Kinh doanh vốn nhà nước: Những thương vụ đầu tiên
Những thương vụ kinh doanh vốn nhà nước đầu tiên đã được tiến hành theo một cách mới, cách của các nhà đầu tư tài chính
Theo nguyên tắc và kỳ vọng khi thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), vốn nhà nước trong các doanh nghiệp trước đây được quản lý theo kiểu hành chính ở các bộ, ngành, địa phương sẽ được chuyển cho SCIC quản lý và đầu tư.
Và những thương vụ kinh doanh vốn nhà nước đầu tiên đã được tiến hành theo một cách mới, cách của các nhà đầu tư tài chính.
Đưa doanh nghiệp thoát khỏi "cửa tử"
Giữa năm 2006, một sự kiện lớn trong ngành hàng không Việt Nam đã diễn ra khi Hãng hàng không Pacific Airlines (PA - doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) chính thức công bố có nhà đầu tư chiến lược khi bán 30% cổ phần cho Hãng hàng không Qantas của Australia. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa lớn với PA mà còn tạo nên sự thay đổi lớn trên thị trường hàng không Việt Nam và tác động không nhỏ đến "ông anh cả" là Vietnam Airlines trong quá trình cổ phần hóa.
Cái giá để Qantas sở hữu 30% cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của PA là 50 triệu USD, một mức giá mà những người trong cuộc không ngờ tới, bởi mang vị thế là hãng hàng không số 2 Việt Nam với số vốn ghi sổ ban đầu là 40 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2005, số nợ đọng và khoản lỗ của PA lên đến 200 tỷ đồng.
Trước thời điểm Qantas trở thành cổ đông chiến lược của PA thì SCIC đã tiếp nhận và quản lý PA. Khi đó, SCIC đứng trước một bài toán khó, bởi PA là doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực phá sản, có nhà đầu tư quốc tế từng muốn đầu tư vào PA đã phải từ bỏ ý định.
Bắt tay vào cơ cấu lại PA, SCIC đã mạnh dạn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, tương đương 25 triệu USD, chủ yếu để cơ cấu lại các khoản lỗ, nợ, ổn định bước đầu hoạt động của Hãng và bắt đầu tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả là, PA đã vượt qua bờ vực phá sản, giải quyết các khoản nợ và bắt đầu kinh doanh có lãi, mở rộng mạng đường bay, đội bay… Hiện giá trị của PA trên thị trường lên đến 180 triệu USD.
Theo ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc PA, điều này thể hiện một tầm nhìn chiến lược về cơ cấu doanh nghiệp, quyết tâm cao khi thực hiện và SCIC đã thể hiện rất tốt.
Một đề án tái cơ cấu doanh nghiệp khác gần đây tuy quy mô nhỏ nhưng lại diễn ra trong tình cảnh hết sức nhạy cảm, đó là vụ thương thuyết để bán bớt vốn nhà nước tại CTCP Giày Đông Anh. Sau khi cổ phần hóa và có quyết định chuyển vốn nhà nước về SCIC quản lý thì Công ty này xảy ra mất đoàn kết nội bộ, kiện cáo kéo dài… khiến tình hình sản xuất đi xuống. Nguy cơ đối tác nước ngoài lâu năm từ Đài Loan có thể bỏ cuộc, gần 3.000 nhân công và cuộc sống gia đình họ bị đe dọa.
Tình thế buộc SCIC kiên quyết thay thế các "nhân vật" gây cản trở trong Ban lãnh đạo Giày Đông Anh để bước đầu ổn định tình hình. Nhưng điều đặc biệt hơn là SCIC đã thuyết phục được bạn hàng lâu năm của Công ty trở thành nhà đầu tư chiến lược với số cổ phần nắm giữ đáng kể, mức giá đạt được gấp 1,5 lần mệnh giá.
Trường hợp khác diễn ra rất âm thầm là chuyển nhượng vốn nhà nước tại Liên doanh Bảo hiểm Bảo Minh - CMG cho Công ty Bảo hiểm nhân thọ Diachi (Nhật Bản). Điều khó nhất ở đây không phải là Liên doanh làm ăn thua lỗ nhiều năm mà phải làm sao để việc chuyển nhượng diễn ra êm đẹp, không gây chấn động thị trường và doanh nghiệp không bị mất khách.
Vì thế, mọi việc đều diễn ra trong im lặng, kéo dài nhiều tháng liền. Cho đến khi công bố thì doanh nghiệp này vẫn hoạt động bình thường, không hề mất đi một khách hàng nào. Đây là cơ sở để doanh nghiệp kinh doanh, phát triển trên nền tảng mới và trở thành một "thế lực" trên thị trường Việt Nam.
Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC cho biết, sau khi tiếp nhận các doanh nghiệp, SCIC sẽ thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp; phát triển quy mô vốn nhà nước bằng việc đưa doanh nghiệp lên niêm yết; thu hồi vốn nhà nước thông qua đấu giá doanh nghiệp, bán cổ phần nhà nước qua thị trường chứng khoán…
Kiếm lãi từ các siêu dự án và doanh nghiệp lớn
Bà Tâm cũng cho biết, hiện SCIC đang chuẩn bị tham gia đầu tư vào hàng loạt dự án hạ tầng lớn, trong đó có sân bay quốc tế mới dự định xây dựng tại Hải Dương, đầu tư vào các dự án cảng biển ở Vân Phong - Khánh Hòa, dự án hạ tầng ở Tp. HCM...
"Khi SCIC đặt vấn đề đầu tư sân bay hay cảng biển, nhiều chuyên gia trong ngành này không khỏi nghi ngờ vì SCIC làm gì có chuyên môn để đầu tư. Tuy nhiên, tại các dự án này, SCIC sẽ cùng các nhà đầu tư thành lập công ty cổ phần để thực hiện dự án. Chúng tôi sẽ thuê các chuyên gia tư vấn hàng đầu quốc tế để tham gia xây dựng các công trình có chất lượng quốc tế. Sau khi hoàn thành, SCIC sẽ thực hiện việc bán phần vốn của mình để thu hồi vốn về cho Nhà nước. Đó là cách đầu tư của một nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp", bà Tâm nói.
Hiện SCIC cũng đang có chủ trương thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp mà Nhà nước không cần đầu tư, đồng thời tập trung đầu tư vào nhóm doanh nghiệp chiến lược, có tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP. Theo kế hoạch, đến năm 2020 SCIC sẽ chỉ tập trung đầu tư vào 100 - 150 doanh nghiệp với số vốn lên đến 40 tỷ USD.
Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Vinaconex cho biết, Vinaconex đặt kỳ vọng vào SCIC. Hiện vốn điều lệ của Vinaconex là 1.500 tỷ đồng, phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 63%.
Tới đây, Vinaconex sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm 500 tỷ đồng nữa để đạt mức 2.000 tỷ đồng trong năm nay. "Chúng tôi muốn đợt tăng vốn này sẽ thu hút nguồn lực quốc tế với sự tham gia góp vốn của nhiều đối tác nước ngoài, hy vọng SCIC sẽ giúp Vinaconex thực hiện được chiến lược đó", ông Tuân nói.
Và những thương vụ kinh doanh vốn nhà nước đầu tiên đã được tiến hành theo một cách mới, cách của các nhà đầu tư tài chính.
Đưa doanh nghiệp thoát khỏi "cửa tử"
Giữa năm 2006, một sự kiện lớn trong ngành hàng không Việt Nam đã diễn ra khi Hãng hàng không Pacific Airlines (PA - doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) chính thức công bố có nhà đầu tư chiến lược khi bán 30% cổ phần cho Hãng hàng không Qantas của Australia. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa lớn với PA mà còn tạo nên sự thay đổi lớn trên thị trường hàng không Việt Nam và tác động không nhỏ đến "ông anh cả" là Vietnam Airlines trong quá trình cổ phần hóa.
Cái giá để Qantas sở hữu 30% cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của PA là 50 triệu USD, một mức giá mà những người trong cuộc không ngờ tới, bởi mang vị thế là hãng hàng không số 2 Việt Nam với số vốn ghi sổ ban đầu là 40 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2005, số nợ đọng và khoản lỗ của PA lên đến 200 tỷ đồng.
Trước thời điểm Qantas trở thành cổ đông chiến lược của PA thì SCIC đã tiếp nhận và quản lý PA. Khi đó, SCIC đứng trước một bài toán khó, bởi PA là doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực phá sản, có nhà đầu tư quốc tế từng muốn đầu tư vào PA đã phải từ bỏ ý định.
Bắt tay vào cơ cấu lại PA, SCIC đã mạnh dạn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, tương đương 25 triệu USD, chủ yếu để cơ cấu lại các khoản lỗ, nợ, ổn định bước đầu hoạt động của Hãng và bắt đầu tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả là, PA đã vượt qua bờ vực phá sản, giải quyết các khoản nợ và bắt đầu kinh doanh có lãi, mở rộng mạng đường bay, đội bay… Hiện giá trị của PA trên thị trường lên đến 180 triệu USD.
Theo ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc PA, điều này thể hiện một tầm nhìn chiến lược về cơ cấu doanh nghiệp, quyết tâm cao khi thực hiện và SCIC đã thể hiện rất tốt.
