16:41 06/06/2018

Khám phá khoa học và sự phát triển của trẻ mầm non

Ngọc Thủy

Độ tuổi lý tưởng để trải nghiệm và khám phá bộ môn khoa học là dành cho trẻ từ 3-6 tuổi

Chương trình học với các dụng cụ trực quan sinh động sẽ gây được hứng thú cho trẻ.
Chương trình học với các dụng cụ trực quan sinh động sẽ gây được hứng thú cho trẻ.

Nhắc đến khoa học chúng ta thường nghĩ tới những vấn đề thật cao siêu như cấu tạo trái đất ra sao hay sóng thần hình thành như thế nào? Thực tế khoa học chỉ là quan sát những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản và là cả một bầu trời kiến thức thú vị cần khám phá.

Ngày 30/5/2018 vừa qua, buổi giao lưu tọa đàm mang tên "Khoa học diệu kỳ" đã phát sóng trên kênh VTV2 với sự góp mặt của ba khách mời trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý và giáo dục trẻ em. Cùng xem các chuyên gia sẽ nói gì về lợi ích của việc khám phá khoa học với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non.

Hiện đang giữ cương vị là Trưởng khoa giáo dục mầm non - Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương, T.S Trịnh Thị Xim đề cập đến ý nghĩa của việc đưa khoa học vào chương trình giảng dạy trẻ mầm non.

Đưa khoa học vào các chương trình giảng dạy lứa tuổi mầm non đã được các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,… áp dụng từ rất lâu. Một trong những phương pháp hiệu quả mang tên STEM - viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học).

Phương pháp xây dựng hệ thống giáo dục từ gốc rễ giúp trẻ hiểu ra bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ đó hình thành nền tảng kiến thức vững chắc và đi sâu vào tiềm thức từ khi còn nhỏ giúp trẻ dễ làm quen và tiếp thu với các chương trình học phức tạp khi lớn lên.

Độ tuổi lý tưởng để trải nghiệm và khám phá bộ môn khoa học là dành cho trẻ từ 3-6 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu tò mò và muốn chứng tỏ bản thân, do đó chúng luôn quan sát và đặt câu hỏi với mọi sự vật, hiện tượng đang diễn ra xung quanh mình.

Khi nhận được câu trả lời, trẻ có tâm lý thích thú, đồng thời phát triển sự ham học hỏi, tư duy và thói quen đặt câu hỏi. Để phát huy tối đa các tiềm năng sẵn có, cha mẹ nên khích lệ trẻ tự khám phá và tìm ra câu trả lời thay vì phụ thuộc vào người khác.

Mặc dù các chương trình khám phá khoa học đã được đưa vào giáo dục mầm non từ năm 2009, tuy nhiên kết quả mang lại đến nay vẫn chưa được rõ nét. Th.S Hồ Thị Thanh Hương - chuyên gia tâm lý giáo dục - Hiệu trưởng trường mầm non Mặt trời sáng đã có những nhận định rất sát thực về thực trạng này.

Chị cho rằng, có những lý do để các ứng dụng chương trình giảng dạy khoa học vào mầm non chưa mang lại hiệu quả vì chưa có chương trình hướng dẫn cụ thể về lĩnh vực giảng dạy khoa học tại các trường mầm non. Trình độ, kiến thức khoa học, kinh nghiệm của giáo viên còn hạn chế và thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan cho trẻ còn chưa đáp ứng được tính thẩm mỹ và chính xác về kiến thức.

Và để mang lại một môi trường học tốt, cần phải có một chương trình giảng dạy khám phá khoa học bài bản, phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non đồng thời khắc phục được cả ba lý do trên.

Với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất các chương trình khám phá khoa học cho trẻ mầm non, ông Lee Sung Gun - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ giáo dục Dongsim Việt Nam có những chia sẻ về sản phẩm mang tên khoa học diệu kỳ.

Khoa học diệu kỳ là sản phẩm giáo dục mầm non mới bản quyền Dongsim Hàn Quốc - tập đoàn giữ vị trí số 1 trong lĩnh vực nghiên cứu và xây dựng các chương trình giáo dục cho trẻ lứa tuổi mầm non (từ 3-6 tuổi). Chương trình đã được chuyển giao công nghệ cho Dongsim Việt Nam phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ em mầm non Việt.

Khắc phục được những hạn chế của các chương trình khám phá khoa học tại Việt Nam, chương trình Khoa học diệu kỳ nổi bật với 3 ưu điểm: Chương trình được thiết kế để hỗ trợ tối đa cho việc giảng dạy của giáo viên, gồm: video, CD âm nhạc và tư liệu ảnh hỗ trợ bài giảng. Cùng với đó, 120 thực nghiệm được thiết kế phù hợp với tâm lý phát triển của trẻ theo độ tuổi. Từ đó, Tạo ra môi trường nghiên cứu khoa học gần gũi với trẻ, giúp trẻ yêu thích khoa học một cách tự nhiên.

Đến nay, chương trình Khoa học diệu kỳ đã được nhiều trường mầm non trên toàn quốc sử dụng và có những đánh giá rất tích cực. Trẻ không những được tiếp xúc với các kiến thức thực tế một cách bài bản mà còn được thực hành ngay tại lớp học. Trẻ có được sự vui vẻ, hứng thú và trở thành những "bậc thầy tí hon" trong mắt cha mẹ.