của một số chuyên gia, các dự án sản xuất điện thoại di động “Made in Vietnam” là khá mạo hiểm khi thị trường điện thoại di động ở Việt Nam tuy là “mảnh đất màu mỡ” nhưng lại chịu sự cạnh tranh rất mạnh của các thương hiệu nước ngoài nhập khẩu như Nokia, Samsung...
Chính những tiềm năng, cơ hội và thách thức của thị trường điện thoại di động đã tạo nên sự thôi thúc quyết tâm “chinh phục” của các doanh nghiệp trẻ. Một trong số các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực viễn thông là Công ty TNHH Thương mại Thuận Phát - một thành viên trong Tập đoàn Thuận Phát. Được thành lập năm 2002, công ty này đã nhanh chóng trở thành nhà phân phối chính thức các sản phẩm điện thoại di động Nokia, Sonny-Ericsson và Motorola tại Việt Nam.
Năm 2006, Thuận Phát bắt đầu tìm hiểu công nghệ sản xuất điện thoại di động tại nhà máy BenQ-Siemens. Nhằm xác định nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, công ty đã nhập khẩu điện thoại di động chính hãng từ nhà máy BenQ-Siemens.
Kết quả của việc thăm dò nghiên cứu thị trường đã được đánh dấu bằng quyết định đầu tư 70 triệu USD nhập khẩu dây chuyền thiết bị, công nghệ sản xuất của BenQ-Siemen cho dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất bo mạch điện tử và máy điện thoại di động tại Việt Nam” ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Tây) cuối năm 2007.
Bà Bùi Phương Anh, đại diện Tập đoàn Thuận Phát cho biết: dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2008, công suất 3 triệu sản phẩm/năm, với nhiều phân khúc sản phẩm từ bình dân đến cao cấp; doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng/năm. Sản phẩm của Thuận Phát sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu.
Để có được những chiếc điện thoại di động “Made in Vietnam” là mong muốn và mục tiêu của nhiều doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông Việt Nam. Khởi xướng cho kế hoạch sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt đầu tiên phải kể tới dự án sản xuất, lắp ráp điện thoại di động giá rẻ - kết quả liên doanh của Công ty VinaMobi Vietnam và Công ty Zentek Technology Singapore được Ban quản lý Khu công nghiệp Hoà Khánh (Liên Chiểu, Đà Nẵng) cấp giấy phép cách đây gần 3 năm.
Tuy vậy, mới đây Ban quản lý Khu công nghiệp Hoà Khánh đã kiến nghị UBND thành phố Đà Nẵng thu hồi giấy phép dự án này với lý do liên doanh triển khai quá chậm so với cam kết ban đầu.
Dự án thứ hai tương tự cũng đã rất được mong chờ, đó là sản xuất điện thoại di động giá rẻ của Công ty cổ phần thiết bị bưu điện Postef. Rục rịch từ năm 2005, theo kế hoạch, với dây chuyền công nghệ sản xuất mua từ một đối tác Hàn Quốc, Postef tuyên bố sẽ tung ra thị trường ba mẫu điện thoại của lô hàng đầu tiên vào đầu năm 2006. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, dự án vẫn “im hơi lặng tiếng”.
Theo nhận xét của một số chuyên gia, các dự án sản xuất điện thoại di động “Made in Vietnam” là khá mạo hiểm khi thị trường điện thoại di động ở Việt Nam tuy là “mảnh đất màu mỡ” nhưng lại chịu sự cạnh tranh rất mạnh của các thương hiệu nước ngoài nhập khẩu như Nokia, Samsung...
Chính những tiềm năng, cơ hội và thách thức của thị trường điện thoại di động đã tạo nên sự thôi thúc quyết tâm “chinh phục” của các doanh nghiệp trẻ. Một trong số các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực viễn thông là Công ty TNHH Thương mại Thuận Phát - một thành viên trong Tập đoàn Thuận Phát. Được thành lập năm 2002, công ty này đã nhanh chóng trở thành nhà phân phối chính thức các sản phẩm điện thoại di động Nokia, Sonny-Ericsson và Motorola tại Việt Nam.
Năm 2006, Thuận Phát bắt đầu tìm hiểu công nghệ sản xuất điện thoại di động tại nhà máy BenQ-Siemens. Nhằm xác định nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, công ty đã nhập khẩu điện thoại di động chính hãng từ nhà máy BenQ-Siemens.
Kết quả của việc thăm dò nghiên cứu thị trường đã được đánh dấu bằng quyết định đầu tư 70 triệu USD nhập khẩu dây chuyền thiết bị, công nghệ sản xuất của BenQ-Siemen cho dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất bo mạch điện tử và máy điện thoại di động tại Việt Nam” ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Tây) cuối năm 2007.
Bà Bùi Phương Anh, đại diện Tập đoàn Thuận Phát cho biết: dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2008, công suất 3 triệu sản phẩm/năm, với nhiều phân khúc sản phẩm từ bình dân đến cao cấp; doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng/năm. Sản phẩm của Thuận Phát sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu.