“Mốt” sang Mỹ IPO của doanh nghiệp Trung Quốc
Đối với các công ty Trung Quốc, việc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ đem lại hiệu quả rất lớn
Tuần trước, giá cổ phiếu của mạng Youku - được xem là Youtube của Trung Quốc - đã tăng 161% trong phiên giao dịch đầu tiên trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE).
Cùng ngày, hãng bán lẻ trực tuyến China Dangdang với danh hiệu “Amazone.com của Trung Quốc” đã chứng kiến cổ phiếu tăng giá 87% sau khi vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cũng tại sàn Nasdaq. Trước đó, vào tháng 10, cổ phiếu nhà cung cấp dịch vụ nội dung Internet mang tên ChinaCache International Holdings đã tăng giá 95% trong phiên giao dịch đầu tiên cũng trên sàn Nasdaq.
Theo tờ New York Times, mặc dù thị trường IPO tại Trung Quốc năm nay “nóng” hơn nhiều so với ở Mỹ, nhưng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc lại chọn phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tại Mỹ. Tuần trước, có tới 6 cổ phiếu Trung Quốc bắt đầu được đưa vào giao dịch ở NYSE và Nasdaq.
Dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy, năm nay, đã có 35 vụ IPO của các công ty Trung Quốc thực hiện tại Mỹ, chiếm tới 25% số vụ IPO diễn ra tại thị trường này, từ con số vỏn vẹn 1% vào năm 2000.
Trong những tháng tới, sẽ còn có thêm nhiều công ty Trung Quốc tới Mỹ để IPO. Đối thủ lớn nhất của Youku là Tudou tháng trước đã lên kế hoạch chào sàn tại Mỹ.
Đối với các công ty Trung Quốc, việc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ buộc họ phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo hơn về tiêu chuẩn kế toán và công bố thông tin, và điều này có thể gây tốn kém cho những công ty mới thành lập và có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, hiệu quả đem đến lại rất lớn, đặt biệt là khả năng tiếp cận với nguồn vốn dồi dào hơn, lượng nhà đầu tư đông đảo hơn, và ưu thế của một công ty có mã chứng khoán của các sàn danh tiếng NYSE hay Nasdaq.
“Đó là thứ uy tín mà thị trường có tiêu chuẩn cao nhất thế giới đem lại. Niêm yết ở Mỹ cũng đồng nghĩa với việc công ty có quy mô hoạt động quốc tế”, ông Scott Cutler, Phó chủ tịch điều hành của sàn NYSE Euronext, phát biểu.
Theo ông Cutler, khi niêm yết ở Mỹ, một công ty Trung Quốc cũng dễ được đem ra so sánh hơn với một “ngôi sao” khác ở tầm quốc tế - chẳng hạn trường hợp Youku và YouTube. Và điều này sẽ giúp làm gia tăng mức độ quan tâm của cổ đông và các nhà đầu tư.
Sau vụ IPO, người sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành (CEO) của Youku là Victor Koo gọi đó là một “ngày tuyệt vời”. “Bước đi này sẽ thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai của Youku để trở thành nhà cung cấp nội dung Internet hàng đầu cho cư dân mạng Trung Quốc trên tất cả mọi thiết bị có Internet”, ông Koo phát biểu.
Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng đầu tư thực hiện tư vấn và bảo lãnh phát hành cũng như người sáng lập các doanh nghiệp Trung Quốc có IPO tại Mỹ thường “trúng đậm” trong những vụ phát hành này, nhà đầu tư thông thường không mua được cổ phiếu với giá ban đầu hiếm khi đạt mức lợi nhuận tương tự.
Giá cổ phiếu mạng tìm kiếm trực tuyến Baidu.com vốn được xem là Google của Trung Quốc đã tăng 345% ngay trong ngày giao dịch đầu tiên vào tháng 8/2005 trên sàn Nasdaq. Nhưng sau đó giá cổ phiếu này nhanh chóng lao dốc, giảm hơn 60% trong vòng 6 tháng sau đó. Cho tới tận cuối năm 2006, giá cổ phiếu Baidu mới phục hồi trở lại.
