Lần đầu tiên ngân hàng tự áp trần lãi suất cho vay
Trong khi khả năng áp trần lãi suất cho vay nói chung đang đặt ra thì một ngân hàng thương mại đã chủ động thực hiện
Ngân hàng Quốc tế (VIB) vừa thực hiện việc công khai lãi suất cho vay và niêm yết mức trần cụ thể với từng nhóm đối tượng, một sự kiện tạo ra tiền lệ trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Theo biểu áp dụng trên toàn hệ thống VIB, các mức trần lãi suất cho vay VND đã được ấn định và sẽ được cập nhật khi có điều chỉnh. Mức trần thấp nhất là 12,99%/năm đối với cho vay cầm cố giấy tờ có giá, mức trần cao nhất là 16,29%/năm với cho vay đầu tư chứng khoán…
Chính sách trên áp dụng cho các khách hàng cá nhân. Với họ, lợi ích là rõ ràng. Căn theo nhóm nhu cầu vay vốn để chủ động chi phí, xây dựng phương án vay và sử dụng vốn. Cũng lưu ý rằng, mức trần công bố là chi phí tối đa, còn thực tế họ có thể tiếp cận các mức lãi suất thấp hơn nữa, như hiện tại VIB đang áp chỉ 9,9%/năm trong 3 tháng đầu của khoản vay mới đối với khách vay mua nhà hay cá nhân kinh doanh.
Các mức trần công bố như vậy cũng hàm ý rằng, ngân hàng chủ động áp dụng và khách hàng sẽ không phải lo ngại các chi phí phát sinh khác - điều thường đi cùng với một cơ chế trần thụ động. Như trước đây, cơ chế áp một mức trần lãi suất cho vay chung cho mọi đối tượng, cho mọi ngân hàng đã dẫn đến những bất cập về các loại phí “lách luật”.
Và không chỉ riêng khách hàng của VIB, các nhu cầu vay vốn tại các nhà băng khác cũng có thể tham khảo những mức trần trên để quyết định lựa chọn, nhất là khi cạnh tranh ở lãi suất cho vay đang thể hiện. Hay nói cách khác, cơ chế trần lãi suất cho vay của VIB đã tạo một vùng tham chiếu cho thị trường: tại các thời điểm khác nhau, đó là mức chi phí cao nhất người vay có thể phải chịu, mà theo VIB là hợp lý.
Về phía ngân hàng, lợi ích cũng là rõ ràng. Thông tin lãi suất minh bạch, khách hàng biết được khả năng chi phí tối đa để yên tâm vay vốn, thay vì phấp phỏng chờ kết quả ấn định như thường thấy. Đây là sức hút mới của VIB, mà thực tế là chỉ trong hơn 10 ngày qua, lượng khách cá nhân tới tìm hiểu đã tăng gấp 6 lần so với cả tháng trước đó.
Nhưng quan trọng hơn, ngân hàng đã xác định một giới hạn tối đa cho toàn hệ thống, qua đó để định hướng chính sách khách hàng, gắn với yêu cầu quản trị rủi ro.
Trong hoạt động cho vay, khách hàng có mức độ rủi ro càng cao thì lãi suất áp càng cao. Các mức trần mà VIB xác định đồng nghĩa với việc giới hạn mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận. Theo đó, có thể xem đây là một hướng phòng vệ, khi mà thực tế đã cho thấy những mức lãi suất cho vay quá cao trong hơn một năm trước là một yếu tố góp phần dồn đẩy nợ xấu tại nhiều ngân hàng hiện nay.
Tự áp trần lãi suất cho vay, VIB đã tạo ra một tiền lệ trong hệ thống, nhưng quan trọng hơn là tiền lệ cho chính mình. Chính sách phát triển khách hàng theo đó đã được khoanh vùng, hướng về chiều sâu chất lượng với những khách hàng đáp ứng được giới hạn rủi ro đã xác định qua các mức trần lãi suất.
Ở cả hai phía, khách hàng và ngân hàng, những giá trị và lợi ích như vậy trong “sự kiện VIB” là có thể nhân rộng cho hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.
