Hậu thương vụ Microsoft - Foxconn: Sẽ có iPhone “made in Vietnam”?
Nhà máy sản xuất điện thoại tại Bắc Ninh có thể sẽ là trung tâm gia công mới của Foxconn
Đã có những câu hỏi dưới góc độ sản xuất được đặt ra khi nhà máy sản xuất điện thoại của Microsoft tại Bắc Ninh (tiền thân là nhà máy sản xuất điện thoại Nokia) sẽ về tay Foxconn - tập đoàn gia công điện thoại lớn nhất thế giới hiện nay, và là nhà gia công chính cho sản phẩm iPhone của Apple.
Theo thông cáo mà Microsoft phát đi hôm 18/5, tập đoàn này đã đạt được thỏa thuận giao dịch bán mảng điện thoại truyền thống cho hai đơn vị, là FIH Mobile Ltd., thuộc tập đoàn công nghệ Foxconn (Đài Loan), và HMD Global (Phần Lan).
Một nguồn tin cho biết, trong thương vụ này, FIH Mobile sẽ bỏ ra 330 triệu USD mua lại nhà máy Microsoft Mobile Việt Nam, còn HMD Global bỏ ra 20 triệu USD để mua lại thương hiệu Nokia và bản quyền thiết kế điện thoại.
Sau khi thông tin trên được công bố, đại diện một thương hiệu điện thoại lớn có nhà máy tại Việt Nam bình luận, do nhà máy này hiện có quy mô khá nhỏ, nên thương vụ trên chưa ảnh hưởng nhiều đến thị trường sản xuất điện thoại trong nước. Tuy nhiên, bù lại, đây có thể là “bàn đạp” đầu tiên để Foxconn tiến hành sản xuất điện thoại tại Việt Nam.
Ông nhìn nhận, trong trường hợp Foxconn thực sự muốn chọn Việt Nam như một địa bàn mới để sản xuất, thì Foxconn sẽ đầu tư để mở rộng quy mô lớn hơn.
Foxconn là đơn vị gia công rất lớn cho nhiều đối tác nước ngoài, nên hãng này có thể sản xuất cả điện thoại phổ thông cũng như sản phẩm điện thoại thông minh theo đơn đặt hàng từ các hãng.
Ông phân tích, do Foxconn chỉ là đơn vị gia công không phải là kinh doanh, nên ở góc độ thị trường, sẽ không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, ở khía cạnh sản xuất, khi Foxconn mở rộng quy mô, chắc chắn sẽ có thêm cạnh tranh về nhân lực tại Việt Nam giữa các nhà sản xuất…
Lãnh đạo của một tập đoàn công nghệ có tham gia đầu tư nghiên cứu và sản xuất điện thoại tại Việt Nam cũng cho rằng việc Foxconn mua nhà máy điện thoại của Microsoft ở Việt Nam là dấu hiệu tập đoàn này sẽ chuyển dần gia công sang Việt Nam.
Theo vị này, sau thương vụ trên với Microsoft, Foxconn sẽ có cơ sở gia công, lắp ráp hoàn chỉnh đầu tiên ở Việt Nam, từ đó sẽ kéo theo đông đảo các nhà máy phụ trợ khác vào Việt Nam.
“Nhà máy tại Bắc Ninh có thể sẽ là trung tâm gia công mới của Foxconn”, vị này nhìn nhận.
Theo ông, thời gian tới, biết đâu, dòng điện thoại đình đám iPhone có thể sẽ được Foxconn gia công tại Việt Nam.
Một điểm tích cực khác của thương vụ trên, theo ông, là các công ty sản xuất điện thoại trong nước có thể chỉ cần đảm nhận tốt khâu thiết kế, tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu, phát triển, còn việc sản xuất thì đã có… Foxconn lo. Điều này rất tốt cho các công ty làm điện thoại của Việt Nam. Ông cũng cho biết, nếu được, công ty ông sẽ tính toán việc thuê Foxconn sản xuất.
Còn trước mắt, cũng có khả năng nhà máy “Nokia quá khứ” này sẽ quay lại sản xuất cho nhu cầu của chính tập đoàn Nokia (Phần Lan). Điều này là có cơ sở, bởi mới đây, Nokia đã xác nhận sẽ quay lại thị trường di động với những chiếc smartphone và tablet chạy Android, thông qua đối tác sản xuất HMD cũng đến từ Phần Lan.