Một đề án tái cơ cấu doanh nghiệp khác gần đây tuy quy mô nhỏ nhưng lại diễn ra trong tình cảnh hết sức nhạy cảm, đó là vụ thương thuyết để bán bớt vốn nhà nước tại CTCP Giày Đông Anh. Sau khi cổ phần hóa và có quyết định chuyển vốn nhà nước về SCIC quản lý thì Công ty này xảy ra mất đoàn kết nội bộ, kiện cáo kéo dài… khiến tình hình sản xuất đi xuống. Nguy cơ đối tác nước ngoài lâu năm từ Đài Loan có thể bỏ cuộc, gần 3.000 nhân công và cuộc sống gia đình họ bị đe dọa.
Tình thế buộc SCIC kiên quyết thay thế các "nhân vật" gây cản trở trong Ban lãnh đạo Giày Đông Anh để bước đầu ổn định tình hình. Nhưng điều đặc biệt hơn là SCIC đã thuyết phục được bạn hàng lâu năm của Công ty trở thành nhà đầu tư chiến lược với số cổ phần nắm giữ đáng kể, mức giá đạt được gấp 1,5 lần mệnh giá.
Trường hợp khác diễn ra rất âm thầm là chuyển nhượng vốn nhà nước tại Liên doanh Bảo hiểm Bảo Minh - CMG cho Công ty Bảo hiểm nhân thọ Diachi (Nhật Bản). Điều khó nhất ở đây không phải là Liên doanh làm ăn thua lỗ nhiều năm mà phải làm sao để việc chuyển nhượng diễn ra êm đẹp, không gây chấn động thị trường và doanh nghiệp không bị mất khách.
Vì thế, mọi việc đều diễn ra trong im lặng, kéo dài nhiều tháng liền. Cho đến khi công bố thì doanh nghiệp này vẫn hoạt động bình thường, không hề mất đi một khách hàng nào. Đây là cơ sở để doanh nghiệp kinh doanh, phát triển trên nền tảng mới và trở thành một "thế lực" trên thị trường Việt Nam.
Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC cho biết, sau khi tiếp nhận các doanh nghiệp, SCIC sẽ thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp; phát triển quy mô vốn nhà nước bằng việc đưa doanh nghiệp lên niêm yết; thu hồi vốn nhà nước thông qua đấu giá doanh nghiệp, bán cổ phần nhà nước qua thị trường chứng khoán…
Kiếm lãi từ các siêu dự án và doanh nghiệp lớn
Bà Tâm cũng cho biết, hiện SCIC đang chuẩn bị tham gia đầu tư vào hàng loạt dự án hạ tầng lớn, trong đó có sân bay quốc tế mới dự định xây dựng tại Hải Dương, đầu tư vào các dự án cảng biển ở Vân Phong - Khánh Hòa, dự án hạ tầng ở Tp. HCM...
"Khi SCIC đặt vấn đề đầu tư sân bay hay cảng biển, nhiều chuyên gia trong ngành này không khỏi nghi ngờ vì SCIC làm gì có chuyên môn để đầu tư. Tuy nhiên, tại các dự án này, SCIC sẽ cùng các nhà đầu tư thành lập công ty cổ phần để thực hiện dự án. Chúng tôi sẽ thuê các chuyên gia tư vấn hàng đầu quốc tế để tham gia xây dựng các công trình có chất lượng quốc tế. Sau khi hoàn thành, SCIC sẽ thực hiện việc bán phần vốn của mình để thu hồi vốn về cho Nhà nước. Đó là cách đầu tư của một nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp", bà Tâm nói.
Hiện SCIC cũng đang có chủ trương thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp mà Nhà nước không cần đầu tư, đồng thời tập trung đầu tư vào nhóm doanh nghiệp chiến lược, có tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP. Theo kế hoạch, đến năm 2020 SCIC sẽ chỉ tập trung đầu tư vào 100 - 150 doanh nghiệp với số vốn lên đến 40 tỷ USD.
Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Vinaconex cho biết, Vinaconex đặt kỳ vọng vào SCIC. Hiện vốn điều lệ của Vinaconex là 1.500 tỷ đồng, phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 63%.
Tới đây, Vinaconex sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm 500 tỷ đồng nữa để đạt mức 2.000 tỷ đồng trong năm nay. "Chúng tôi muốn đợt tăng vốn này sẽ thu hút nguồn lực quốc tế với sự tham gia góp vốn của nhiều đối tác nước ngoài, hy vọng SCIC sẽ giúp Vinaconex thực hiện được chiến lược đó", ông Tuân nói.