Khai mạc IPU 132: Việt Nam nêu thông điệp về biển Đông
Việt Nam gửi tới đại hội tinh thần hoà bình, trách nhiệm, phản đối vũ lực
19h45 ngày 28/3, tại Hội trường Ba Đình, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã đánh 5 tiếng cồng chính thức khai mạc Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132).
Trước đó, trong lời phát biểu trước 166 thành viên IPU, 10 thành viên liên kết, các quan sát viên và đại diện các tổ chức quốc tế, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nêu rõ thông điệp Việt Nam gửi tới đại hội tinh thần hoà bình, trách nhiệm, phản đối vũ lực, trong đó có cả vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông…
Nhấn mạnh vinh dự của Việt Nam sau 36 năm tham gia IPU được đăng cai tổ chức đại hội thứ 132, Chủ tịch nước nhìn nhận, từ ý tưởng của những người sáng lập, qua lịch sử hơn 125 năm qua, IPU đã có đóng góp lớn với sự phát triển, công bằng xã hội và tác quyền con người. Sự phát triển của IPU trong tiến triển lịch sử là minh chứng cho sự quan trọng của công tác lập pháp, của luật pháp trong xã hội. Chia sẻ nhận thức chung về hoà bình, ổn định là tiền đề quan trọng để phát triển bền vững.
Trước tình hình thực tế còn nhiều quan ngại về việc tranh chấp lãnh thổ, chạy đua vũ trang, các vấn đề an ninh phi truyền thống như chính trị cường quyền bất chấp luật pháp quốc tế đang có xu thế gia tăng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, IPU lần này cần đặt ra mục tiêu chia sẻ các ý tưởng, hành động để thúc đẩy phát triển.
Theo Chủ tịch nước, biến lời nói thành hành động để biến luật pháp và các quy tắc cơ bản của luật pháp thành thực thi, các tranh chấp bất đồng được giải quyết bằng biện pháp hoà bình và các dân tộc đều bình đẳng là tinh thần Việt Nam chủ động xây dựng, đưa ra cho chương trình nghị sự của IPU lần này.
Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của IPU và các tổ chức quốc tế khác, Việt Nam luôn nỗ lực hết mình cùng các nước xây dựng thế giới ổn định, hòa bình, hợp tác và thịnh vượng, giải quyết các vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông, bằng hòa bình trên cơ sở nguyên tắc quốc tế và các thỏa thuận giữa các nước trong khu vực, phản đối vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, Chủ tịch nước Việt Nam phát biểu.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng trong diễn văn khai mạc đã nêu rõ, trong lịch sử hơn 125 năm của IPU, thế giới đã chứng kiến nhiều biến động nhưng tinh thần hoà bình hợp tác của những người sáng lập đầu tiên vẫn còn nguyên giá trị.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng nhấn mạnh IPU 132 là cơ hội tốt để thúc đẩy thực hiện những vấn đề quan trọng toàn cầu và tin tưởng các đại biểu sẽ thống nhất cao để đưa ra thông điệp thể hiện cam kết mạnh mẽ của các thành viên IPU.
Trước đó, tại buổi họp báo quốc tế chiều 26/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, những vấn đề về vai trò của nghị viện trong các lĩnh vực an ninh mạng, quản trị nước, luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia, quyền con người, bình đẳng giới, các vấn đề của Liên hiệp quốc, nhân quyền của nghị sỹ; chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, HIV/AIDS… được thảo luận trong khuôn khổ IPU 132 là những nội dung thiết thực đối với IPU.
Chủ tịch Quốc hội cũng thông tin, đoàn Việt Nam sẽ tham gia thảo luận chủ đề chính là phát triển bền vững. Và theo ông, muốn thế giới đoàn kết, hòa bình, hợp tác để cùng chia sẻ và phát triển thì đầu tiên là phải tôn trọng quyền con người, tôn trọng quyền dân tộc, tôn trọng quyền quốc gia.
Chủ tịch IPU Saber Chowdhury trong lễ khai mạc cũng tỏ rõ quan điểm, mỗi quốc gia không thể tiếp tục chỉ chạy theo mục tiêu tăng trưởng GPD mà phải hướng đến sự hạnh phúc, cuộc sống của người dân nên các vấn đề đặt ra, từ an ninh, an toàn hay nhân quyền đều hết sức quan trọng.
