Dùng đĩa quang trắng cũng phải trả tiền bản quyền?
Dùng đĩa quang trắng cũng phải trả tiền bản quyền. Đây là nội dung của một dự thảo nghị định đang được lấy ý kiến
Dùng đĩa quang trắng cũng phải trả tiền bản quyền.
Đây là một trong những nội dung của dự thảo nghị định quy định về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu hành đĩa quang; sử dụng đĩa quang để định hình, sao chép tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và các chương trình phát sóng.
Hiện tại, Cục Bản quyền tác giả đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo này.
Các loại đĩa quang được nói đến ở đây bao gồm các đĩa CD, CD-ROM, DVD, VCD, CD-P... Theo khoản 1 điều 18 của dự thảo, thì tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu đĩa quang trắng; sản xuất, nhập khẩu thiết bị định hình, thiết bị sao chép đều phải nộp tiền bản quyền.
Tiền bản quyền đối với đĩa quang trắng được tính bằng 3% của 50% giá đĩa quang trắng bán ra thị trường nhân với số lượng đĩa quang trắng sản xuất, nhập khẩu. Còn tiền bản quyền đối với thiết bị định hình, thiết bị sao chép tính bằng 2% của 65% giá thiết bị.
Dự thảo cũng nêu ra phương án Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam thu tiền bản quyền đối với đĩa quang trắng, thiết bị định hình, thiết bị sao chép cho một tổ chức thực hiện và phân phối cho các chủ thể quyền liên qua theo thoả thuận. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra hoạt động thu và phân phối tiền bản quyền đối với đĩa quang trắng, thiết bị định hình, thiết bị sao chép.
Việt Nam hiện có 5 nhà máy sản xuất đĩa quang. Ước tính số lượng đĩa trắng sản xuất trung bình khoảng 200 triệu đĩa/năm; số lượng nhập khẩu riêng của Công ty Imexco là 60 triệu đĩa/năm; còn số lượng đĩa trắng tiêu thụ hàng năm ước khoảng 170 triệu đĩa.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một số cá nhân, việc trả tiền bản quyền đĩa quang trắng gặp một bất hợp lý là nếu người sử dụng dùng đĩa quang để ghi chép dữ liệu của cá nhân thì đây lại là lĩnh vực không thuộc các hình thức ghi chép phải trả bản quyền. Còn nếu dùng cho việc sao chép một chương trình phần mềm chẳng hạn thì tiền bản quyền đáng ra phải trả cho công ty phần mềm, chứ không phải là Hiệp hội Ghi âm như dự thảo đề ra.
Ngoài vấn đề bản quyền, dự thảo Nghị định cũng đặt ra quy định về cấp mã số khuôn, mã số gốc. Mã số khuôn là số đăng ký của nhà sản xuất đĩa quang, còn mã số gốc là thông tin về thiết bị của nhà sản xuất. Theo dự thảo, Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm thủ tục theo quy định quốc tế về việc xin mã số khuôn, mã số gốc để cấp cho nhà sản xuất đĩa quang tại Việt Nam trong vòng 15 ngày kể từ ngaỳ nhận đủ hồ sơ.
Ông Vũ Mạnh Chu cho biết: những quy định trên đều là những vấn đề mới đối với Việt Nam. Vì vậy, không chỉ lấy ý kiến các ngành, ban liên quan và các doanh nghiệp, Cục sẽ tổ chức hội thảo với sự có mặt của chuyên gia nước ngoài để có thêm thông tin góp ý hoàn chỉnh.
Đây là một trong những nội dung của dự thảo nghị định quy định về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu hành đĩa quang; sử dụng đĩa quang để định hình, sao chép tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và các chương trình phát sóng.
Hiện tại, Cục Bản quyền tác giả đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo này.
Các loại đĩa quang được nói đến ở đây bao gồm các đĩa CD, CD-ROM, DVD, VCD, CD-P... Theo khoản 1 điều 18 của dự thảo, thì tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu đĩa quang trắng; sản xuất, nhập khẩu thiết bị định hình, thiết bị sao chép đều phải nộp tiền bản quyền.
Tiền bản quyền đối với đĩa quang trắng được tính bằng 3% của 50% giá đĩa quang trắng bán ra thị trường nhân với số lượng đĩa quang trắng sản xuất, nhập khẩu. Còn tiền bản quyền đối với thiết bị định hình, thiết bị sao chép tính bằng 2% của 65% giá thiết bị.
Dự thảo cũng nêu ra phương án Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam thu tiền bản quyền đối với đĩa quang trắng, thiết bị định hình, thiết bị sao chép cho một tổ chức thực hiện và phân phối cho các chủ thể quyền liên qua theo thoả thuận. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra hoạt động thu và phân phối tiền bản quyền đối với đĩa quang trắng, thiết bị định hình, thiết bị sao chép.
Việt Nam hiện có 5 nhà máy sản xuất đĩa quang. Ước tính số lượng đĩa trắng sản xuất trung bình khoảng 200 triệu đĩa/năm; số lượng nhập khẩu riêng của Công ty Imexco là 60 triệu đĩa/năm; còn số lượng đĩa trắng tiêu thụ hàng năm ước khoảng 170 triệu đĩa.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một số cá nhân, việc trả tiền bản quyền đĩa quang trắng gặp một bất hợp lý là nếu người sử dụng dùng đĩa quang để ghi chép dữ liệu của cá nhân thì đây lại là lĩnh vực không thuộc các hình thức ghi chép phải trả bản quyền. Còn nếu dùng cho việc sao chép một chương trình phần mềm chẳng hạn thì tiền bản quyền đáng ra phải trả cho công ty phần mềm, chứ không phải là Hiệp hội Ghi âm như dự thảo đề ra.
Ngoài vấn đề bản quyền, dự thảo Nghị định cũng đặt ra quy định về cấp mã số khuôn, mã số gốc. Mã số khuôn là số đăng ký của nhà sản xuất đĩa quang, còn mã số gốc là thông tin về thiết bị của nhà sản xuất. Theo dự thảo, Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm thủ tục theo quy định quốc tế về việc xin mã số khuôn, mã số gốc để cấp cho nhà sản xuất đĩa quang tại Việt Nam trong vòng 15 ngày kể từ ngaỳ nhận đủ hồ sơ.
Ông Vũ Mạnh Chu cho biết: những quy định trên đều là những vấn đề mới đối với Việt Nam. Vì vậy, không chỉ lấy ý kiến các ngành, ban liên quan và các doanh nghiệp, Cục sẽ tổ chức hội thảo với sự có mặt của chuyên gia nước ngoài để có thêm thông tin góp ý hoàn chỉnh.