“Không lấy tiền thuế của dân để lo cho một số doanh nghiệp”
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời một số băn khoăn, lo ngại của dân về nền kinh tế
Đây là khẳng định của Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam tối 5/8.
Trước câu hỏi liên quan đến lo ngại của nhiều chuyên gia kinh tế rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào suy thoái kép, Bộ trưởng Đam đồng tình là nền kinh tế có rất nhiều khó khăn. Dễ thấy nhất là doanh nghiệp khó vay vốn, hàng tồn kho cao, đời sống của nhân dân chưa được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, nếu nói suy thoái kép cũng nên có tranh luận lại. “Nói chính xác là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với những năm trước đây và thấp hơn kế hoạch, chứ chưa phải suy thoái”.
Về nguy cơ giảm phát, Bộ trưởng Đam cho rằng phải nhìn nhận chỉ số lạm phát của tất cả các nền kinh tế đang phát triển rất thấp, mức lý tưởng chỉ 2 – 3%. CPI của Việt Nam dù 2 tháng qua âm nhưng loại trừ các yếu tố về xăng dầu và về lương thực vẫn còn dương và cứ đà này đến cuối năm vẫn phải 6 -7% cũng vẫn còn là rất cao.
Với thông tin về việc lập công ty giải quyết nợ xấu lên đến 100 nghìn tỷ đồng mà Bộ trưởng đã phủ nhận tại một cuộc họp báo gần đây, lo ngại về việc tại sao lại dùng tiền thuế của dân để cứu doanh nghiệp, lấy tiền của người nghèo để cứu những người giàu có cũng được đặt ra với Bộ trưởng Đam.
Ông nói, 100 nghìn tỷ mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập trước Quốc hội là con số ước lượng số nợ xấu, là con số có cơ sở nhưng giải quyết nợ xấu có nhiều biện pháp, không có nghĩa là chỉ có lập công ty mua bán xử lý nợ. Bằng chứng là công ty đó chưa lập nhưng nợ xấu đã từng bước được giải quyết.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng, kể cả có lập công ty đó thì ví dụ số nợ cần giải quyết 100 đồng nhưng không nhất thiết số vốn phải là 100 đồng. "Ai làm kinh doanh cũng biết, nếu làm khéo thì số vốn ban đầu rất nhỏ cũng cũng thể giải quyết số nợ lớn hơn, hơn nữa ngay cái số vốn nhỏ đấy cũng không phải nhà nước bỏ ra hết còn có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác", ông nhấn mạnh.
“Tôi có thể khẳng định sẽ không có chuyện nhà nước lấy tiền ngân sách để cứu doanh nghiệp, cũng có nghĩa là không lấy tiền thuế của dân để lo cho một số doanh nghiệp như dư luận băn khoăn”, Bộ trưởng Đam quả quyết.
Trước câu hỏi liên quan đến lo ngại của nhiều chuyên gia kinh tế rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào suy thoái kép, Bộ trưởng Đam đồng tình là nền kinh tế có rất nhiều khó khăn. Dễ thấy nhất là doanh nghiệp khó vay vốn, hàng tồn kho cao, đời sống của nhân dân chưa được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, nếu nói suy thoái kép cũng nên có tranh luận lại. “Nói chính xác là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với những năm trước đây và thấp hơn kế hoạch, chứ chưa phải suy thoái”.
Về nguy cơ giảm phát, Bộ trưởng Đam cho rằng phải nhìn nhận chỉ số lạm phát của tất cả các nền kinh tế đang phát triển rất thấp, mức lý tưởng chỉ 2 – 3%. CPI của Việt Nam dù 2 tháng qua âm nhưng loại trừ các yếu tố về xăng dầu và về lương thực vẫn còn dương và cứ đà này đến cuối năm vẫn phải 6 -7% cũng vẫn còn là rất cao.
Với thông tin về việc lập công ty giải quyết nợ xấu lên đến 100 nghìn tỷ đồng mà Bộ trưởng đã phủ nhận tại một cuộc họp báo gần đây, lo ngại về việc tại sao lại dùng tiền thuế của dân để cứu doanh nghiệp, lấy tiền của người nghèo để cứu những người giàu có cũng được đặt ra với Bộ trưởng Đam.
Ông nói, 100 nghìn tỷ mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập trước Quốc hội là con số ước lượng số nợ xấu, là con số có cơ sở nhưng giải quyết nợ xấu có nhiều biện pháp, không có nghĩa là chỉ có lập công ty mua bán xử lý nợ. Bằng chứng là công ty đó chưa lập nhưng nợ xấu đã từng bước được giải quyết.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng, kể cả có lập công ty đó thì ví dụ số nợ cần giải quyết 100 đồng nhưng không nhất thiết số vốn phải là 100 đồng. "Ai làm kinh doanh cũng biết, nếu làm khéo thì số vốn ban đầu rất nhỏ cũng cũng thể giải quyết số nợ lớn hơn, hơn nữa ngay cái số vốn nhỏ đấy cũng không phải nhà nước bỏ ra hết còn có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác", ông nhấn mạnh.
“Tôi có thể khẳng định sẽ không có chuyện nhà nước lấy tiền ngân sách để cứu doanh nghiệp, cũng có nghĩa là không lấy tiền thuế của dân để lo cho một số doanh nghiệp như dư luận băn khoăn”, Bộ trưởng Đam quả quyết.