Trước đó, trong lời phát biểu trước 166 thành viên IPU, 10 thành viên liên kết, các quan sát viên và đại diện các tổ chức quốc tế, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nêu rõ thông điệp Việt Nam gửi tới đại hội tinh thần hoà bình, trách nhiệm, phản đối vũ lực, trong đó có cả vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông…
Nhấn mạnh vinh dự của Việt Nam sau 36 năm tham gia IPU được đăng cai tổ chức đại hội thứ 132, Chủ tịch nước nhìn nhận, từ ý tưởng của những người sáng lập, qua lịch sử hơn 125 năm qua, IPU đã có đóng góp lớn với sự phát triển, công bằng xã hội và tác quyền con người. Sự phát triển của IPU trong tiến triển lịch sử là minh chứng cho sự quan trọng của công tác lập pháp, của luật pháp trong xã hội. Chia sẻ nhận thức chung về hoà bình, ổn định là tiền đề quan trọng để phát triển bền vững.
Trước tình hình thực tế còn nhiều quan ngại về việc tranh chấp lãnh thổ, chạy đua vũ trang, các vấn đề an ninh phi truyền thống như chính trị cường quyền bất chấp luật pháp quốc tế đang có xu thế gia tăng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, IPU lần này cần đặt ra mục tiêu chia sẻ các ý tưởng, hành động để thúc đẩy phát triển.
Theo Chủ tịch nước, biến lời nói thành hành động để biến luật pháp và các quy tắc cơ bản của luật pháp thành thực thi, các tranh chấp bất đồng được giải quyết bằng biện pháp hoà bình và các dân tộc đều bình đẳng là tinh thần Việt Nam chủ động xây dựng, đưa ra cho chương trình nghị sự của IPU lần này.
Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của IPU và các tổ chức quốc tế khác, Việt Nam luôn nỗ lực hết mình cùng các nước xây dựng thế giới ổn định, hòa bình, hợp tác và thịnh vượng, giải quyết các vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông, bằng hòa bình trên cơ sở nguyên tắc quốc tế và các thỏa thuận giữa các nước trong khu vực, phản đối vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, Chủ tịch nước Việt Nam phát biểu.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng trong diễn văn khai mạc đã nêu rõ, trong lịch sử hơn 125 năm của IPU, thế giới đã chứng kiến nhiều biến động nhưng tinh thần hoà bình hợp tác của những người sáng lập đầu tiên vẫn còn nguyên giá trị.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng nhấn mạnh IPU 132 là cơ hội tốt để thúc đẩy thực hiện những vấn đề quan trọng toàn cầu và tin tưởng các đại biểu sẽ thống nhất cao để đưa ra thông điệp thể hiện cam kết mạnh mẽ của các thành viên IPU.
Trước đó, tại buổi họp báo quốc tế chiều 26/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, những vấn đề về vai trò của nghị viện trong các lĩnh vực an ninh mạng, quản trị nước, luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia, quyền con người, bình đẳng giới, các vấn đề của Liên hiệp quốc, nhân quyền của nghị sỹ; chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, HIV/AIDS… được thảo luận trong khuôn khổ IPU 132 là những nội dung thiết thực đối với IPU.
Chủ tịch Quốc hội cũng thông tin, đoàn Việt Nam sẽ tham gia thảo luận chủ đề chính là phát triển bền vững. Và theo ông, muốn thế giới đoàn kết, hòa bình, hợp tác để cùng chia sẻ và phát triển thì đầu tiên là phải tôn trọng quyền con người, tôn trọng quyền dân tộc, tôn trọng quyền quốc gia.
Chủ tịch IPU Saber Chowdhury trong lễ khai mạc cũng tỏ rõ quan điểm, mỗi quốc gia không thể tiếp tục chỉ chạy theo mục tiêu tăng trưởng GPD mà phải hướng đến sự hạnh phúc, cuộc sống của người dân nên các vấn đề đặt ra, từ an ninh, an toàn hay nhân quyền đều hết sức quan trọng.