Lập “siêu” bộ quản các tập đoàn: Vẫn đang nghiên cứu
Phương án thành lập một bộ chuyên quản lý tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu
Phương án thành lập một bộ chuyên quản lý tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, chưa có kết quả cuối cùng.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã cho biết như vậy tại buổi họp báo Chính phủ, chiều 3/7.
Theo người phát ngôn của Chính phủ, hiện Thủ tướng đang chỉ đạo đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải tập trung vào các ngành nghề chính, thoái vốn tại các lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... Cùng với đó, nhà nước vẫn phải nắm giữ quyền chi phối tại các doanh nghiệp này vì mục tiêu chung của nền kinh tế.
“Trong thời gian qua, chúng ta áp dụng cơ chế giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh của mình. Điều này cũng có mặt tốt, mặt xấu, trong đó mặt xấu là doanh nghiệp đầu tư ra ngoài ngành, có một số thua lỗ”, Bộ trưởng Đam nói.
Sắp tới, Chính phủ sẽ quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp, Bộ Tài chính, bộ quản lý chuyên ngành trong việc bảo toàn vốn. Đặc biệt là sẽ quy định rõ hơn trách nhiệm của bộ quản lý chuyên ngành trong công tác định hướng chiến lược sản xuất của doanh nghiệp nhà nước, cũng như trong việc tham gia vấn đề bổ nhiệm cán bộ.
Liên quan đến đề xuất thành lập một cơ quan ngang bộ để quản tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Bộ trưởng Đam cho hay, trong thời gian qua, khi bàn về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ghi nhận một số ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các thành viên Chính phủ. Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đứng ra làm đầu mối, lấy ý kiến của cộng đồng các nhà khoa học để nghiên cứu mô hình này.
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả ban đầu cho thấy, một số nước có thành lập một cơ quan ngang bộ để chuyên quản lý tất các doanh nghiệp như vậy thì cũng có mặt tốt, nhưng cũng có không ít hạn chế, bất cập.
Theo Bộ trưởng Đam, một trong những hạn chế đó là, nếu tới đâu chúng ta có một bộ, ban nào đó chuyên quản tất cả các doanh nghiệp thì liệu bộ đó có thể am hiểu hết tất cả các lĩnh vực. Chẳng hạn, hiện Bộ Giao thông Vận tải vẫn sẽ là cơ quan am hiểu hơn về giao thông, Bộ Thông tin truyền thông vẫn là cơ quan am hiểu hơn về viễn thông...
Trước thực tế đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu một cách khoa học, cả về lý luận và thực tiễn để trình Chính phủ xem xét. Còn trong khi chưa có phương án nào được quyết định thì phải tăng cường quản lý trách nhiệm của bộ chuyên ngành và Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đam cho biết, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng đề án thành lập một cơ quan thuộc bộ này có trách nhiệm quản lý vốn của nhà nước trong các tập đoàn, tổng công ty trên cơ sở nâng tầm công ty hiện có.
“Hướng triển khai là làm sao cơ quan này phải nắm sát được tình hình của doanh nghiệp, nằm tại doanh nghiệp nhưng ăn lương của Bộ Tài chính. Trước mắt chúng ta sẽ làm theo mô hình như vậy”, ông Đam cho hay.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã cho biết như vậy tại buổi họp báo Chính phủ, chiều 3/7.
Theo người phát ngôn của Chính phủ, hiện Thủ tướng đang chỉ đạo đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải tập trung vào các ngành nghề chính, thoái vốn tại các lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... Cùng với đó, nhà nước vẫn phải nắm giữ quyền chi phối tại các doanh nghiệp này vì mục tiêu chung của nền kinh tế.
“Trong thời gian qua, chúng ta áp dụng cơ chế giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh của mình. Điều này cũng có mặt tốt, mặt xấu, trong đó mặt xấu là doanh nghiệp đầu tư ra ngoài ngành, có một số thua lỗ”, Bộ trưởng Đam nói.
Sắp tới, Chính phủ sẽ quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp, Bộ Tài chính, bộ quản lý chuyên ngành trong việc bảo toàn vốn. Đặc biệt là sẽ quy định rõ hơn trách nhiệm của bộ quản lý chuyên ngành trong công tác định hướng chiến lược sản xuất của doanh nghiệp nhà nước, cũng như trong việc tham gia vấn đề bổ nhiệm cán bộ.
Liên quan đến đề xuất thành lập một cơ quan ngang bộ để quản tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Bộ trưởng Đam cho hay, trong thời gian qua, khi bàn về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ghi nhận một số ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các thành viên Chính phủ. Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đứng ra làm đầu mối, lấy ý kiến của cộng đồng các nhà khoa học để nghiên cứu mô hình này.
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả ban đầu cho thấy, một số nước có thành lập một cơ quan ngang bộ để chuyên quản lý tất các doanh nghiệp như vậy thì cũng có mặt tốt, nhưng cũng có không ít hạn chế, bất cập.
Theo Bộ trưởng Đam, một trong những hạn chế đó là, nếu tới đâu chúng ta có một bộ, ban nào đó chuyên quản tất cả các doanh nghiệp thì liệu bộ đó có thể am hiểu hết tất cả các lĩnh vực. Chẳng hạn, hiện Bộ Giao thông Vận tải vẫn sẽ là cơ quan am hiểu hơn về giao thông, Bộ Thông tin truyền thông vẫn là cơ quan am hiểu hơn về viễn thông...
Trước thực tế đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu một cách khoa học, cả về lý luận và thực tiễn để trình Chính phủ xem xét. Còn trong khi chưa có phương án nào được quyết định thì phải tăng cường quản lý trách nhiệm của bộ chuyên ngành và Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đam cho biết, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng đề án thành lập một cơ quan thuộc bộ này có trách nhiệm quản lý vốn của nhà nước trong các tập đoàn, tổng công ty trên cơ sở nâng tầm công ty hiện có.
“Hướng triển khai là làm sao cơ quan này phải nắm sát được tình hình của doanh nghiệp, nằm tại doanh nghiệp nhưng ăn lương của Bộ Tài chính. Trước mắt chúng ta sẽ làm theo mô hình như vậy”, ông Đam cho hay.