Khi nông dân không thiết tha với ruộng
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người nông dân không có đủ động lực để làm nông nghiệp?
Ông Vinh lưỡng lự vài giây rồi cũng tặc lưỡi ký vào bản giao kèo hơn hai sào đất ruộng cao. Chỗ đất này, năm ngoái còn cho thuê được, nay chẳng lẽ để trống, ông bấm bụng cho mượn. “Tôi già rồi, con cái thoát ly hết cả, sức đâu mà làm”.
Chuyện nông dân bỏ ruộng ở xã Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) không phải hiếm gặp. Ông Vinh chỉ tay sang nhà bên, anh con trai thứ đã lên thị trấn làm quản lý khách sạn, khóa cửa gửi ông trông nom.
“Hàng ngàn năm nay, đất đối với dân là tấc đất tấc vàng, nay, nhiều người không thiết tha gì với đất đai nữa, là chuyện không thể chấp nhận được”, TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhấn từng câu trong lần phát biểu tại một hội thảo gần đây.
Cốt lõi vấn đề, theo ông Sơn, là nhiều nông dân hiện không có đủ động lực để làm nông nghiệp, và câu chuyện hiện không đơn giản chỉ là lợi nhuận sản xuất sụt giảm.
Nguy cơ với tăng trưởng nông nghiệp
Cái lưu ý của người nghiên cứu về chính sách, chiến lược cho ngành nông nghiệp khiến nhiều người chột dạ. Lâu nay, ngành nông nghiệp vẫn được cho là rất ổn, với nhiều loại nông, thủy sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới.
“Tôi xin lưu ý thế này, tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam sau nhiều năm rất tốt, gần như cao nhất châu Á, từ 5 năm nay bắt đầu giảm, đặc biệt là năm ngoái và năm nay xuống rất là ghê”, ông Sơn nói.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ở giai đoạn “cực thịnh” của sản xuất, tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt tới 6,4% bình quân giai đoạn 1996-2000 và cao nhất có năm tăng hơn 8%. Nhưng đến giai đoạn 2006-2009, con số này chỉ còn 3,7%, trong đó năm 2009 chỉ tăng 1,83%; 6 tháng đầu năm nay con số ước tính còn tăng 3,31%.
“Vì sao thế?”, người đứng đầu Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tự đặt câu hỏi.
Theo lý giải của ông Sơn, lý do là vì đất nông nghiệp mất đi rất nhiều. Chủ trương công nghiệp hóa được thực hiện đồng loạt tại nhiều tỉnh, thành phố. Mấy năm gần đây, bình quân mỗi năm có đến 70 nghìn ha đất nông nghiệp được chuyển sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
“Ở đồng bằng sông Cửu Long, có chuyện người ta dùng xà lan chở đất đỏ từ trên miền Đông xuống, đổ lên rộng lúa để làm khu công nghiệp. Đến lúc không có ai vào thì chuyển sang làm sân golf…”, TS. Sơn nói.
Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Giá phân bón và nguyên liệu đầu vào đều tăng theo giá dầu mỏ. Nước cho nông nghiệp ngày càng thiếu nghiêm trọng. “Chưa bao giờ đến mùa khô mà mỗi lần đổ ải là phải đồng loạt mở trên thượng nguồn và các tỉnh đồng loạt lấy nước vào ruộng”, ông Sơn trầm ngâm.
Nói đến vốn cho nông nghiệp, TS. Sơn lưu ý thêm, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 3%, và tư nhân hầu như rất ít người đầu tư vào nông nghiệp.
Khó khăn từ sản xuất, cộng với lợi nhuận giảm khiến mức sống của người nông dân kém đi, đặc biệt sau cuộc suy giảm kinh tế vừa rồi với lạm phát tăng cao. Lao động khu vực này chuyển mạnh sang các lĩnh vực sản xuất khác và dịch vụ, dẫn tới thiếu hụt nghiêm trọng.
“Mỗi lần đồng chí Bộ trưởng Cao Đức Phát của chúng tôi đi chống lụt bão thì chỉ có dùng bộ đội được thôi, không còn thanh niên nữa”, câu lý giải của ông Sơn là một thực tế hiện nay.
Cho nông nghiệp một cơ hội
Chỉ có hai con đường duy nhất là cải tiến quản lý và đi vào công nghệ. Nhưng, thể chế là câu chuyện phức tạp. “Thể chế dẫn tới bất lực của cơ quan quản lý... Bộ trưởng không đuổi việc được một anh cán bộ thấp nhất thì không thể điều hành bộ máy tổng thể hiệu quả được”, TS. Sơn bức xúc.
Ở phạm vi công việc của mình, ông Sơn cho biết, hoạt động khoa học không thiếu tiền, mỗi năm nhà nước cấp cho ngành nông nghiệp tới 500 tỷ đồng và sắp tới sẽ lên 900 tỷ đồng. Ngoài ra còn rất nhiều khoản vay ODA trang bị thiết bị và hiện đại hóa cơ sở nghiên cứu cho các viện.
