HSBC lạc quan về hoạt động sản xuất ở Việt Nam
HSBC lạc quan về hoạt động sản xuất của Việt Nam, mà điển hình là PMI tiếp tục tăng trong tháng 7
Trong báo cáo vừa công bố, ngân hàng HSBC cho rằng Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh và phải chịu ít rủi ro từ sự biến động bất thường của dòng vốn bên ngoài.
HSBC cũng cho rằng, sản xuất của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, Việt Nam có lợi thế so sánh về chi phí lao động để thu hút các hoạt động sản xuất cần nhiều sức lao động. Thời gian qua, Chính phủ cũng đã rất nỗ lực thu hút FDI vào sản xuất bằng các ưu đãi thuế và cải thiện hạ tầng.
Thứ hai, Việt Nam mới kết thúc đàm phán FTA với Liên minh Châu Âu (EU) và ký kết FTA với Hàn Quốc, cũng như đang trong quá trình bàn thảo để đi đến vòng đàm phán cuối cùng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo HSBC, thị phần thương mại của Việt Nam năm 2014 tăng lên mức 0,8% tổng thương mại toàn cầu từ mức 0,7% của năm 2013. Chỉ số PMI tháng 7 tiếp tục tăng lên mức 52,6 điểm từ mức 52,2 điểm của tháng 6.
HSBC dự báo so với cùng kỳ, lạm phát của Việt Nam sẽ tăng liên tục trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2015.
Xuất khẩu năm 2015 được dự báo tăng trưởng 11,6% so với năm 2014; nhập khẩu tăng 15,8%. Doanh số bán lẻ năm 2015 được cho là sẽ tăng trưởng 9,8% trong năm nay và tăng trưởng đến 13,7% trong năm 2016.
HSBC nói rằng những rủi ro đến với Việt Nam sẽ đến từ bên trong, chứ không phải bên ngoài.
Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh và phải chịu ít rủi ro từ sự biến động bất thường của dòng vốn bên ngoài. Tại thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng đang phục hồi.
Tuy nhiên, HSBC nhấn mạnh rằng cần quan tâm đặc biệt đến việc thâm hụt ngân sách ngày càng rộng hơn khiến Bộ Tài chính mới đây phải đi vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có vốn Nhà nước tiếp tục lấn át khối tư nhân có hoạt động đầu tư hiệu quả hơn.
HSBC cũng cho rằng, sản xuất của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, Việt Nam có lợi thế so sánh về chi phí lao động để thu hút các hoạt động sản xuất cần nhiều sức lao động. Thời gian qua, Chính phủ cũng đã rất nỗ lực thu hút FDI vào sản xuất bằng các ưu đãi thuế và cải thiện hạ tầng.
Thứ hai, Việt Nam mới kết thúc đàm phán FTA với Liên minh Châu Âu (EU) và ký kết FTA với Hàn Quốc, cũng như đang trong quá trình bàn thảo để đi đến vòng đàm phán cuối cùng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo HSBC, thị phần thương mại của Việt Nam năm 2014 tăng lên mức 0,8% tổng thương mại toàn cầu từ mức 0,7% của năm 2013. Chỉ số PMI tháng 7 tiếp tục tăng lên mức 52,6 điểm từ mức 52,2 điểm của tháng 6.
HSBC dự báo so với cùng kỳ, lạm phát của Việt Nam sẽ tăng liên tục trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2015.
Xuất khẩu năm 2015 được dự báo tăng trưởng 11,6% so với năm 2014; nhập khẩu tăng 15,8%. Doanh số bán lẻ năm 2015 được cho là sẽ tăng trưởng 9,8% trong năm nay và tăng trưởng đến 13,7% trong năm 2016.
HSBC nói rằng những rủi ro đến với Việt Nam sẽ đến từ bên trong, chứ không phải bên ngoài.
Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh và phải chịu ít rủi ro từ sự biến động bất thường của dòng vốn bên ngoài. Tại thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng đang phục hồi.
Tuy nhiên, HSBC nhấn mạnh rằng cần quan tâm đặc biệt đến việc thâm hụt ngân sách ngày càng rộng hơn khiến Bộ Tài chính mới đây phải đi vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có vốn Nhà nước tiếp tục lấn át khối tư nhân có hoạt động đầu tư hiệu quả hơn.