Kêu gọi đầu tư để khẩn cấp cải tạo chung cư cũ
Hiện cả nước có hơn 3 triệu m2 nhà chung cư cũ được xây dựng tự trước năm 1991 với hơn 100 nghìn hộ dân sinh sống
Trong phiên họp thường kỳ tháng 4, các thành viên Chính phủ đã đạt được sự tán thành cao về chủ trương cần sớm thực hiện một số giải pháp đẩy mạnh cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp tại các đô thị trên cả nước.
Hiện cả nước có hơn 3 triệu m2 nhà chung cư cũ được xây dựng tự trước năm 1991 với hơn 100 nghìn hộ dân sinh sống. Tại Hà Nội có 23 Việt Nam cũ từ 4-5 tầng, tổng diện tích sàn khoảng 1 triệu m2 với 30 nghìn hộ và 10 khu nhà ở tập thể. Tại Tp.HCM có 6 khu chung cư tập trung và nhiều chung cư riêng lẻ. Các chung cư cũ bị hư hỏng nặng lên tới 0,5 triệu m2 với khoảng 10 nghìn hộ.
Theo Bộ Xây dựng, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến việc các khu chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp. Đó là sự buông lỏng quản lý, thiếu cơ chế kinh phí bảo trì, hầu hết các căn hộ bị đục phá, cơi nới. Công tác quy hoạch, kiến trúc cũng như công nghệ thi công xây dựng khu chung cư cũ cách đây 30 năm đã lạc hậu, chất lượng cũng như hạ tầng kỹ thuật lại bị quá tải do quy mô dân số vượt quá cao so với thiết kế ban đầu. Phần lớn các hộ đang sống trong khu chung cư cũ đều có thu nhập thấp, dẫn tới việc duy tu, bảo dưỡng các khu nhà này gặp nhiều khó khăn.
Tại cuộc họp, các thành viên Chính phủ đều nhất trí phải nhanh chóng xúc tiến xây dựng lại hàng chục chung cư cách đây 30 - 40 năm. Chính phủ sẽ xem xét, quyết định đồng bộ 6 nhóm giải pháp cơ bản. Thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng lại các khu chung cư cũ; giao trách nhiệm cũng như phân cấp cụ thể cho chính quyền các địa phương trong việc tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đối với Kchung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp, cho phép được điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng để đảm bảo tự cân đối về tài chính của dự án; tạo ưu đãi đất đai cho các chủ đầu tư; tạo ưu đãi tài chính với các dự án; tạo cơ chế riêng trong bồi thường, bố trí tái định cư đối với các tổ chức, cá nhân đang sử dụng nhà, đất trong phạm vi dự án; quy định rõ về quản lý dự án sau đầu tư.
Các thành viên Chính phủ đã đóng góp ý kiến về các giải pháp của Bộ Xây dựng. Theo đó, các địa phương phải công khai danh mục và thứ tự ưu tiên các khu chung cư cũ cần cải tạo lại để kêu gọi các chủ đầu tư tham gia; cho phép chủ đầu tư dự án được chủ động tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, đồng thời với việc lập dự án để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; các dự án xây dựng lại chung cư cũ không phải nộp tiền sử dụng đất và được miễn, giảm các loại thuế, phí và lệ phí. Tùy theo điều kiện của từng địa phương, UBND cấp tỉnh xem xét, cho phép chủ đầu tư các dự án xây dựng lại chung cư cũ được vay một phần vốn đầu tư từ quỹ phát triển nhà ở, quỹ phát triển đô thị của địa phương (nếu có); chủ đầu tư được hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án.
Hiện cả nước có hơn 3 triệu m2 nhà chung cư cũ được xây dựng tự trước năm 1991 với hơn 100 nghìn hộ dân sinh sống. Tại Hà Nội có 23 Việt Nam cũ từ 4-5 tầng, tổng diện tích sàn khoảng 1 triệu m2 với 30 nghìn hộ và 10 khu nhà ở tập thể. Tại Tp.HCM có 6 khu chung cư tập trung và nhiều chung cư riêng lẻ. Các chung cư cũ bị hư hỏng nặng lên tới 0,5 triệu m2 với khoảng 10 nghìn hộ.
Theo Bộ Xây dựng, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến việc các khu chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp. Đó là sự buông lỏng quản lý, thiếu cơ chế kinh phí bảo trì, hầu hết các căn hộ bị đục phá, cơi nới. Công tác quy hoạch, kiến trúc cũng như công nghệ thi công xây dựng khu chung cư cũ cách đây 30 năm đã lạc hậu, chất lượng cũng như hạ tầng kỹ thuật lại bị quá tải do quy mô dân số vượt quá cao so với thiết kế ban đầu. Phần lớn các hộ đang sống trong khu chung cư cũ đều có thu nhập thấp, dẫn tới việc duy tu, bảo dưỡng các khu nhà này gặp nhiều khó khăn.
Tại cuộc họp, các thành viên Chính phủ đều nhất trí phải nhanh chóng xúc tiến xây dựng lại hàng chục chung cư cách đây 30 - 40 năm. Chính phủ sẽ xem xét, quyết định đồng bộ 6 nhóm giải pháp cơ bản. Thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng lại các khu chung cư cũ; giao trách nhiệm cũng như phân cấp cụ thể cho chính quyền các địa phương trong việc tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đối với Kchung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp, cho phép được điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng để đảm bảo tự cân đối về tài chính của dự án; tạo ưu đãi đất đai cho các chủ đầu tư; tạo ưu đãi tài chính với các dự án; tạo cơ chế riêng trong bồi thường, bố trí tái định cư đối với các tổ chức, cá nhân đang sử dụng nhà, đất trong phạm vi dự án; quy định rõ về quản lý dự án sau đầu tư.
Các thành viên Chính phủ đã đóng góp ý kiến về các giải pháp của Bộ Xây dựng. Theo đó, các địa phương phải công khai danh mục và thứ tự ưu tiên các khu chung cư cũ cần cải tạo lại để kêu gọi các chủ đầu tư tham gia; cho phép chủ đầu tư dự án được chủ động tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, đồng thời với việc lập dự án để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; các dự án xây dựng lại chung cư cũ không phải nộp tiền sử dụng đất và được miễn, giảm các loại thuế, phí và lệ phí. Tùy theo điều kiện của từng địa phương, UBND cấp tỉnh xem xét, cho phép chủ đầu tư các dự án xây dựng lại chung cư cũ được vay một phần vốn đầu tư từ quỹ phát triển nhà ở, quỹ phát triển đô thị của địa phương (nếu có); chủ đầu tư được hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án.