14:50 19/12/2019

Làm sao để bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm?

An Nhiên

Không khí ô nhiễm kéo dài không chỉ khiến hệ hô hấp mà các cơ quan khác trong cơ thể như lá phổi cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, chính những thói quen xấu đã làm tình trạng ô nhiễm nặng nề hơn hoặc khiến cơ thể chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn.

Theo ước tính, có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí và môi trường. Nghiên cứu năm 2018 của các nhà khoa học Đại học Chicago (Mỹ) cũng chỉ ra, chỉ số không khí (AQI) bị ô nhiễm gây giảm tuổi thọ trung bình toàn cầu 1,8 năm/người.
Làm sao để bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm? - Ảnh 1.
Tổ chức y tế thế giới và các bác sĩ khuyến cáo, giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là không để môi trường ô nhiễm, tuy nhiên điều này rất khó thực hiện nhất là với các thành phố lớn ở nước ta. Ô nhiễm không khí, môi trường cùng với sự gia tăng của nhiều căn bệnh nguy hiểm luôn là mối đe dọa của nhiều người dân.Những thói quen làm gia tăng tình trạng ô nhiễmĐốt rơm rạ, vàng mã, sử dụng than tổ ongThói quen này tồn tại ở nông thôn, nhất là trong mùa thu hoạch. Tổng Cục Môi trường cho biết, hoạt động này khiến lượng bụi mịn PM 2.5 tăng đột biến khiến không khí tại Hà Nội ô nhiễm nặng như thời gian vừa qua.Khói bụi từ rơm rạ làm không khí bị ô nhiễm, gia tăng nguy cơ hiệu ứng nhà kính. Theo Báo cáo môi trường quốc gia, việc đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát khiến sinh ra các chất khí bụi như CO2, CO, NOx. Khi rơm rạ cháy không hết tạo ra Aldehyde và bụi mịn. Đây là những chất rất có hại cho sức khỏe.Đốt rơm rạ, vàng mã và sử dụng than tổ ong còn gây ra hiện tượng sương mù quang hóa. Đây là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ hiệu ứng nhà kính, khiến Trái Đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu.
Làm sao để bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm? - Ảnh 2.
Không sử dụng biện pháp che chắn khi ra đườngViệc tiếp xúc trực tiếp với không khí bị ô nhiễm khiến các bộ phận của cơ thể có biểu hiện tại chỗ như đau mắt, khó thở, dị ứng. Về lâu dài, thói quen không sử dụng khẩu trang, áo chống nắng, kính mắt khi di chuyển trên đường hoặc khu vực ô nhiễm khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, đột quỵ. Sử dụng sai loại khẩu trang, không vệ sinh khẩu trang thường xuyênTheo các bác sĩ, khẩu trang y tế không thể cản được bụi, nhất là bụi mịn. Nó chỉ che được vùng mũi, miệng và chỉ cản được 10% bức xạ mặt trời. Làn da vẫn chịu tác động từ nắng. Chính vì vậy việc sử dụng khẩu trang y tế gần như không mang lại hiệu quả phòng tránh tác hại của ô nhiễm không khí.Đối với khẩu trang vải thông thường, nếu không vệ sinh thường xuyên có thể gây phản tác dụng. Bởi nó sẽ là ổ vi khuẩn tích tụ khiến cơ thể có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn.Để bảo vệ cơ thể trong không khí ô nhiễm mỗi người dân cần:Đeo khẩu trang đạt chuẩnKhi ra đường, mọi người nên đeo khẩu trang, đặc biệt là trẻ em để tránh việc tiếp xúc trực tiếp với không khí bị ô nhiễm. Các loại khẩu trang vải, khẩu trang y tế không thể lọc được bụi có kích thước nhỏ từ bụi mịn và bụi siêu mịn. Bạn và gia đình nên sử dụng khẩu trang làm bằng chất liệu có khả năng lọc các vật chất nhỏ. Theo BS Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, khẩu trang tốt cần có đủ 5 lớp, trong đó có 3 lớp lọc: màng than hoạt tính, màng lọc tĩnh điện, màng lọc các hạt nhỏ.Hạn chế ra ngoài giờ cao điểm Theo nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ), các hạt không khí ô nhiễm từ khí thải xe cộ làm gia tăng nguy cơ gây loãng xương. Đã có một số trường hợp bệnh nhân bị gãy xương sau một cái ôm vì lưu thông ở khu vực ô nhiễm nặng trong thời gian dài. Chính vì vậy, nếu phải đi lại trong môi trường ô nhiễm không khí, mọi người nên tránh những nơi có ùn tắc giao thông hoặc giờ cao điểm.
Làm sao để bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm? - Ảnh 3.
Giữ nhà cửa thoáng mát, lưu thông không khíNhiều người có quan niệm sai lầm rằng đóng cửa kín sẽ ngăn khói bụi ô nhiễm xâm nhập vào trong nhà. Nhưng chính thói quen này khiến khí độc như chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) không thể thoát ra ngoài. Nếu hít phải không khí chứa VOC lâu dài, có thể gây kích ứng mắt, mũi, họng, nôn mửa, thậm chí tổn thương hệ thần kinh trung ương.Do vậy, cách đơn giản để chúng ta có thể làm thông thoáng nhà cửa là mở cửa sổ vào ban đêm. Không mở cửa hướng ra ngoài đường hoặc khu vực ô nhiễm.Ngoài ra, bạn nên chọn sàn gỗ, trồng cây xanh và sử dụng máy lọc không khí để giảm lượng bụi, các chất gây dị ứng trong nhà.Vệ sinh mắt, mũi thường xuyênThói quen này giúp loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn dính ở trong khoang mắt, mũi, họng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Một ngày nên duy trì xịt mũi, rửa mắt, súc miệng 2 lần với nước muối sinh lý nhằm hạn chế tác nhân gây các bệnh về hô hấp.
Làm sao để bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm? - Ảnh 4.
Bảo vệ sức khỏe từ bên trongChúng ta nên có chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung 4 nhóm dưỡng chất (chất bột, chất béo, chất đạm, các vitamin và khoáng chất). Cần tích cực ăn rau xanh, uống nhiều nước để cơ thể đào thải độc tố. Ngoài ra, nên tập thể dục thường xuyên trong những khung giờ thấp điểm.Trẻ em là nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Do đó, cần xây dựng chế độ ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, protein… Hạn chế ăn lạnh vì dễ khiến vòm họng tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Vừa qua, Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đã đưa khuyến cáo đến người dân đểm bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm cụ thể như sau:
Đối với người dân: - Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.- Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường.- Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.- Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá.- Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.- Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.- Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga.- Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý:- Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn.- Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.- Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.- Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. - Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.