Mới nhìn qua, những doanh nghiệp Trung Quốc IPO tại Mỹ năm nay đem lại mức lợi nhuận không tồi cho các nhà đầu tư. Theo số liệu của ngân hàng đầu tư Renaissance, bình quân, mức lợi nhuận của các cổ phiếu này là 30,5% trong năm 2010, so với mức 22,5% của tất cả các cổ phiếu mới.
Tuy nhiên, nếu không tính ngày giao dịch đầu tiên, những con số lại cho thấy một câu chuyện khác. Cổ phiếu các công ty Trung Quốc thực hiện IPO tại Mỹ trong năm nay chỉ tăng 10,9% nếu không tính ngày giao dịch đầu tiên, so với mức 11,4% của tất cả các cổ phiếu mới. Xem ra, cổ phiếu của các công ty này chỉ “nóng” trong ngày giao dịch đầu tiên, rồi sau đó nhanh chóng “nguội” đi.
Trong trường hợp của Youku, cổ phiếu vẫn tăng giá trong ngày giao dịch thứ hai, nhưng từ ngày thứ ba, giá cổ phiếu này bắt đầu giảm. Vào ngày 13/12 vừa qua, giá cổ phiếu này đóng cửa ở mức 30,4 USD – cao hơn 138% so với giá IPO là 12,8 USD, nhưng đã giảm 39% so với mức đỉnh 50 USD.
Bốn vụ IPO khác của các công ty Trung Quốc trong tuần trước, bao gồm nhà phát hành phim Bona Film Group và hãng ứng dụng di động Sky-mobi, chỉ nhận được sự chào đón khá dè dặt từ phía các nhà đầu tư.
Theo giới phân tích, cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đem đến cho giới đầu tư cả cơ hội lớn lẫn rủi ro lớn.
Sức hấp dẫn của các cổ phiếu này đến từ tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới của nền kinh tế Trung Quốc và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển ở nước này. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, các nhà đầu tư Mỹ biết quá ít về các công ty Trung Quốc, mà các công ty này thường bị cho là có năng lực quản lý doanh nghiệp còn hạn chế.
Cùng ngày, hãng bán lẻ trực tuyến China Dangdang với danh hiệu “Amazone.com của Trung Quốc” đã chứng kiến cổ phiếu tăng giá 87% sau khi vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cũng tại sàn Nasdaq. Trước đó, vào tháng 10, cổ phiếu nhà cung cấp dịch vụ nội dung Internet mang tên ChinaCache International Holdings đã tăng giá 95% trong phiên giao dịch đầu tiên cũng trên sàn Nasdaq.
Theo tờ New York Times, mặc dù thị trường IPO tại Trung Quốc năm nay “nóng” hơn nhiều so với ở Mỹ, nhưng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc lại chọn phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tại Mỹ. Tuần trước, có tới 6 cổ phiếu Trung Quốc bắt đầu được đưa vào giao dịch ở NYSE và Nasdaq.
Dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy, năm nay, đã có 35 vụ IPO của các công ty Trung Quốc thực hiện tại Mỹ, chiếm tới 25% số vụ IPO diễn ra tại thị trường này, từ con số vỏn vẹn 1% vào năm 2000.
Trong những tháng tới, sẽ còn có thêm nhiều công ty Trung Quốc tới Mỹ để IPO. Đối thủ lớn nhất của Youku là Tudou tháng trước đã lên kế hoạch chào sàn tại Mỹ.
Đối với các công ty Trung Quốc, việc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ buộc họ phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo hơn về tiêu chuẩn kế toán và công bố thông tin, và điều này có thể gây tốn kém cho những công ty mới thành lập và có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, hiệu quả đem đến lại rất lớn, đặt biệt là khả năng tiếp cận với nguồn vốn dồi dào hơn, lượng nhà đầu tư đông đảo hơn, và ưu thế của một công ty có mã chứng khoán của các sàn danh tiếng NYSE hay Nasdaq.
