Hàng loạt doanh nhân Mỹ quyên tiền chống Ebola
Hai vợ chồng ông chủ Facebook đã tuyên bố khoản tài trợ 25 triệu USD để chống Ebola
Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) của mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg hôm qua (14/10) tuyên bố hiến tặng 25 triệu USD cho cuộc chiến chống dịch Ebola. Trong khi đó, số ca nhiễm Ebola mới được dự báo sẽ tăng vọt trong thời gian tới.
Theo trang Business Insider, Zuckerberg và vợ là Priscilla Chan đã tuyên bố khoản tài trợ 25 triệu USD để chống Ebola. Trên trang cá nhân, vị tỷ phú trẻ viết: “Priscilla và tôi sẽ tài trợ 25 triệu USD cho Quỹ Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC Foundation) để giúp chống Ebola. Dịch bệnh này đang ở giai đoạn bước ngoặt quan trọng. Đến nay đã có 8.400 người nhiễm bệnh và đang lan nhanh, dự kiến có thể khiến 1 triệu người nhiễm hoặc hơn trong vòng mấy tháng tới nếu không được xử lý”.
"Khoản đóng góp đáng kể từ Mark Zuckerberg và Priscilla Chan sẽ giúp chúng tôi nhanh chóng đẩy mạnh cuộc chiến chống Ebola", Giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dịch Mỹ (CDC) Thomas Frieden nói sau khi vợ chồng Zuckerberg công bố về khoản hỗ trợ.
Theo dự kiến, số tiền tài trợ này sẽ nhanh chóng được chuyển tới quỹ ứng phó thảm họa toàn cầu của CDC.
Ngoài Zuckerberg, hàng loạt doanh nhân lớn khác của Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, cũng đã cam kết những khoản tài trợ lớn cho cuộc chiến chống Ebola.
Theo tạp chí Fortune, hồi tháng 9, quỹ Bill and Melinda Gates Foundation của vợ chồng nhà sáng lập hãng phần mềm Microsoft cam kết hỗ trợ 50 triệu USD cho cuộc chiến chống Ebola.
Quỹ từ thiện Paul G. Allen Family Foundation của nhà đồng sáng lập Microsoft Paul Allen tài trợ 20 triệu USD. Tập đoàn Google tặng 500.000 USD, trong khi một quỹ từ thiện của nhà đồng sáng lập tập đoàn HP William Hewlett đã tặng 5 triệu USD cho cuộc chiến này.
Theo số liệu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hôm qua, virus Ebola đang khiến 70% số người mắc thiệt mạng. Theo tổ chức này, từ nay đến đầu tháng 12, số ca nhiễm Ebola mới có thể lên tới con số 10.000 người mỗi tuần.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Bruce Aylward, Phó tổng giám đốc WHO phụ trách chống Ebola, cho biết, loại virus này “vẫn đang di chuyển về mặt địa lý, vẫn đang leo thang” ở một số thành phố lớn của Tây Phi.
Ông Aylward bày tỏ quan ngại về việc Ebola có thể lan rộng sang các quốc gia Tây Phi khác cùng chung đường biên giới và 3 quốc gia ở tâm dịch là Sierra Leone, Guine và Liberia. Trong đó, Bờ Biển Ngà là quốc gia có mức độ rủi ro cao nhất.
Theo ông Aylward, WHO đang dự kiến áp dụng một kế hoạch “70-70-60”, trong đó mục tiêu được đề ra là chôn cất an toàn 70% số người chết vì Ebola, và điều trị 70% số người mắc bệnh trong vòng 60 ngày để ngăn sự lây lan của bệnh dịch.
“Mỗi khi cách ly thêm được một bệnh nhân, mỗi khi chôn cất an toàn được một nạn nhân của Ebola, thì độ nguy hiểm của trận dịch lại giảm xuống”, tiến sỹ Aylward phát biểu.
Số liệu mới nhất của WHO cho thấy, đã có 8.914 người bị nghi hoặc được xác định nhiễm Ebola và đã có 4.447 người chết vì căn bệnh này. Số liệu này cho thấy, tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm Ebola là dưới 50%.
Tuy vậy, theo ông Aylward, nếu bệnh nhân được theo dõi trong suốt quá trình mắc bệnh, tỷ lệ tử vong mà Ebola gây ra thực tế lên tới 70% ở những quốc gia có dịch. Cũng theo chuyên gia này, số ca nhiễm Ebola mới đã lên tới 1.000 ca mỗi tuần trong khoảng 3-4 tuần trở lại đây. Theo dự kiến, tổng số ca nhiễm sẽ vượt con số 9.000 trong tuần này.
