Mở kho dữ liệu Ngân hàng Nhà nước
Nhiều thông tin và dữ liệu liên quan đến tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng được mở ra tương đối đầy đủ và có hệ thống
Hơn 40 đầu mục thông tin và dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu được mở ra rộng rãi và hứa hẹn được cập nhật một cách nhanh chóng.
Từ tuần tới (ngày 1/4/2012), Thông tư số 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực. Có hơn 40 đầu mục thông tin và dữ liệu cần thiết cho công chúng sẽ được mở ra, trong đó có nhiều dữ liệu mà bấy lâu nay chưa được thống kê, cập nhật một cách có hệ thống và đầy đủ.
Đi cùng với độ mở trên, Ngân hàng Nhà nước cũng xác định rõ thời điểm công bố các thông tin và dữ liệu, khá sát theo thời gian thực của sự kiện, hoặc theo đặc thù của yêu cầu thống kê, tổng hợp và mang tính định kỳ…
Điểm đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước xác định là các văn bản pháp luật về tiền tệ, ngân hàng do cơ quan này ban hành sẽ được công bố khá sớm, trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi ban hành.
Đặc biệt, các chủ trương, định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các quyết định điều hành của Thống đốc sẽ được công bố gần như tức thì, trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi ban hành.
Dạng thông tin nóng như mua, bán, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, giải thể, thu hồi giấy phép của tổ chức tín dụng hay các xử phạt hành chính cũng sẽ được công bố trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi ban hành văn bản.
Bên cạnh các thông tin trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục công bố và cập nhật các dữ liệu cơ bản như trong thời gian qua, về các lãi suất điều hành, các loại tỷ giá, kết quả hoạt động thị trường liên ngân hàng, kết quả đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, diễn biến thị trường vàng và ngoại tệ… theo định kỳ thống kê.
Với các tổ chức tín dụng, dự liệu công bố cũng sẽ cập nhật về tốc độ tăng trưởng và số tuyệt đối của vốn điều lệ, vốn tự có, tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tăng trưởng và số tuyệt đối huy động cùng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Loạt dữ liệu này sẽ có tính hệ thống, đầy đủ và hỗ trợ tốt cho công chúng khi tìm hiểu và nắm bắt tương đối kịp thời tình hình hoạt động của các thành viên trong hệ thống.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ cập nhật các chỉ số cơ bản khác như ROA, ROE theo định kỳ 2 lần mỗi năm để tạo cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng.
Theo danh mục của Thông tư 35, một loại dữ liệu khá mới sẽ được công bố một cách chính thức là số lượng giao dịch và giá trị giao dịch được thực hiện bằng các kênh thanh toán khác nhau; tổng số lượng và tổng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân theo định kỳ hàng quý.
Với vai trò là nhà quản lý và điều hành hệ thống, hàng quý Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ công bố báo cáo phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô, điều hành của mình và diễn biến tiền tệ, ngân hàng.
Như vậy, khá nhiều dữ liệu cần thiết cho thị trường sẽ được mở ra, tạo một kênh tham khảo cần thiết cho công chúng, nhất là khi chúng chính nguồn, có tính hệ thống và đầy đủ.
Từ tuần tới (ngày 1/4/2012), Thông tư số 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực. Có hơn 40 đầu mục thông tin và dữ liệu cần thiết cho công chúng sẽ được mở ra, trong đó có nhiều dữ liệu mà bấy lâu nay chưa được thống kê, cập nhật một cách có hệ thống và đầy đủ.
Đi cùng với độ mở trên, Ngân hàng Nhà nước cũng xác định rõ thời điểm công bố các thông tin và dữ liệu, khá sát theo thời gian thực của sự kiện, hoặc theo đặc thù của yêu cầu thống kê, tổng hợp và mang tính định kỳ…
Điểm đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước xác định là các văn bản pháp luật về tiền tệ, ngân hàng do cơ quan này ban hành sẽ được công bố khá sớm, trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi ban hành.
Đặc biệt, các chủ trương, định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các quyết định điều hành của Thống đốc sẽ được công bố gần như tức thì, trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi ban hành.
Dạng thông tin nóng như mua, bán, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, giải thể, thu hồi giấy phép của tổ chức tín dụng hay các xử phạt hành chính cũng sẽ được công bố trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi ban hành văn bản.
Bên cạnh các thông tin trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục công bố và cập nhật các dữ liệu cơ bản như trong thời gian qua, về các lãi suất điều hành, các loại tỷ giá, kết quả hoạt động thị trường liên ngân hàng, kết quả đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, diễn biến thị trường vàng và ngoại tệ… theo định kỳ thống kê.
Với các tổ chức tín dụng, dự liệu công bố cũng sẽ cập nhật về tốc độ tăng trưởng và số tuyệt đối của vốn điều lệ, vốn tự có, tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tăng trưởng và số tuyệt đối huy động cùng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Loạt dữ liệu này sẽ có tính hệ thống, đầy đủ và hỗ trợ tốt cho công chúng khi tìm hiểu và nắm bắt tương đối kịp thời tình hình hoạt động của các thành viên trong hệ thống.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ cập nhật các chỉ số cơ bản khác như ROA, ROE theo định kỳ 2 lần mỗi năm để tạo cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng.
Theo danh mục của Thông tư 35, một loại dữ liệu khá mới sẽ được công bố một cách chính thức là số lượng giao dịch và giá trị giao dịch được thực hiện bằng các kênh thanh toán khác nhau; tổng số lượng và tổng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân theo định kỳ hàng quý.
Với vai trò là nhà quản lý và điều hành hệ thống, hàng quý Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ công bố báo cáo phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô, điều hành của mình và diễn biến tiền tệ, ngân hàng.
Như vậy, khá nhiều dữ liệu cần thiết cho thị trường sẽ được mở ra, tạo một kênh tham khảo cần thiết cho công chúng, nhất là khi chúng chính nguồn, có tính hệ thống và đầy đủ.