Một sự trùng hợp là, cuối tuần qua, trong thông cáo về phiên họp thường kỳ tháng 11/2012, Chính phủ cũng đã gợi mở về việc xem xét áp trần lãi suất cho vay, tiếp tục giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp. Việc triển khai cụ thể dự kiến cũng sẽ sớm được Ngân hàng Nhà nước công bố.
Theo biểu áp dụng trên toàn hệ thống VIB, các mức trần lãi suất cho vay VND đã được ấn định và sẽ được cập nhật khi có điều chỉnh. Mức trần thấp nhất là 12,99%/năm đối với cho vay cầm cố giấy tờ có giá, mức trần cao nhất là 16,29%/năm với cho vay đầu tư chứng khoán…
Chính sách trên áp dụng cho các khách hàng cá nhân. Với họ, lợi ích là rõ ràng. Căn theo nhóm nhu cầu vay vốn để chủ động chi phí, xây dựng phương án vay và sử dụng vốn. Cũng lưu ý rằng, mức trần công bố là chi phí tối đa, còn thực tế họ có thể tiếp cận các mức lãi suất thấp hơn nữa, như hiện tại VIB đang áp chỉ 9,9%/năm trong 3 tháng đầu của khoản vay mới đối với khách vay mua nhà hay cá nhân kinh doanh.
Các mức trần công bố như vậy cũng hàm ý rằng, ngân hàng chủ động áp dụng và khách hàng sẽ không phải lo ngại các chi phí phát sinh khác - điều thường đi cùng với một cơ chế trần thụ động. Như trước đây, cơ chế áp một mức trần lãi suất cho vay chung cho mọi đối tượng, cho mọi ngân hàng đã dẫn đến những bất cập về các loại phí “lách luật”.
Và không chỉ riêng khách hàng của VIB, các nhu cầu vay vốn tại các nhà băng khác cũng có thể tham khảo những mức trần trên để quyết định lựa chọn, nhất là khi cạnh tranh ở lãi suất cho vay đang thể hiện. Hay nói cách khác, cơ chế trần lãi suất cho vay của VIB đã tạo một vùng tham chiếu cho thị trường: tại các thời điểm khác nhau, đó là mức chi phí cao nhất người vay có thể phải chịu, mà theo VIB là hợp lý.
Về phía ngân hàng, lợi ích cũng là rõ ràng. Thông tin lãi suất minh bạch, khách hàng biết được khả năng chi phí tối đa để yên tâm vay vốn, thay vì phấp phỏng chờ kết quả ấn định như thường thấy. Đây là sức hút mới của VIB, mà thực tế là chỉ trong hơn 10 ngày qua, lượng khách cá nhân tới tìm hiểu đã tăng gấp 6 lần so với cả tháng trước đó.
Nhưng quan trọng hơn, ngân hàng đã xác định một giới hạn tối đa cho toàn hệ thống, qua đó để định hướng chính sách khách hàng, gắn với yêu cầu quản trị rủi ro.
Trong hoạt động cho vay, khách hàng có mức độ rủi ro càng cao thì lãi suất áp càng cao. Các mức trần mà VIB xác định đồng nghĩa với việc giới hạn mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận. Theo đó, có thể xem đây là một hướng phòng vệ, khi mà thực tế đã cho thấy những mức lãi suất cho vay quá cao trong hơn một năm trước là một yếu tố góp phần dồn đẩy nợ xấu tại nhiều ngân hàng hiện nay.
Tự áp trần lãi suất cho vay, VIB đã tạo ra một tiền lệ trong hệ thống, nhưng quan trọng hơn là tiền lệ cho chính mình. Chính sách phát triển khách hàng theo đó đã được khoanh vùng, hướng về chiều sâu chất lượng với những khách hàng đáp ứng được giới hạn rủi ro đã xác định qua các mức trần lãi suất.
Ở cả hai phía, khách hàng và ngân hàng, những giá trị và lợi ích như vậy trong “sự kiện VIB” là có thể nhân rộng cho hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.
Một sự trùng hợp là, cuối tuần qua, trong thông cáo về phiên họp thường kỳ tháng 11/2012, Chính phủ cũng đã gợi mở về việc xem xét áp trần lãi suất cho vay, tiếp tục giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp. Việc triển khai cụ thể dự kiến cũng sẽ sớm được Ngân hàng Nhà nước công bố.