Tại Mỹ, nhà chức trách nước này đã thành lập một đội phản ứng nhanh chống Ebola. Nữ y tá gốc Việt, Nina Phạm, người bị lây Ebola đầu tiên tại Mỹ, vẫn đang được điều trị tích cực trong bệnh viện và sức khỏe của cô vẫn đang trong tình trạng khá tốt.
Theo trang Business Insider, Zuckerberg và vợ là Priscilla Chan đã tuyên bố khoản tài trợ 25 triệu USD để chống Ebola. Trên trang cá nhân, vị tỷ phú trẻ viết: “Priscilla và tôi sẽ tài trợ 25 triệu USD cho Quỹ Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC Foundation) để giúp chống Ebola. Dịch bệnh này đang ở giai đoạn bước ngoặt quan trọng. Đến nay đã có 8.400 người nhiễm bệnh và đang lan nhanh, dự kiến có thể khiến 1 triệu người nhiễm hoặc hơn trong vòng mấy tháng tới nếu không được xử lý”.
"Khoản đóng góp đáng kể từ Mark Zuckerberg và Priscilla Chan sẽ giúp chúng tôi nhanh chóng đẩy mạnh cuộc chiến chống Ebola", Giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dịch Mỹ (CDC) Thomas Frieden nói sau khi vợ chồng Zuckerberg công bố về khoản hỗ trợ.
Theo dự kiến, số tiền tài trợ này sẽ nhanh chóng được chuyển tới quỹ ứng phó thảm họa toàn cầu của CDC.
Ngoài Zuckerberg, hàng loạt doanh nhân lớn khác của Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, cũng đã cam kết những khoản tài trợ lớn cho cuộc chiến chống Ebola.
Theo tạp chí Fortune, hồi tháng 9, quỹ Bill and Melinda Gates Foundation của vợ chồng nhà sáng lập hãng phần mềm Microsoft cam kết hỗ trợ 50 triệu USD cho cuộc chiến chống Ebola.
Quỹ từ thiện Paul G. Allen Family Foundation của nhà đồng sáng lập Microsoft Paul Allen tài trợ 20 triệu USD. Tập đoàn Google tặng 500.000 USD, trong khi một quỹ từ thiện của nhà đồng sáng lập tập đoàn HP William Hewlett đã tặng 5 triệu USD cho cuộc chiến này.
Theo số liệu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hôm qua, virus Ebola đang khiến 70% số người mắc thiệt mạng. Theo tổ chức này, từ nay đến đầu tháng 12, số ca nhiễm Ebola mới có thể lên tới con số 10.000 người mỗi tuần.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Bruce Aylward, Phó tổng giám đốc WHO phụ trách chống Ebola, cho biết, loại virus này “vẫn đang di chuyển về mặt địa lý, vẫn đang leo thang” ở một số thành phố lớn của Tây Phi.
Ông Aylward bày tỏ quan ngại về việc Ebola có thể lan rộng sang các quốc gia Tây Phi khác cùng chung đường biên giới và 3 quốc gia ở tâm dịch là Sierra Leone, Guine và Liberia. Trong đó, Bờ Biển Ngà là quốc gia có mức độ rủi ro cao nhất.
Theo ông Aylward, WHO đang dự kiến áp dụng một kế hoạch “70-70-60”, trong đó mục tiêu được đề ra là chôn cất an toàn 70% số người chết vì Ebola, và điều trị 70% số người mắc bệnh trong vòng 60 ngày để ngăn sự lây lan của bệnh dịch.
“Mỗi khi cách ly thêm được một bệnh nhân, mỗi khi chôn cất an toàn được một nạn nhân của Ebola, thì độ nguy hiểm của trận dịch lại giảm xuống”, tiến sỹ Aylward phát biểu.
Số liệu mới nhất của WHO cho thấy, đã có 8.914 người bị nghi hoặc được xác định nhiễm Ebola và đã có 4.447 người chết vì căn bệnh này. Số liệu này cho thấy, tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm Ebola là dưới 50%.
Tuy vậy, theo ông Aylward, nếu bệnh nhân được theo dõi trong suốt quá trình mắc bệnh, tỷ lệ tử vong mà Ebola gây ra thực tế lên tới 70% ở những quốc gia có dịch. Cũng theo chuyên gia này, số ca nhiễm Ebola mới đã lên tới 1.000 ca mỗi tuần trong khoảng 3-4 tuần trở lại đây. Theo dự kiến, tổng số ca nhiễm sẽ vượt con số 9.000 trong tuần này.
Tại Mỹ, nhà chức trách nước này đã thành lập một đội phản ứng nhanh chống Ebola. Nữ y tá gốc Việt, Nina Phạm, người bị lây Ebola đầu tiên tại Mỹ, vẫn đang được điều trị tích cực trong bệnh viện và sức khỏe của cô vẫn đang trong tình trạng khá tốt.