Luật của WTO về thương mại dịch vụ
Khi gia nhập WTO, về thương mại dịch vụ, chúng ta đã cam kết tham gia đủ 11 lĩnh vực lớn, được phân thành 155 ngành
Luật về thương mại dịch vụ của WTO được soạn thảo trong những năm 80 của thế kỷ 20, cách đây khoảng hơn 30 năm, được thảo luận rất sôi nổi.
Các vòng đàm phán Urugoay cuối cùng đã đi đến một hiệp định được ký kết thống nhất gọi là GATS (general agreement on trade in services), hiệp định chung về thương mại dịch vụ.
Hiệp định gồm phần chủ yếu nói về các quyền và nghĩa vụ các nước tham gia thương mại dịch vụ, phần phụ lục kê ra 11 lĩnh vực lớn về cung cấp dịch vụ, phần chỉ dẫn các nước khi tham gia thì tuyên bố những lĩnh vực nào mình cam kết tham gia ngay hoặc chưa tham gia hoặc một thời gian nữa mới có điều kiện tham gia.
Hiệp định mở cửa thị trường
GATS là một hiệp định có tác dụng lớn mở cửa thị trường nội địa từng nước, là lĩnh vực tăng trưởng rất nhanh trong nền kinh tế thế giới, tính sơ bộ chiếm khoảng 60% sản xuất trên toàn cầu. Mười một lĩnh vực dịch vụ lớn được nêu trong hiệp định bao gồm: dịch vụ về xây dựng bao gồm: xây dựng các công trình, lắp đặt và lắp ráp máy móc, xây nhà cao ốc...
Dịch vụ bưu chính, viễn thông kể cả dịch vụ cung cấp thông tin qua vệ tinh; dịch vụ hàng không trong đó có rất nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau; dịch vụ y tế; dịch vụ giáo dục; dịch vụ giao thông vận tải; dịch vụ du lịch, thể thao, giải trí; dịch vụ tư vấn quản ly; dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ bảo vệ môi trường; dịch vụ mua sắm của Chính phủ.
Mỗi lĩnh vực lớn lại phân ra nhiều ngành nhỏ.
Theo hiệp định, cách thực hiện dịch vụ được quy tụ vào 4 phương thức:
- Cung ứng qua biên giới – Phương thức này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực bưu chính viễn thông như gọi điện thoại, gửi fax, thư thương mại điện tử, cung cấp thông tin trên mạng, các đài truyền hình. Nước cung cấp dịch vụ không cần phải đến nước sử dụng dịch vụ nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dịch vụ theo yêu cầu.
- Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài. Phương thức này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực du lịch, đi chữa bệnh đi học ở nước ngoài, nhờ ngân hàng nước ngoài thanh toán. Một nước nhờ nước khác cung cấp dịch vụ cho mình các dịch vụ cần thiết, sau đó thanh toán việc cung cấp dịch vụ qua ngân hàng 2 nước.
- Sự hiện diện thương mại: phương thức này cho phép nước cung cấp dịch vụ đưa một bộ máy sang nước sử dụng dịch vụ, bao gồm những người quản lý, máy móc, thiết bị, một số chuyên gia và công nhân kỹ thuật. Trong các lĩnh vực như xây dựng hạ tầng, lập một bệnh viện, một trường học... nước cung cấp dịch vụ có thể, nếu được sự thoả thuận của nước sử dụng dịch vụ, đưa một tổ chức sang hoạt động trực tiếp tại chỗ.
- Sự hiện diện thể nhân: phương thức này cho phép nước cung cấp dịch vụ đưa một hoặc vài chuyên gia sang hoạt động trực tiếp tại nước sử dụng dịch vụ.
Cam kết của chúng ta
Khi gia nhập WTO, về thương mại dịch vụ, chúng ta đã cam kết tham gia đủ 11 lĩnh vực lớn, được phân thành 155 ngành, nhưng có sự phân biệt cụ thể đối với từng phân ngành vì lẽ trình độ và điều kiện của chúng ta chưa thể ứng phó ngay một lúc, hợp tác ồ ạt.
Nói chung, phương thức hiện diện thương mại được áp dụng cho mỗi ngành khác nhau. Các công ty nước ngoài được phép đưa cán bộ quản lý nước họ vào Việt Nam làm việc nhưng tối thiểu phải có 20% cán bộ quản lý người Việt Nam tham gia quản lý công ty đó.
Việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam, công ty nước ngoài có thể mua nhưng ở một mức độ nhất định đối với từng ngành, riêng ngành ngân hàng phía công ty nước ngoài chỉ được mua đến 30% số cổ phần.
Về dịch vụ kinh doanh, có tổng số 46 phân ngành, ta mới cam kết tham gia 26 phân ngành như dịch vụ máy tính, dịch vụ thiết kế đô thị, dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ và một số dịch vụ khác.
Về dịch vụ viễn thông, ta cam kết, cho phép công ty nước ngoài hoạt động với điều kiện phải liên doanh với công ty Việt Nam, mức vốn của họ góp tối đa là 49%.
Về dịch vụ giáo dục, các cơ sở có vốn nước ngoài hoạt động phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phê chuẩn chương trình đào tạo.
Về dịch vụ môi trường, các công ty nước ngoài được hoạt động về xử lý rác thải, xử lý nước thải, xử lý tiếng ồn... phải hợp tác với công ty Việt Nam, số vốn góp không quá 50%.
Các lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, y tế, du lịch văn hoá, giải trí... chúng ta đều cam kết có mức độ, phù hợp đặc điểm từng ngành, giữ thế chủ động, thành thật cam kết hợp tác. Mức độ cam kết của chúng ta với WTO, cũng tương tự như mức độ cam kết song phương giữa ta với Mỹ trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
Về lĩnh vực thứ 11, mua sắm của Chính phủ trong WTO, số lượng các nước thành viên cam kết tham gia không nhiều, khoảng hơn 40 nước trong 150 nước. Chúng ta chưa tỏ thái độ cam kết ngay vì đây là một lĩnh vực mỗi nước có những quy chế rất khác nhau.
Nội dung lớn trong lĩnh vực mua sắm của Chính phủ là mua sắm xe công, văn phòng phẩm, máy móc thiết bị trong đó có máy vi tính, máy điện thoại, các loại thiết bị văn phòng, tủ, bàn ghế cho cơ quan, thiết bị phòng cháy, tủ sắt chống cháy...
Hàng năm mỗi nước chi tiêu rất tốn kém cho việc mua sắm của chính phủ nên họ dè dặt trong việc tham gia loại dịch vụ này với các nước.
Quy chế ở nước ta giao việc mua sắm cho các bộ, tổng cục, uỷ ban nhân dân tự mua sắm, cách thức mua sắm, địa điểm mua sắm tuỳ mỗi cơ quan lựa chọn. ở một vài nước việc mua sắm của Chính phủ được giao cho một cơ quan thống nhất.
Một thực tế về dịch vụ giáo dục
Chúng ta tham gia WTO chưa lâu nhưng các hoạt động về thương mại dịch vụ trên nhiều lĩnh vực giữa nước ta với đối tác nước ngoài đã có từ nhiều năm.
Những quan hệ đó nếu phía cơ quan Việt Nam nắm vững pháp luật và các điều ước quốc tế thì làm ăn suôn sẻ, ngược lại bị thiệt hại không nhỏ.
Các nhà đầu tư Singapore đã cử đại diện đến Việt Nam xin mở trung tâm dịch vụ đào tạo giáo dục với chức năng đào tạo ngoại ngữ và nghiệp vụ văn phòng. Trung tâm SITC được hoạt động từ 2003, tới 2004 tổ chức được 109 lớp học, 2.000 học viên thu lời lớn tới gần 500.000 Đôla, rồi phát triển ra khá nhiều địa phương Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang.
Số lượng học viên ở thời điểm cao (đầu năm 2006) là 3 vạn, trung tâm không chỉ dạy ngoại ngữ, nghiệp vụ văn phòng mà còn chiêu sinh cả cao học, vượt khỏi phạm vi cho phép của chính quyền. Trung tâm đã tuyển tới 1.000 nhân viên, có 19 cơ sở hoạt động ở các địa phương.
Giữa quý I/2006, trung tâm SITC đóng cửa hàng loạt, học viên đòi lại tiền học phí, nhân viên đòi tiền lương, người đại diện quản lý trở về nước, các nhà đầu tư Singapore hầu như không hề biết các hoạt động dịch vụ giáo dục của trung tâm.
