Hàng loạt “đại gia” muốn thâu tóm nhà sản xuất BlackBerry
Microsoft, Nokia và Amazon.com được cho là đang muốn thâu tóm nhà sản xuất điện thoại BlackBerry nhân lúc hãng này khó khăn
Hai “đại gia” Microsoft và Nokia đang cân nhắc ý tưởng bắt tay nhau chào mua hãng Research In Motions (RIM) - nhà sản xuất điện thoại BlackBerry. Ngoài ra, RIM cũng vừa thẳng thừng từ chối ý định mua lại từ hãng Amazon.com.
Chưa có thông tin chính thức về các thương vụ được cho là đang manh nha trên, nhưng ý tưởng về thâu tóm RIM của các hãng lớn đã được một số nguồn tin thân cận tiết lộ với báo chí. Thông tin về vụ Microsoft-Nokia-RIM vừa xuất hiện trên báo Wall Street Journal, trong khi tin về vụ Amazon-RIM được hãng tin Reuters đăng tải ngay sau đó.
Sự nhòm ngó của một loạt đối tác mua lại tiềm năng, dù chưa chính thức, cũng cho thấy mức độ nghiêm trọng của những thách thức mà RIM đang đương đầu, cũng như những cơ hội đang mở ra cho các đối thủ của hãng điện thoại này.
Sau khi công bố kết quả kinh doanh quý 3 tồi tệ vào tuần trước, RIM chứng kiến giá cổ phiếu tụt dốc không phanh. Các nhà đầu tư và giới phân tích kêu gọi RIM đi đến hành động quyết đoán, chẳng hạn như thay đổi ban điều hành hoặc bán lại công ty.
Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, hiện tại, RIM chỉ muốn tìm cách xoa dịu các cổ đông khó tính và “câu giờ” cho tới khi tung ra sản phẩm điện thoại BlackBerry thế hệ tiếp theo.
Trong số các lựa chọn này, RIM đang xem xét khả năng cấp phép hệ điều hành điện thoại di động mới của hãng cho các nhà sản xuất như Samsung hay HTC. Cách làm này được xem là “bắt chước” Google, hãng cung cấp hệ điều hành Android cho nhiều hãng điện thoại. Ngoài ra, RIM không muốn từ bỏ hoạt động sản xuất của mình.
Tin đồn thâu tóm đã đưa giá cổ phiếu RIM tăng tới 11% sau khi thị trường Mỹ đã đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/12. Hãng tin Bloomberg cho biết, trong số các hãng sản xuất thiết bị viễn thông có giá trị vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD, RIM hiện là công ty niêm yết có hệ số giá cổ phiếu/thu nhập thấp nhất, chỉ ở mức 2,83 lần.
Theo Reuters, trong mấy tháng gần đây, giới phân tích ở Phố Wall cũng khuyến nghị RIM “bán mình” cho Samsung hoặc HTC. Nhưng cả hai hãng này đều đã có thỏa thuận cấp phép sử dụng phần mềm Android của Google nên không nhận thấy lợi ích gì nếu thâu tóm RIM.
Trong vòng 12 tháng qua, giá trị vốn hóa của RIM đã giảm 77%, còn 6,8 tỷ USD. Giá trị vốn hóa của RIM lao dốc sau một loạt báo cáo tài chính gây thất vọng, các kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới bị trì hoãn, tình trạng ế ẩm của chiếc máy tính bảng PlayBook, và hàng loạt bước đi sai lầm khác.
Chưa có thông tin chính thức về các thương vụ được cho là đang manh nha trên, nhưng ý tưởng về thâu tóm RIM của các hãng lớn đã được một số nguồn tin thân cận tiết lộ với báo chí. Thông tin về vụ Microsoft-Nokia-RIM vừa xuất hiện trên báo Wall Street Journal, trong khi tin về vụ Amazon-RIM được hãng tin Reuters đăng tải ngay sau đó.
Sự nhòm ngó của một loạt đối tác mua lại tiềm năng, dù chưa chính thức, cũng cho thấy mức độ nghiêm trọng của những thách thức mà RIM đang đương đầu, cũng như những cơ hội đang mở ra cho các đối thủ của hãng điện thoại này.
Sau khi công bố kết quả kinh doanh quý 3 tồi tệ vào tuần trước, RIM chứng kiến giá cổ phiếu tụt dốc không phanh. Các nhà đầu tư và giới phân tích kêu gọi RIM đi đến hành động quyết đoán, chẳng hạn như thay đổi ban điều hành hoặc bán lại công ty.
Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, hiện tại, RIM chỉ muốn tìm cách xoa dịu các cổ đông khó tính và “câu giờ” cho tới khi tung ra sản phẩm điện thoại BlackBerry thế hệ tiếp theo.
Trong số các lựa chọn này, RIM đang xem xét khả năng cấp phép hệ điều hành điện thoại di động mới của hãng cho các nhà sản xuất như Samsung hay HTC. Cách làm này được xem là “bắt chước” Google, hãng cung cấp hệ điều hành Android cho nhiều hãng điện thoại. Ngoài ra, RIM không muốn từ bỏ hoạt động sản xuất của mình.
Tin đồn thâu tóm đã đưa giá cổ phiếu RIM tăng tới 11% sau khi thị trường Mỹ đã đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/12. Hãng tin Bloomberg cho biết, trong số các hãng sản xuất thiết bị viễn thông có giá trị vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD, RIM hiện là công ty niêm yết có hệ số giá cổ phiếu/thu nhập thấp nhất, chỉ ở mức 2,83 lần.
Theo Reuters, trong mấy tháng gần đây, giới phân tích ở Phố Wall cũng khuyến nghị RIM “bán mình” cho Samsung hoặc HTC. Nhưng cả hai hãng này đều đã có thỏa thuận cấp phép sử dụng phần mềm Android của Google nên không nhận thấy lợi ích gì nếu thâu tóm RIM.
Trong vòng 12 tháng qua, giá trị vốn hóa của RIM đã giảm 77%, còn 6,8 tỷ USD. Giá trị vốn hóa của RIM lao dốc sau một loạt báo cáo tài chính gây thất vọng, các kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới bị trì hoãn, tình trạng ế ẩm của chiếc máy tính bảng PlayBook, và hàng loạt bước đi sai lầm khác.