“Đó là thứ uy tín mà thị trường có tiêu chuẩn cao nhất thế giới đem lại. Niêm yết ở Mỹ cũng đồng nghĩa với việc công ty có quy mô hoạt động quốc tế”, ông Scott Cutler, Phó chủ tịch điều hành của sàn NYSE Euronext, phát biểu.
Theo ông Cutler, khi niêm yết ở Mỹ, một công ty Trung Quốc cũng dễ được đem ra so sánh hơn với một “ngôi sao” khác ở tầm quốc tế - chẳng hạn trường hợp Youku và YouTube. Và điều này sẽ giúp làm gia tăng mức độ quan tâm của cổ đông và các nhà đầu tư.
Sau vụ IPO, người sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành (CEO) của Youku là Victor Koo gọi đó là một “ngày tuyệt vời”. “Bước đi này sẽ thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai của Youku để trở thành nhà cung cấp nội dung Internet hàng đầu cho cư dân mạng Trung Quốc trên tất cả mọi thiết bị có Internet”, ông Koo phát biểu.
Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng đầu tư thực hiện tư vấn và bảo lãnh phát hành cũng như người sáng lập các doanh nghiệp Trung Quốc có IPO tại Mỹ thường “trúng đậm” trong những vụ phát hành này, nhà đầu tư thông thường không mua được cổ phiếu với giá ban đầu hiếm khi đạt mức lợi nhuận tương tự.
Giá cổ phiếu mạng tìm kiếm trực tuyến Baidu.com vốn được xem là Google của Trung Quốc đã tăng 345% ngay trong ngày giao dịch đầu tiên vào tháng 8/2005 trên sàn Nasdaq. Nhưng sau đó giá cổ phiếu này nhanh chóng lao dốc, giảm hơn 60% trong vòng 6 tháng sau đó. Cho tới tận cuối năm 2006, giá cổ phiếu Baidu mới phục hồi trở lại.
Mới nhìn qua, những doanh nghiệp Trung Quốc IPO tại Mỹ năm nay đem lại mức lợi nhuận không tồi cho các nhà đầu tư. Theo số liệu của ngân hàng đầu tư Renaissance, bình quân, mức lợi nhuận của các cổ phiếu này là 30,5% trong năm 2010, so với mức 22,5% của tất cả các cổ phiếu mới.
Tuy nhiên, nếu không tính ngày giao dịch đầu tiên, những con số lại cho thấy một câu chuyện khác. Cổ phiếu các công ty Trung Quốc thực hiện IPO tại Mỹ trong năm nay chỉ tăng 10,9% nếu không tính ngày giao dịch đầu tiên, so với mức 11,4% của tất cả các cổ phiếu mới. Xem ra, cổ phiếu của các công ty này chỉ “nóng” trong ngày giao dịch đầu tiên, rồi sau đó nhanh chóng “nguội” đi.
Trong trường hợp của Youku, cổ phiếu vẫn tăng giá trong ngày giao dịch thứ hai, nhưng từ ngày thứ ba, giá cổ phiếu này bắt đầu giảm. Vào ngày 13/12 vừa qua, giá cổ phiếu này đóng cửa ở mức 30,4 USD – cao hơn 138% so với giá IPO là 12,8 USD, nhưng đã giảm 39% so với mức đỉnh 50 USD.
Bốn vụ IPO khác của các công ty Trung Quốc trong tuần trước, bao gồm nhà phát hành phim Bona Film Group và hãng ứng dụng di động Sky-mobi, chỉ nhận được sự chào đón khá dè dặt từ phía các nhà đầu tư.
Theo giới phân tích, cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đem đến cho giới đầu tư cả cơ hội lớn lẫn rủi ro lớn.
Sức hấp dẫn của các cổ phiếu này đến từ tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới của nền kinh tế Trung Quốc và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển ở nước này. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, các nhà đầu tư Mỹ biết quá ít về các công ty Trung Quốc, mà các công ty này thường bị cho là có năng lực quản lý doanh nghiệp còn hạn chế.