Tất cả thiệt hại đổ lên vai các học viên và nhân viên. Đó là một bài học quá đắt về sự cam kết dịch vụ giáo dục, đào tạo cả từ phía Việt Nam và Singapore về tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật.
Các vòng đàm phán Urugoay cuối cùng đã đi đến một hiệp định được ký kết thống nhất gọi là GATS (general agreement on trade in services), hiệp định chung về thương mại dịch vụ.
Hiệp định gồm phần chủ yếu nói về các quyền và nghĩa vụ các nước tham gia thương mại dịch vụ, phần phụ lục kê ra 11 lĩnh vực lớn về cung cấp dịch vụ, phần chỉ dẫn các nước khi tham gia thì tuyên bố những lĩnh vực nào mình cam kết tham gia ngay hoặc chưa tham gia hoặc một thời gian nữa mới có điều kiện tham gia.
Hiệp định mở cửa thị trường
GATS là một hiệp định có tác dụng lớn mở cửa thị trường nội địa từng nước, là lĩnh vực tăng trưởng rất nhanh trong nền kinh tế thế giới, tính sơ bộ chiếm khoảng 60% sản xuất trên toàn cầu. Mười một lĩnh vực dịch vụ lớn được nêu trong hiệp định bao gồm: dịch vụ về xây dựng bao gồm: xây dựng các công trình, lắp đặt và lắp ráp máy móc, xây nhà cao ốc...
Dịch vụ bưu chính, viễn thông kể cả dịch vụ cung cấp thông tin qua vệ tinh; dịch vụ hàng không trong đó có rất nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau; dịch vụ y tế; dịch vụ giáo dục; dịch vụ giao thông vận tải; dịch vụ du lịch, thể thao, giải trí; dịch vụ tư vấn quản ly; dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ bảo vệ môi trường; dịch vụ mua sắm của Chính phủ.
Mỗi lĩnh vực lớn lại phân ra nhiều ngành nhỏ.
Theo hiệp định, cách thực hiện dịch vụ được quy tụ vào 4 phương thức:
- Cung ứng qua biên giới – Phương thức này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực bưu chính viễn thông như gọi điện thoại, gửi fax, thư thương mại điện tử, cung cấp thông tin trên mạng, các đài truyền hình. Nước cung cấp dịch vụ không cần phải đến nước sử dụng dịch vụ nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dịch vụ theo yêu cầu.
- Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài. Phương thức này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực du lịch, đi chữa bệnh đi học ở nước ngoài, nhờ ngân hàng nước ngoài thanh toán. Một nước nhờ nước khác cung cấp dịch vụ cho mình các dịch vụ cần thiết, sau đó thanh toán việc cung cấp dịch vụ qua ngân hàng 2 nước.
- Sự hiện diện thương mại: phương thức này cho phép nước cung cấp dịch vụ đưa một bộ máy sang nước sử dụng dịch vụ, bao gồm những người quản lý, máy móc, thiết bị, một số chuyên gia và công nhân kỹ thuật. Trong các lĩnh vực như xây dựng hạ tầng, lập một bệnh viện, một trường học... nước cung cấp dịch vụ có thể, nếu được sự thoả thuận của nước sử dụng dịch vụ, đưa một tổ chức sang hoạt động trực tiếp tại chỗ.
- Sự hiện diện thể nhân: phương thức này cho phép nước cung cấp dịch vụ đưa một hoặc vài chuyên gia sang hoạt động trực tiếp tại nước sử dụng dịch vụ.
Cam kết của chúng ta
Khi gia nhập WTO, về thương mại dịch vụ, chúng ta đã cam kết tham gia đủ 11 lĩnh vực lớn, được phân thành 155 ngành, nhưng có sự phân biệt cụ thể đối với từng phân ngành vì lẽ trình độ và điều kiện của chúng ta chưa thể ứng phó ngay một lúc, hợp tác ồ ạt.
Nói chung, phương thức hiện diện thương mại được áp dụng cho mỗi ngành khác nhau. Các công ty nước ngoài được phép đưa cán bộ quản lý nước họ vào Việt Nam làm việc nhưng tối thiểu phải có 20% cán bộ quản lý người Việt Nam tham gia quản lý công ty đó.
Việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam, công ty nước ngoài có thể mua nhưng ở một mức độ nhất định đối với từng ngành, riêng ngành ngân hàng phía công ty nước ngoài chỉ được mua đến 30% số cổ phần.
