Kế hoạch đầu tư công vẫn là chuyện “nội bộ”
Lần đầu tiên những quy định cụ thể về kế hoạch đầu tư công được đưa ra một cách chi tiết
“Toàn bộ quy trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm vẫn là các hoạt động “nội bộ” giữa các cơ quan nhà nước với nhau...”.
Đó là nhận xét của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho dự thảo nghị định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đưa ra lấy ý kiến.
Lần đầu tiên những quy định cụ thể về lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được đưa ra một cách chi tiết. Cùng với đó, dự thảo nghị định còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch đầu tư công.
Theo bản góp ý được VCCI tổng kết, một trong những nguyên tắc xuyên suốt quá trình lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm là “bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng”, tuy nhiên nhiều quy định tại các nội dung cụ thể của dự thảo lại chưa thể hiện rõ ràng nguyên tắc này.
Cụ thể, toàn bộ quy trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm vẫn là các hoạt động “nội bộ” giữa các cơ quan nhà nước với nhau, sự tham gia của các tổ chức giám sát, tổ chức dân sự hoặc đại diện cho tiếng nói của nhân dân, doanh nghiệp không có hoặc nếu có thì rất mờ nhạt.
Dự thảo cũng chưa có quy định nào về việc bắt buộc công khai, minh bạch các kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm khi đã chính thức thông qua, và cũng không có quy định về trình tự thủ tục công khai như hình thức, thời hạn và cơ quan nào có trách nhiệm công khai...
Bên cạnh đó, cũng chưa có quy định giải quyết cho trường hợp cùng thời điểm có nhiều dự án có mức độ tương đương nhau, điều kiện ngang nhau thì sự lựa chọn dựa trên tiêu chí nào.
Dự thảo có quy định về thời hạn tối đa bố trí vốn cho các dự án nhóm B và nhóm C. Quy định này được hiểu là để đảm bảo nguồn vốn cho các dự án được triển khai, tránh tình trạng dự án bị kéo dài gây thiệt hại và lãng phí nghiêm trọng do không được cấp vốn theo đúng cam kết. Tuy nhiên, theo VCCI, nội dung cụ thể của quy định này lại được thiết kế theo cách có thể chưa đảm bảo được mục tiêu nói trên và do đó cần được điều chỉnh lại.
Cụ thể, dự thảo quy định đối với dự án nhóm B có thời hạn tối đa 10 năm cho một dự án nếu chưa giải phóng mặt bằng, 5 hoặc 8 năm cho dự án đã giải phóng mặt bằng là quá dài, nhất là những dự án có tiến độ thi công nhanh hoặc các dự án mà việc kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền hạn và lợi ích của cộng đồng dân cư liên quan.
Quy định về thời hạn tối đa cho giải ngân vốn quá dài trong những trường hợp này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ công trình, các lợi ích của các cộng đồng dân cư liên quan cũng như quyền lợi hợp pháp của các nhà thầu xây dựng...
Về các trường hợp được phép kéo dài thời gian bố trí vốn, theo VCCI, cần được quy định rõ và có giới hạn để không bị áp dụng tùy tiện, phá vỡ nguyên tắc chung về thời hạn tối đa cho giải ngân vốn. Một trong những lý do để được kéo dài thời gian bố trí vốn dự thảo đưa ra là “trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai...”. Đây là quy định quá chung chung khó áp dụng. Do đó phải quy định rõ khó khăn, vướng mắc này là của ai? Nguyên nhân do lỗi chủ quan của ai, hay do khách quan?
Ngoài ra, thời gian gia hạn tối đa là kéo dài thêm bao lâu cũng không có quy định cụ thể... Việc thiếu rõ ràng trong quy định về việc gia hạn thời hạn này sẽ gây khó khăn cho các đối tượng triển khai các dự án có sử dụng nguồn vốn đầu tư này cũng như ảnh hưởng đáng kể tới các lợi ích công cộng liên quan.
Liên quan đến việc xử lý vi phạm trong hoạt động lập, theo dõi, đánh giá, điều hành kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm, VCCI cho rằng dự thảo quy định còn chung chung, không xác định rõ chủ thể chịu trách nhiệm, các hành vi vi phạm cũng như chế tài xử lý tương ứng nên sẽ khó thực thi trong thực tế...
Đó là nhận xét của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho dự thảo nghị định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đưa ra lấy ý kiến.
Lần đầu tiên những quy định cụ thể về lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được đưa ra một cách chi tiết. Cùng với đó, dự thảo nghị định còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch đầu tư công.
Theo bản góp ý được VCCI tổng kết, một trong những nguyên tắc xuyên suốt quá trình lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm là “bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng”, tuy nhiên nhiều quy định tại các nội dung cụ thể của dự thảo lại chưa thể hiện rõ ràng nguyên tắc này.
Cụ thể, toàn bộ quy trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm vẫn là các hoạt động “nội bộ” giữa các cơ quan nhà nước với nhau, sự tham gia của các tổ chức giám sát, tổ chức dân sự hoặc đại diện cho tiếng nói của nhân dân, doanh nghiệp không có hoặc nếu có thì rất mờ nhạt.
Dự thảo cũng chưa có quy định nào về việc bắt buộc công khai, minh bạch các kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm khi đã chính thức thông qua, và cũng không có quy định về trình tự thủ tục công khai như hình thức, thời hạn và cơ quan nào có trách nhiệm công khai...
Bên cạnh đó, cũng chưa có quy định giải quyết cho trường hợp cùng thời điểm có nhiều dự án có mức độ tương đương nhau, điều kiện ngang nhau thì sự lựa chọn dựa trên tiêu chí nào.
Dự thảo có quy định về thời hạn tối đa bố trí vốn cho các dự án nhóm B và nhóm C. Quy định này được hiểu là để đảm bảo nguồn vốn cho các dự án được triển khai, tránh tình trạng dự án bị kéo dài gây thiệt hại và lãng phí nghiêm trọng do không được cấp vốn theo đúng cam kết. Tuy nhiên, theo VCCI, nội dung cụ thể của quy định này lại được thiết kế theo cách có thể chưa đảm bảo được mục tiêu nói trên và do đó cần được điều chỉnh lại.
Cụ thể, dự thảo quy định đối với dự án nhóm B có thời hạn tối đa 10 năm cho một dự án nếu chưa giải phóng mặt bằng, 5 hoặc 8 năm cho dự án đã giải phóng mặt bằng là quá dài, nhất là những dự án có tiến độ thi công nhanh hoặc các dự án mà việc kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền hạn và lợi ích của cộng đồng dân cư liên quan.
Quy định về thời hạn tối đa cho giải ngân vốn quá dài trong những trường hợp này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ công trình, các lợi ích của các cộng đồng dân cư liên quan cũng như quyền lợi hợp pháp của các nhà thầu xây dựng...
Về các trường hợp được phép kéo dài thời gian bố trí vốn, theo VCCI, cần được quy định rõ và có giới hạn để không bị áp dụng tùy tiện, phá vỡ nguyên tắc chung về thời hạn tối đa cho giải ngân vốn. Một trong những lý do để được kéo dài thời gian bố trí vốn dự thảo đưa ra là “trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai...”. Đây là quy định quá chung chung khó áp dụng. Do đó phải quy định rõ khó khăn, vướng mắc này là của ai? Nguyên nhân do lỗi chủ quan của ai, hay do khách quan?
Ngoài ra, thời gian gia hạn tối đa là kéo dài thêm bao lâu cũng không có quy định cụ thể... Việc thiếu rõ ràng trong quy định về việc gia hạn thời hạn này sẽ gây khó khăn cho các đối tượng triển khai các dự án có sử dụng nguồn vốn đầu tư này cũng như ảnh hưởng đáng kể tới các lợi ích công cộng liên quan.
Liên quan đến việc xử lý vi phạm trong hoạt động lập, theo dõi, đánh giá, điều hành kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm, VCCI cho rằng dự thảo quy định còn chung chung, không xác định rõ chủ thể chịu trách nhiệm, các hành vi vi phạm cũng như chế tài xử lý tương ứng nên sẽ khó thực thi trong thực tế...