Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: Phía Bắc “lên ngôi”
Quán quân ba năm liền Đà Nẵng đã “thoái vị” xuống tận vị trí thứ 5 của xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011
Quán quân ba năm liên tiếp Đà Nẵng đã “thoái vị” xuống tận vị trí thứ 5 của xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011. Hai “người hùng” mới nổi năm nay đều ở phía Bắc, với Lào Cai “tọa” vị trí đầu tiên, tiếp đến là Bắc Ninh.
Đội sổ 2010 là Đắc Nông nhích lên được 4 bậc, tiến sát ngưỡng Khá trong đánh giá PCI, nhưng Cao Bằng lại “về cuối” như chưa từng có cải thiện hơn 10 bậc vào năm ngoái, cũng là tỉnh duy nhất nằm một mình ở vạch đỏ của vùng Tương đối thấp.
Sự thay đổi vị trí khủng khiếp được ghi nhận với nhiều địa phương, 6 tỉnh, thành phố phi mã trên 20 vị trí trong bảng tổng sắp năm nay, trong đó bước nhảy “quá đà” là trường hợp Quảng Ngãi, từ 55 lên 18.
Đi ngược chiều, 8 địa phương “rớt đài” trên 20 thứ hạng, khủng nhất là Vĩnh Long “rơi tự do” 45 bậc xuống vị trí thứ 54. Hai trường hợp đáng buồn khác là Trà Vinh và Hậu Giang, năm trước ở bậc tư, bậc tám thì năm nay nhường “đội bạn” để về thứ 42 và 43, những sự tụt hậu đáng báo động.
Ghi nhận với hai đầu tàu kinh tế, Tp.HCM nỗ lực “ngược dòng” được 3 hạng lên 20 nhưng đã trở lại nhóm Tốt. Hà Nội còn “lẹt đẹt” ở giữa nhóm Khá dù cải thiện 7 bậc. PCI năm 2011 cho thấy có những tỉnh đã hụt hơi trong cuộc chạy tiếp sức đường dài, nhưng những nhân tố mới đầy hứng khởi đang tham vọng lấp chỗ trống.
6.922 doanh nghiệp trong nước tham gia PCI thường niên lần thứ 7 phản ánh cảm nhận về chất lượng điều hành nền kinh tế và môi trường kinh doanh tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong năm 2011 có phần vừa ý hơn.
Ở phía trên bảng xếp hạng, thêm 3 tỉnh lọt vào nhóm Rất tốt, trong khi nhóm Tốt được bổ sung 2 địa phương. Chỉ số PCI có trọng số năm 2011 ở tỉnh trung vị là 59,15 điểm, cao nhất kể từ khi được hiệu chuẩn lại vào năm 2009.
Lý do “vừa ý”
Việc tăng được số điểm tỉnh trung vị năm 2011 trong báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là đáng ghi nhận, khi mà các doanh nghiệp kém lạc quan về triển vọng kinh doanh so với các năm trước.
Năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập WTO, 76% doanh nghiệp tham gia điều tra PCI cho biết sẽ tăng quy mô kinh doanh, trong khi tỷ lệ này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 47,4% năm 2011.
Đáng chú ý là mức độ lạc quan của doanh nghiệp tư nhân, loại hình có quy mô nhỏ nhất, bị giảm mạnh. Bởi vì đây là nhóm chịu nhiều tác động khi giá cả đầu vào gia tăng và tiếp cận tín dụng khó khăn hơn.
Nhưng dù kém lạc quan về triển vọng kinh doanh, các doanh nghiệp cho rằng điều hành của chính quyền địa phương và các điều kiện kinh doanh đã có nhiều cải thiện, đặc biệt liên quan đến thủ tục hành chính.
Cụ thể là giảm thời gian cấp đăng ký kinh doanh và giấy phép; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp nhiều hơn; tiếp cận tài liệu dễ dàng hơn; giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính sau đăng ký kinh doanh; yêu cầu chi phí “bôi trơn” giảm đáng kể; mức độ hài lòng về chất lượng lao động tăng lên.