Về dịch vụ kinh doanh, có tổng số 46 phân ngành, ta mới cam kết tham gia 26 phân ngành như dịch vụ máy tính, dịch vụ thiết kế đô thị, dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ và một số dịch vụ khác.
Về dịch vụ viễn thông, ta cam kết, cho phép công ty nước ngoài hoạt động với điều kiện phải liên doanh với công ty Việt Nam, mức vốn của họ góp tối đa là 49%.
Về dịch vụ giáo dục, các cơ sở có vốn nước ngoài hoạt động phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phê chuẩn chương trình đào tạo.
Về dịch vụ môi trường, các công ty nước ngoài được hoạt động về xử lý rác thải, xử lý nước thải, xử lý tiếng ồn... phải hợp tác với công ty Việt Nam, số vốn góp không quá 50%.
Các lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, y tế, du lịch văn hoá, giải trí... chúng ta đều cam kết có mức độ, phù hợp đặc điểm từng ngành, giữ thế chủ động, thành thật cam kết hợp tác. Mức độ cam kết của chúng ta với WTO, cũng tương tự như mức độ cam kết song phương giữa ta với Mỹ trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
Về lĩnh vực thứ 11, mua sắm của Chính phủ trong WTO, số lượng các nước thành viên cam kết tham gia không nhiều, khoảng hơn 40 nước trong 150 nước. Chúng ta chưa tỏ thái độ cam kết ngay vì đây là một lĩnh vực mỗi nước có những quy chế rất khác nhau.
Nội dung lớn trong lĩnh vực mua sắm của Chính phủ là mua sắm xe công, văn phòng phẩm, máy móc thiết bị trong đó có máy vi tính, máy điện thoại, các loại thiết bị văn phòng, tủ, bàn ghế cho cơ quan, thiết bị phòng cháy, tủ sắt chống cháy...
Hàng năm mỗi nước chi tiêu rất tốn kém cho việc mua sắm của chính phủ nên họ dè dặt trong việc tham gia loại dịch vụ này với các nước.
Quy chế ở nước ta giao việc mua sắm cho các bộ, tổng cục, uỷ ban nhân dân tự mua sắm, cách thức mua sắm, địa điểm mua sắm tuỳ mỗi cơ quan lựa chọn. ở một vài nước việc mua sắm của Chính phủ được giao cho một cơ quan thống nhất.
Một thực tế về dịch vụ giáo dục
Chúng ta tham gia WTO chưa lâu nhưng các hoạt động về thương mại dịch vụ trên nhiều lĩnh vực giữa nước ta với đối tác nước ngoài đã có từ nhiều năm.
Những quan hệ đó nếu phía cơ quan Việt Nam nắm vững pháp luật và các điều ước quốc tế thì làm ăn suôn sẻ, ngược lại bị thiệt hại không nhỏ.
Các nhà đầu tư Singapore đã cử đại diện đến Việt Nam xin mở trung tâm dịch vụ đào tạo giáo dục với chức năng đào tạo ngoại ngữ và nghiệp vụ văn phòng. Trung tâm SITC được hoạt động từ 2003, tới 2004 tổ chức được 109 lớp học, 2.000 học viên thu lời lớn tới gần 500.000 Đôla, rồi phát triển ra khá nhiều địa phương Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang.
Số lượng học viên ở thời điểm cao (đầu năm 2006) là 3 vạn, trung tâm không chỉ dạy ngoại ngữ, nghiệp vụ văn phòng mà còn chiêu sinh cả cao học, vượt khỏi phạm vi cho phép của chính quyền. Trung tâm đã tuyển tới 1.000 nhân viên, có 19 cơ sở hoạt động ở các địa phương.
Giữa quý I/2006, trung tâm SITC đóng cửa hàng loạt, học viên đòi lại tiền học phí, nhân viên đòi tiền lương, người đại diện quản lý trở về nước, các nhà đầu tư Singapore hầu như không hề biết các hoạt động dịch vụ giáo dục của trung tâm.
Tất cả thiệt hại đổ lên vai các học viên và nhân viên. Đó là một bài học quá đắt về sự cam kết dịch vụ giáo dục, đào tạo cả từ phía Việt Nam và Singapore về tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật.