FDI vào Trung Quốc cao kỷ lục
Vốn FDI rót vào Trung Quốc năm 2007 đã tăng 13,8% so với năm 2006 lên mức kỷ lục 82,7 tỷ USD.
Theo AFP ngày 23/1, Bộ Thương mại Trung Quốc vừa cho biết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vào Trung Quốc năm 2007 đã tăng 13,8% so với năm 2006 lên mức kỷ lục 82,7 tỷ USD.
FDI đổ vào thị trường Trung Quốc, không kể FDI rót vào lĩnh vực tài chính, đạt 74,8 tỷ USD năm 2007, tăng 13,6% so với năm 2006. Dự đoán, FDI vào Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng nhanh và ở mức 10% trở lên năm 2008 nhờ đồng Nhân dân tệ tiếp tục tăng giá, từ mức 7,8 Nhân dân tệ/USD hồi đầu năm 2007 lên 7,24 Nhân dân tệ/USD ngày 23/1/2008. Việc Trung Quốc đạt thặng dư thương mại khổng lồ tiếp tục khiến các nước yêu cầu Trung Quốc tăng nhanh giá đồng Nhân dân tệ.
Xuất khẩu và FDI tăng mạnh là những yếu tố lớn nhất góp phần làm tăng lượng ngoại tệ dự trữ của Trung Quốc lên 1.530 tỷ USD vào cuối năm 2007, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2006 và cao nhất thế giới.
Theo giới phân tích, làn sóng FDI nói trên đã phá hỏng nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc "hạ nhiệt" nền kinh tế trong nước trước những lo ngại nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới này có thể tăng trưởng nóng và sau đó rơi vào tình trạng suy giảm mạnh trong tương lai.
FDI đổ vào thị trường Trung Quốc, không kể FDI rót vào lĩnh vực tài chính, đạt 74,8 tỷ USD năm 2007, tăng 13,6% so với năm 2006. Dự đoán, FDI vào Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng nhanh và ở mức 10% trở lên năm 2008 nhờ đồng Nhân dân tệ tiếp tục tăng giá, từ mức 7,8 Nhân dân tệ/USD hồi đầu năm 2007 lên 7,24 Nhân dân tệ/USD ngày 23/1/2008. Việc Trung Quốc đạt thặng dư thương mại khổng lồ tiếp tục khiến các nước yêu cầu Trung Quốc tăng nhanh giá đồng Nhân dân tệ.
Xuất khẩu và FDI tăng mạnh là những yếu tố lớn nhất góp phần làm tăng lượng ngoại tệ dự trữ của Trung Quốc lên 1.530 tỷ USD vào cuối năm 2007, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2006 và cao nhất thế giới.
Theo giới phân tích, làn sóng FDI nói trên đã phá hỏng nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc "hạ nhiệt" nền kinh tế trong nước trước những lo ngại nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới này có thể tăng trưởng nóng và sau đó rơi vào tình trạng suy giảm mạnh trong tương lai.