Lấy ý kiến về "trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định"
Đây là nội dung được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lấy ý kiến các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Theo đó, UBCKNN vừa công bố việc lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Theo dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán vừa được công bố, Điều 120 trong Nghị định quy định về cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc sẽ được bổ sung thêm Khoản 7 với nội dung: "Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định"
Thời gian đăng tải lấy ý kiến đến ngày 05/01/2024.
Được biết trên HOSE có cổ phiếu HVN của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) là một trong những doanh nghiệp báo lỗ liên tiếp và đứng trước nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc.
Cụ thể: ngày 01/06/2022, HOSE đã ban hành quyết định số 359/QĐ-SGDHCM giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu HVN do vốn chủ sở hữu -2.160 tỷ đồng, căn cứ BCTC hợp nhất quý 1/2022 và Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC kiểm toán 2 năm gần nhất (năm 2020, 2021) là số âm, thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 38 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/03/2022 của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Theo BCTC hợp nhất quý 4 năm 2022 của HVN, Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lũy kế năm là -10.452,6 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2022 là -34.199,5 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu -10.199,2 tỷ đồng.
Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 120 tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019 như sau: “ 1. cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường họp sau đây:... e) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lễ trong 03 năm liên tục hoặc tổng sô lỗ luỹ kế vượt quá so vốn điều lệ thực góp hoặc vắn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét;. ”.
HOSE lưu ý Công ty về khả năng cồ phiếu HVN bị hủy niêm yết nếu BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục có lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ và/hoặc vốn chủ sở hữu là số âm.
Nếu chiếu theo quy định này, thì cổ phiếu HVN chính thức thuộc diện cổ phiếu bị hủy niêm yết. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có bất kỳ văn bản nào cho thấy HoSE thông báo sẽ hủy niêm yết cổ phiếu này.
Nói về nguy cơ hủy niêm yết, lãnh đạo Vietnam Airlines trong các cuộc gặp gỡ báo chí cho rằng phía công ty vẫn nỗ lực hết sức đưa ra các giải pháp cũng như đề xuất hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý.
"Theo đó, việc huỷ niêm yết chỉ thực hiện với các cổ phiếu xấu nhằm thanh lọc thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư. Song, Vietnam Airlines là trường hợp đặc biệt, việc lỗ, âm vốn chủ sở hữu “do khách quan”, cổ phiếu của hãng tốt, đang có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển; giá trị vốn hoá và tài sản lớn...", đại diện Vietnam Airlines nói.
Mới đây vào ngày 22/12/2023, HOSE đã có quyết định đưa cổ phiếu của HVN ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 26/12/2023 do HVN đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 vào ngày 16/12/2023, khắc phục được nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định tại khoản 4, Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.