Nhất là khi theo thỏa thuận từ thương vụ trên, HMD sẽ có quyền sản xuất, phân phối và sử dụng thương hiệu Nokia cho các sản phẩm di động của mình trong tương lai (bao gồm điện thoại cơ bản, smartphone và tablet).
Theo thông cáo mà Microsoft phát đi hôm 18/5, tập đoàn này đã đạt được thỏa thuận giao dịch bán mảng điện thoại truyền thống cho hai đơn vị, là FIH Mobile Ltd., thuộc tập đoàn công nghệ Foxconn (Đài Loan), và HMD Global (Phần Lan).
Một nguồn tin cho biết, trong thương vụ này, FIH Mobile sẽ bỏ ra 330 triệu USD mua lại nhà máy Microsoft Mobile Việt Nam, còn HMD Global bỏ ra 20 triệu USD để mua lại thương hiệu Nokia và bản quyền thiết kế điện thoại.
Sau khi thông tin trên được công bố, đại diện một thương hiệu điện thoại lớn có nhà máy tại Việt Nam bình luận, do nhà máy này hiện có quy mô khá nhỏ, nên thương vụ trên chưa ảnh hưởng nhiều đến thị trường sản xuất điện thoại trong nước. Tuy nhiên, bù lại, đây có thể là “bàn đạp” đầu tiên để Foxconn tiến hành sản xuất điện thoại tại Việt Nam.
Ông nhìn nhận, trong trường hợp Foxconn thực sự muốn chọn Việt Nam như một địa bàn mới để sản xuất, thì Foxconn sẽ đầu tư để mở rộng quy mô lớn hơn.
Foxconn là đơn vị gia công rất lớn cho nhiều đối tác nước ngoài, nên hãng này có thể sản xuất cả điện thoại phổ thông cũng như sản phẩm điện thoại thông minh theo đơn đặt hàng từ các hãng.
Ông phân tích, do Foxconn chỉ là đơn vị gia công không phải là kinh doanh, nên ở góc độ thị trường, sẽ không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, ở khía cạnh sản xuất, khi Foxconn mở rộng quy mô, chắc chắn sẽ có thêm cạnh tranh về nhân lực tại Việt Nam giữa các nhà sản xuất…
Lãnh đạo của một tập đoàn công nghệ có tham gia đầu tư nghiên cứu và sản xuất điện thoại tại Việt Nam cũng cho rằng việc Foxconn mua nhà máy điện thoại của Microsoft ở Việt Nam là dấu hiệu tập đoàn này sẽ chuyển dần gia công sang Việt Nam.
Theo vị này, sau thương vụ trên với Microsoft, Foxconn sẽ có cơ sở gia công, lắp ráp hoàn chỉnh đầu tiên ở Việt Nam, từ đó sẽ kéo theo đông đảo các nhà máy phụ trợ khác vào Việt Nam.
“Nhà máy tại Bắc Ninh có thể sẽ là trung tâm gia công mới của Foxconn”, vị này nhìn nhận.
Theo ông, thời gian tới, biết đâu, dòng điện thoại đình đám iPhone có thể sẽ được Foxconn gia công tại Việt Nam.
Một điểm tích cực khác của thương vụ trên, theo ông, là các công ty sản xuất điện thoại trong nước có thể chỉ cần đảm nhận tốt khâu thiết kế, tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu, phát triển, còn việc sản xuất thì đã có… Foxconn lo. Điều này rất tốt cho các công ty làm điện thoại của Việt Nam. Ông cũng cho biết, nếu được, công ty ông sẽ tính toán việc thuê Foxconn sản xuất.
Còn trước mắt, cũng có khả năng nhà máy “Nokia quá khứ” này sẽ quay lại sản xuất cho nhu cầu của chính tập đoàn Nokia (Phần Lan). Điều này là có cơ sở, bởi mới đây, Nokia đã xác nhận sẽ quay lại thị trường di động với những chiếc smartphone và tablet chạy Android, thông qua đối tác sản xuất HMD cũng đến từ Phần Lan.
Nhất là khi theo thỏa thuận từ thương vụ trên, HMD sẽ có quyền sản xuất, phân phối và sử dụng thương hiệu Nokia cho các sản phẩm di động của mình trong tương lai (bao gồm điện thoại cơ bản, smartphone và tablet).