Kiến nghị hạn chế quảng cáo thực phẩm dễ gây béo phì
Bộ Y tế cần có quy định để hạn chế việc quảng cáo những thực phẩm dễ gây béo phì cho trẻ em
Bộ Y tế cần có quy định để hạn chế việc quảng cáo những thực phẩm dễ gây béo phì cho trẻ em.
Kiến nghị trên của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas) là sự hưởng ứng đối với chủ đề của Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới năm 2009 (15/3): “Đấu tranh ngăn chặn việc tiếp thị những thực phẩm có hại cho sức khoẻ trẻ em”.
Cụ thể, Vinatas đề nghị Bộ Y tế cần có quy định cấm quảng cáo những loại thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ trong khoảng thời gian từ 6- 21h trên đài phát thanh và truyền hình; không quảng cáo thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ bằng các phương tiện mới (như trên website, các mạng xã hội và bằng tin nhắn); không quảng cáo thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ trong trường học; không bán các loại thực phẩm có kèm tặng phẩm, đồ chơi, các bộ sưu tập để dụ dỗ trẻ em phải tiêu dùng thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ; không lợi dụng các thần tượng, tổ chức các cuộc thi, tranh hoạt hình để tiếp thị thực phẩm không có lơi cho sức khoẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc quảng cáo cho những thực phẩm có hàm lượng chất béo, chất đường và muối cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em, làm cho chúng thích ăn những loại đồ ăn trên và dẫn tới béo phì.
Theo thống kê, trên thế giới có ít nhất 22 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị quá cân hoặc béo phì.
Ở Việt Nam, cùng với việc đời sống được cải thiện, nhiều trẻ em ở thành thị đang bị béo phì, dẫn đến nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe trong tương lai.
Kiến nghị trên của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas) là sự hưởng ứng đối với chủ đề của Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới năm 2009 (15/3): “Đấu tranh ngăn chặn việc tiếp thị những thực phẩm có hại cho sức khoẻ trẻ em”.
Cụ thể, Vinatas đề nghị Bộ Y tế cần có quy định cấm quảng cáo những loại thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ trong khoảng thời gian từ 6- 21h trên đài phát thanh và truyền hình; không quảng cáo thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ bằng các phương tiện mới (như trên website, các mạng xã hội và bằng tin nhắn); không quảng cáo thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ trong trường học; không bán các loại thực phẩm có kèm tặng phẩm, đồ chơi, các bộ sưu tập để dụ dỗ trẻ em phải tiêu dùng thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ; không lợi dụng các thần tượng, tổ chức các cuộc thi, tranh hoạt hình để tiếp thị thực phẩm không có lơi cho sức khoẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc quảng cáo cho những thực phẩm có hàm lượng chất béo, chất đường và muối cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em, làm cho chúng thích ăn những loại đồ ăn trên và dẫn tới béo phì.
Theo thống kê, trên thế giới có ít nhất 22 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị quá cân hoặc béo phì.
Ở Việt Nam, cùng với việc đời sống được cải thiện, nhiều trẻ em ở thành thị đang bị béo phì, dẫn đến nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe trong tương lai.