Giá dầu thô giảm 9% trong tuần này
Hôm qua (13/3), dầu thô chịu sức ép giảm giá đồng thời từ đồng USD mạnh và cảnh báo nói rằng tình trạng dư thừa dầu vẫn gia tăng
Giá dầu thô thế giới giảm mạnh trong phiên ngày thứ Sáu (13/3), chốt lại tuần giao dịch với mức giảm 9%. Phiên này, dầu thô chịu sức ép giảm giá đồng thời từ đồng USD mạnh và cảnh báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nói rằng tình trạng dư thừa dầu vẫn gia tăng.
Theo tin từ Reuters, dữ liệu cho thấy số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ giảm mạnh đã không đủ sức đưa “vàng đen” thoát khỏi một phiên mất giá.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent đóng cửa dưới 55 USD/thùng, gần thấp nhất trong 1 tháng. Tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ xuống dưới 45 USD/thùng, thấp nhất 2 tháng rưỡi.
Đồng USD hôm qua đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm so với đồng Euro. Hiện đồng bạc xanh đã gần mức ngang giá so với đồng tiền chung châu Âu. Xu hướng tăng giá mạnh của đồng USD trong thời gian gần đây đã gây áp lực mất giá cho dầu thô và các hàng hóa cơ bản khác vốn được định giá bằng USD.
Chỉ số Thomson Reuters/Core Commodity CRB Index, một thước đo giá của 19 hàng hóa cơ bản được giao dịch phổ biến, đã giảm xuống mức thấp nhất 6 năm trong phiên hôm qua.
“Tuần tới, giá dầu thô có thể phá vỡ mức đáy từ đầu năm”, ông Tariq Zahir thuộc công ty tư vấn Tyche Capital Advisors ở New York nhận định. Hồi tháng 1, giá dầu Brent đã giảm xuống mức hơn 45 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ giảm còn trên 43 USD/thùng.
Giá dầu giảm ngay khi vừa mở cửa phiên giao dịch hôm qua tại New York và London. Trước đó, IEA cảnh báo rằng, lượng dầu dư thừa trên toàn cầu vẫn gia tăng và nước Mỹ có thể sớm không còn bể chứa để đựng dầu.
“Nguồn cung dầu của Mỹ đến nay vẫn chưa cho thấy một chút tín hiệu quý giá nào về sự tăng trưởng chậm lại. Ngược lại, nguồn cung này vẫn tăng vượt dự báo”, báo cáo của IEA có đoạn viết.
Một số nhà giao dịch cũng nhấn mạnh về khả năng Iran đạt thỏa thuận hạt nhân một phần với các cường quốc vào cuối tháng 3 này và một thỏa thuận đầy đủ vào tháng 6. Thỏa thuận hạt nhân của Iran có thể sẽ chấm dứt lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Tehran, giúp nước này xuất khẩu nhiều dầu thô hơn, từ đó gây áp lực giảm giá lớn hơn lên thị trường năng lượng.
Yếu tố duy nhất thực sự ủng hộ giá dầu trong phiên hôm qua là dữ liệu do công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố cho thấy số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ giảm 56 giàn khoan trong tuần này, còn 866 giàn, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2011. Số giàn khoan giảm có thể đồng nghĩa với sự đi xuống của sản lượng.
Thông tin Chính phủ Mỹ đề xuất mua tới 5 triệu thùng dầu cho dự trữ dầu lửa chiến lược cũng ít nhiều hỗ trợ cho giá dầu.
Tuy vậy, chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 2,41 USD/thùng, tương đương giảm 4,2%, còn 54,67 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ dừng ở mức 44,84 USDS/thùng, giảm 2,21 USD/thùng, tương đương giảm 4,7%.
Giá của cả hai loại dầu này cùng giảm 9% trong tuần.
Theo tin từ Reuters, dữ liệu cho thấy số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ giảm mạnh đã không đủ sức đưa “vàng đen” thoát khỏi một phiên mất giá.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent đóng cửa dưới 55 USD/thùng, gần thấp nhất trong 1 tháng. Tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ xuống dưới 45 USD/thùng, thấp nhất 2 tháng rưỡi.
Đồng USD hôm qua đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm so với đồng Euro. Hiện đồng bạc xanh đã gần mức ngang giá so với đồng tiền chung châu Âu. Xu hướng tăng giá mạnh của đồng USD trong thời gian gần đây đã gây áp lực mất giá cho dầu thô và các hàng hóa cơ bản khác vốn được định giá bằng USD.
Chỉ số Thomson Reuters/Core Commodity CRB Index, một thước đo giá của 19 hàng hóa cơ bản được giao dịch phổ biến, đã giảm xuống mức thấp nhất 6 năm trong phiên hôm qua.
“Tuần tới, giá dầu thô có thể phá vỡ mức đáy từ đầu năm”, ông Tariq Zahir thuộc công ty tư vấn Tyche Capital Advisors ở New York nhận định. Hồi tháng 1, giá dầu Brent đã giảm xuống mức hơn 45 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ giảm còn trên 43 USD/thùng.
Giá dầu giảm ngay khi vừa mở cửa phiên giao dịch hôm qua tại New York và London. Trước đó, IEA cảnh báo rằng, lượng dầu dư thừa trên toàn cầu vẫn gia tăng và nước Mỹ có thể sớm không còn bể chứa để đựng dầu.
“Nguồn cung dầu của Mỹ đến nay vẫn chưa cho thấy một chút tín hiệu quý giá nào về sự tăng trưởng chậm lại. Ngược lại, nguồn cung này vẫn tăng vượt dự báo”, báo cáo của IEA có đoạn viết.
Một số nhà giao dịch cũng nhấn mạnh về khả năng Iran đạt thỏa thuận hạt nhân một phần với các cường quốc vào cuối tháng 3 này và một thỏa thuận đầy đủ vào tháng 6. Thỏa thuận hạt nhân của Iran có thể sẽ chấm dứt lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Tehran, giúp nước này xuất khẩu nhiều dầu thô hơn, từ đó gây áp lực giảm giá lớn hơn lên thị trường năng lượng.
Yếu tố duy nhất thực sự ủng hộ giá dầu trong phiên hôm qua là dữ liệu do công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố cho thấy số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ giảm 56 giàn khoan trong tuần này, còn 866 giàn, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2011. Số giàn khoan giảm có thể đồng nghĩa với sự đi xuống của sản lượng.
Thông tin Chính phủ Mỹ đề xuất mua tới 5 triệu thùng dầu cho dự trữ dầu lửa chiến lược cũng ít nhiều hỗ trợ cho giá dầu.
Tuy vậy, chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 2,41 USD/thùng, tương đương giảm 4,2%, còn 54,67 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ dừng ở mức 44,84 USDS/thùng, giảm 2,21 USD/thùng, tương đương giảm 4,7%.
Giá của cả hai loại dầu này cùng giảm 9% trong tuần.