11:09 20/11/2022

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 47-2022

Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy
Mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 47 phát hành ngày 21-11-2022 với nhiều chuyên mục hấp dẫn...

Trước áp lực lạm phát từ Mỹ, FED buộc phải thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Hành động của FED đã đẩy cả thế giới vào vòng xoáy nâng lãi suất đồng nội tệ để bảo vệ tỷ giá, Việt Nam cũng không ngoại lệ và sự lựa chọn nào cũng phải đánh đổi.

Trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp, suốt từ đầu năm 2022 đến nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực kiểm soát tỷ giá ở mức tương đối phù hợp. Trong thời gian tới, mặc dù đã giảm nhiệt nhưng tỷ giá vẫn chịu áp lực khá lớn từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là hành động của FED.

Làm thế nào để nhận diện bối cảnh biến động tỷ giá và lường đón những thuận lợi, thách thức trong thời gian tới? Diễn biến tỷ giá và tác động tới chính sách cùng với hoạt động doanh nghiệp trong các ngành sản xuất đang ở mức nào?

Các giải pháp về chính sách với các cơ quan quản lý, bộ ngành liên quan nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực trước áp lực tăng giá của đồng USD đang được đề xuất nhằm củng cố niềm tin của thị trường?

Trong số báo ra sáng thứ Hai, ngày 21-11-2022, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy sẽ dành trọn Tiêu điểm: “Điều hành tỷ giá USD-VND: Ổn định kinh tế vĩ mô”với góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia.

Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 47-2022
Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 47-2022

Bao gồm các bài viết:

- Chuyển mục tiêu từ ổn định tỷ giá sang “bơm khí tươi” cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn giữa ổn định tỷ giá hay ổn định lãi suất hoặc giữa kiềm chế lạm phát hay phát triển kinh tế luôn là bài toán khó cho chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới. Mỗi quyết định đưa ra đều phải được tính toán cẩn trọng nhằm tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu thấp nhất tác động tiêu cực. Với bối cảnh hiện tại, giới chuyên gia cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần tập trung cho các mục tiêu khác ngoài tỷ giá. (Đào Vũ).

- Doanh nghiệp chật vật, xoay xở vì biến động tỷ giá. Tỷ giá biến động mạnh trong mấy tháng gần đây thực sự tạo cú sốc với sản xuất kinh doanh liên quan đến nhập khẩu. Mặc dù với những ngành xuất khẩu được lợi hơn nhưng bức tranh của nền kinh tế không khỏa lấp được những hậu quả nặng nề do chi phí tăng thêm bởi tỷ giá. Việc Chính phủ lựa chọn mục tiêu kiểm soát tỷ giá và lạm phát cho thấy đây là hướng đi đúng nhưng phải chịu tổn thất lớn do sản xuất đình trệ. (Ánh Tuyết).

- Tâm lý thị trường không còn ảnh hưởng lớn đến điều hành tỷ giá. (Phan Linh).

Điều hành chính sách tiền tệ: Linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô. (Đào Hưng - Ánh Tuyết - Phan Linh).

- Thách thức của kinh tế toàn cầu trước biến động tỷ giá. (Ngọc Linh).

Cũng trong số báo này, một chủ đề khác đang rất được quan tâm là: “Kéo giảm chi phí logistics” với những gợi mở, khuyến nghị về những giải pháp “hạ nhiệt” chi phí logistics, từ đó, giúp dòng chảy hàng hóa thông suốt hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế.

Với các bài viết:

- Ngành logistics Việt: Thiếu doanh nghiệp “đầu đàn”. (Vũ Khuê).

- Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Dự án mang tầm chiến lược trước những thách thức mang tính chiến lược. (TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải).

- “Thay da đổi thịt” ngành đường sắt: Cần tư duy mới. P/v GS.TS Bùi Xuân Phong, nguyên Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam. (Ánh Tuyết).

- Giảm chi phí logistics: Tăng cường tính kết nối và tái cơ cấu thị trường vận tải là trọng tâm. (Nhóm phóng viên)

Cùng nhiều chuyên mục hấp dẫn khác:

- Kỳ họp thứ 4 Quốc hội: Đổi mới hơn, chất lượng . (Hoàng Việt).

- Trái phiếu doanh nghiệp và niềm tin thị trường. (Phan Thanh Hà).

- Chủ động ứng phó với hậu quả tiêu cực của fake news. (Đỗ Phong).

- Phía sau vụ sụp đổ của “đế chế” tiền ảo FTX. (An Huy).

- Sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Lấy người bệnh làm trung tâm. (Lý Hà).

- Ổn định kinh tế vĩ mô, giúp doanh nghiệp vượt khó. (Song Hà).

- Hỗ  kinh tế tư nhân phục hồi  đại dịch Covid-19. (Đặng Đức Thành, Ủy viên BCH Liên Đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam ( VCCI), Chủ tịch Tập đoàn Green +).

- Bi hài chuyện thuế trong ngành nông, lâm nghiệp. (Chu Khôi).

Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.

Video xem nhiều