“Nhưng cái chết là cơ chế”, ông nói. “Cải cách về cơ chế tắc nghẽn, thí điểm giao quyền tự chủ cho các viện không thực hiện được. Thế thì thiết bị cũng chỉ lãng phí mà thôi, tiền bạc cũng chỉ lãng phí mà thôi”.
Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ, tiền cho nghiên cứu khoa học, tiền dịch vụ công… là từ trên xuống và ra quyết định là của lãnh đạo cấp trên chứ không phải người nông dân - đối tượng sử dụng tiến bộ khoa học, dịch vụ công ấy, họ không được có ý kiến, không được chọn lựa, đánh giá sản phẩm khoa học.
“Người làm tốt không được thưởng, người nào làm không ra sản phẩm không bị phạt. Tất cả tiền chỉ để nuôi quân, mà trả lương theo thang bậc, chức vụ, thâm niên chứ không phải theo hiệu quả công việc, thì làm sao mà có động lực được”, ông Sơn nói.
Ở góc độ quan hệ sản xuất, theo TS. Sơn, trong khi lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh sau chủ trương đổi mới, nhưng quan hệ sản xuất bó lại cứng nhắc. Từ thời "khoán 10" đến giờ, chúng ta cơ bản vẫn là sản xuất tiểu nông, không mở được hợp tác xã, không phát triển được kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại chỉ có 1%, số lao động trong hợp tác xã chỉ chiếm có 5% và không thể nào đưa vào hợp tác xã được.
Như vậy, theo ông Sơn, với thể chế từ cấp thấp nhất là hộ sản xuất, đến cao nhất là cấp bộ đều “vướng” và nông dân không phát huy được hiệu quả, không có nhiệt huyết là điều dễ hiểu.
“Đã đến lúc quan hệ sản xuất kìm hãm lực lượng sản xuất; thượng tầng kiến trúc kìm hãm hạ tầng cơ sở, phải cơ cấu lại nếu không thì bộ máy không chạy được”, Viện trưởng Sơn nhìn nhận.
Nhìn ra thế giới, từ năm 2008 giá lương thực tăng đột biến và tất cả các dự báo của tổ chức quốc tế hiện này đều cho thấy trong tương lai giá lương thực sẽ tiếp tục tăng. Mấy tháng gần đây, từ sau Diễn đàn Kinh tế Đông Á diễn ra tại Tp.HCM, nhiều tập đoàn xuyên quốc gia lớn đã đến bàn với Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát để đầu tư vào Việt Nam.
“Như vậy, sản xuất nông nghiệp trong tương lai có thể là có lợi”, ông Sơn đặt vấn đề. “Có lẽ phải tính đến một chiến lược mà trong đó nông nghiệp chiếm một vị trí nào đó”.
Chuyện nông dân bỏ ruộng ở xã Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) không phải hiếm gặp. Ông Vinh chỉ tay sang nhà bên, anh con trai thứ đã lên thị trấn làm quản lý khách sạn, khóa cửa gửi ông trông nom.
“Hàng ngàn năm nay, đất đối với dân là tấc đất tấc vàng, nay, nhiều người không thiết tha gì với đất đai nữa, là chuyện không thể chấp nhận được”, TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhấn từng câu trong lần phát biểu tại một hội thảo gần đây.
Cốt lõi vấn đề, theo ông Sơn, là nhiều nông dân hiện không có đủ động lực để làm nông nghiệp, và câu chuyện hiện không đơn giản chỉ là lợi nhuận sản xuất sụt giảm.
Nguy cơ với tăng trưởng nông nghiệp
Cái lưu ý của người nghiên cứu về chính sách, chiến lược cho ngành nông nghiệp khiến nhiều người chột dạ. Lâu nay, ngành nông nghiệp vẫn được cho là rất ổn, với nhiều loại nông, thủy sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới.
“Tôi xin lưu ý thế này, tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam sau nhiều năm rất tốt, gần như cao nhất châu Á, từ 5 năm nay bắt đầu giảm, đặc biệt là năm ngoái và năm nay xuống rất là ghê”, ông Sơn nói.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ở giai đoạn “cực thịnh” của sản xuất, tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt tới 6,4% bình quân giai đoạn 1996-2000 và cao nhất có năm tăng hơn 8%. Nhưng đến giai đoạn 2006-2009, con số này chỉ còn 3,7%, trong đó năm 2009 chỉ tăng 1,83%; 6 tháng đầu năm nay con số ước tính còn tăng 3,31%.
“Vì sao thế?”, người đứng đầu Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tự đặt câu hỏi.
Theo lý giải của ông Sơn, lý do là vì đất nông nghiệp mất đi rất nhiều. Chủ trương công nghiệp hóa được thực hiện đồng loạt tại nhiều tỉnh, thành phố. Mấy năm gần đây, bình quân mỗi năm có đến 70 nghìn ha đất nông nghiệp được chuyển sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
“Ở đồng bằng sông Cửu Long, có chuyện người ta dùng xà lan chở đất đỏ từ trên miền Đông xuống, đổ lên rộng lúa để làm khu công nghiệp. Đến lúc không có ai vào thì chuyển sang làm sân golf…”, TS. Sơn nói.
Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Giá phân bón và nguyên liệu đầu vào đều tăng theo giá dầu mỏ. Nước cho nông nghiệp ngày càng thiếu nghiêm trọng. “Chưa bao giờ đến mùa khô mà mỗi lần đổ ải là phải đồng loạt mở trên thượng nguồn và các tỉnh đồng loạt lấy nước vào ruộng”, ông Sơn trầm ngâm.
Nói đến vốn cho nông nghiệp, TS. Sơn lưu ý thêm, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 3%, và tư nhân hầu như rất ít người đầu tư vào nông nghiệp.
Khó khăn từ sản xuất, cộng với lợi nhuận giảm khiến mức sống của người nông dân kém đi, đặc biệt sau cuộc suy giảm kinh tế vừa rồi với lạm phát tăng cao. Lao động khu vực này chuyển mạnh sang các lĩnh vực sản xuất khác và dịch vụ, dẫn tới thiếu hụt nghiêm trọng.
“Mỗi lần đồng chí Bộ trưởng Cao Đức Phát của chúng tôi đi chống lụt bão thì chỉ có dùng bộ đội được thôi, không còn thanh niên nữa”, câu lý giải của ông Sơn là một thực tế hiện nay.
Cho nông nghiệp một cơ hội
Chỉ có hai con đường duy nhất là cải tiến quản lý và đi vào công nghệ. Nhưng, thể chế là câu chuyện phức tạp. “Thể chế dẫn tới bất lực của cơ quan quản lý... Bộ trưởng không đuổi việc được một anh cán bộ thấp nhất thì không thể điều hành bộ máy tổng thể hiệu quả được”, TS. Sơn bức xúc.
Ở phạm vi công việc của mình, ông Sơn cho biết, hoạt động khoa học không thiếu tiền, mỗi năm nhà nước cấp cho ngành nông nghiệp tới 500 tỷ đồng và sắp tới sẽ lên 900 tỷ đồng. Ngoài ra còn rất nhiều khoản vay ODA trang bị thiết bị và hiện đại hóa cơ sở nghiên cứu cho các viện.
“Nhưng cái chết là cơ chế”, ông nói. “Cải cách về cơ chế tắc nghẽn, thí điểm giao quyền tự chủ cho các viện không thực hiện được. Thế thì thiết bị cũng chỉ lãng phí mà thôi, tiền bạc cũng chỉ lãng phí mà thôi”.
Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ, tiền cho nghiên cứu khoa học, tiền dịch vụ công… là từ trên xuống và ra quyết định là của lãnh đạo cấp trên chứ không phải người nông dân - đối tượng sử dụng tiến bộ khoa học, dịch vụ công ấy, họ không được có ý kiến, không được chọn lựa, đánh giá sản phẩm khoa học.
“Người làm tốt không được thưởng, người nào làm không ra sản phẩm không bị phạt. Tất cả tiền chỉ để nuôi quân, mà trả lương theo thang bậc, chức vụ, thâm niên chứ không phải theo hiệu quả công việc, thì làm sao mà có động lực được”, ông Sơn nói.
Ở góc độ quan hệ sản xuất, theo TS. Sơn, trong khi lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh sau chủ trương đổi mới, nhưng quan hệ sản xuất bó lại cứng nhắc. Từ thời "khoán 10" đến giờ, chúng ta cơ bản vẫn là sản xuất tiểu nông, không mở được hợp tác xã, không phát triển được kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại chỉ có 1%, số lao động trong hợp tác xã chỉ chiếm có 5% và không thể nào đưa vào hợp tác xã được.
Như vậy, theo ông Sơn, với thể chế từ cấp thấp nhất là hộ sản xuất, đến cao nhất là cấp bộ đều “vướng” và nông dân không phát huy được hiệu quả, không có nhiệt huyết là điều dễ hiểu.
“Đã đến lúc quan hệ sản xuất kìm hãm lực lượng sản xuất; thượng tầng kiến trúc kìm hãm hạ tầng cơ sở, phải cơ cấu lại nếu không thì bộ máy không chạy được”, Viện trưởng Sơn nhìn nhận.
Nhìn ra thế giới, từ năm 2008 giá lương thực tăng đột biến và tất cả các dự báo của tổ chức quốc tế hiện này đều cho thấy trong tương lai giá lương thực sẽ tiếp tục tăng. Mấy tháng gần đây, từ sau Diễn đàn Kinh tế Đông Á diễn ra tại Tp.HCM, nhiều tập đoàn xuyên quốc gia lớn đã đến bàn với Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát để đầu tư vào Việt Nam.
“Như vậy, sản xuất nông nghiệp trong tương lai có thể là có lợi”, ông Sơn đặt vấn đề. “Có lẽ phải tính đến một chiến lược mà trong đó nông nghiệp chiếm một vị trí nào đó”.