Ví dụ, năm 2006, hơn 1/4 số doanh nghiệp phải đợi hơn 1 tháng mới được chính thức hoạt động, so với 15% hiện nay. Số ngày chờ đăng ký kinh doanh trên thực tế tại tỉnh trung bị giảm từ 10 ngày xuống còn 8,5 ngày và thời gian phải đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm một nửa so với 60 ngày năm 2007…
“Chính quyền trung ương và địa phương có thể tự hào về những cải thiện ấn tượng này”, báo cáo cho hay. “Rõ ràng đây là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới và đóng góp cho sự tăng trưởng nhanh của khối doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam”.
Những xu hướng cần đảo ngược
Dù mức độ hài lòng về chất lượng lao động tăng lên, các phân tích của PCI 2011 cho thấy có những điểm rất đáng lưu ý. Kể từ năm 2009, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh trung vị đã giảm từ 10,3% xuống còn 7,1%.
“Con số này đáng báo động”, báo cáo nhìn nhận. Các nguyên nhân được đưa ra cảnh báo là: chi phí giáo dục tăng lên do tăng học phí và ác khoản chi phí học thêm; trường trung cấp chưa đào tạo các kỹ năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của công việc; và biến động trong nền kinh tế khiến người lao động phải nghỉ học sớm, chuyển đến các đô thị lớn để kiếm việc làm.
“Điều vô cùng quan trọng đối với tương lai phát triển kinh tế của Việt Nam là đảo ngược xu hướng này”, báo cáo nhìn nhận.
Hay thiết chế pháp lý cũng là chỉ tiêu có được sự cải thiện trong cảm nhận của doanh nghiệp, nhưng một điểm đáng chú ý được PCI nêu là nhưng doanh nghiệp từng tham gia khiếu kiện lại thiếu niềm tin vào tòa án hơn doanh nghiệp chưa từng tham gia.
Chỉ có 66% doanh nghiệp đã sử dụng tòa án sẽ bảo vệ hợp đồng và quyền tài sản của mình. Với câu hỏi liệu doanh nghiệp có thể phản ánh lên cấp trên nếu một cán bộ nhà nước làm trái với quy định pháp luật không, 45% doanh nghiệp đã từng sử dụng tòa án trả lời hiếm khi, hoặc không bao giờ so với 30% doanh nghiệp chưa sử dụng.
“Những trải nghiệm của bản thân doanh nghiệp với hệ thống tòa án có ảnh hưởng đáng kể đến niềm tin của doanh nghiệp về chất lượng hệ thống pháp lý”, PCI 2011 rút ra kết luận.
Nhưng đáng buồn hơn là tiêu chí Tính năng động của lãnh đạo tỉnh có sự sụt giảm lớn nhất trong điều tra PCI năm nay, đặc biệt tại các tỉnh đứng đầu. Năm 2006, 75% doanh nghiệp tham gia ở tỉnh trung vị cho rằng lãnh đạo tỉnh rất linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân. Con số này đã liên tục giảm qua các năm và hiện nay là 65%.
Thậm chí số doanh nghiệp cho rằng lãnh đạo tỉnh có thái độ tích cực với khu vực tư nhân cũng giảm 8% so với mức cao nhất là 53% trong năm 2008.
Vẫn “nhất thân nhì quen”
Một lưu ý khác từ PCI 2011 là mặc dù có sự cải thiện về khả năng tiếp cận đất đai và rủi ro thu hồi, sự cải thiện hạn chế về mức đền bù thỏa đáng và định giá thị trường sẽ làm giảm đầu tư trong nước tương lai gần theo hai cách.
Trước tiên, tâm lý e ngại sự bồi thường không thỏa đáng sẽ khiến các doanh nghiệp không có ý định đầu tư lớn vào tài sản của họ vì e ngại rằng họ sẽ mất một phần giá trị đáng kể so những thay đổi về quy hoạch và cơ sở hạ tầng trong tỉnh.
Sự đền bù không thỏa đáng lại tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư có mối quan hệ gần gũi với lãnh đạo địa phương và có được thông tin bên trong về các kế hoạch sử dụng đất và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khi việc tiếp cận các tài liệu kế hoạch không được cải thiện theo thời gian.
Thứ hai, nhà đầu tư muốn sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm thế chấp để huy động vốn cho kế hoạch mở rộng kinh doanh (theo dữ liệu PCI, 94% doanh nghiệp nhận được khoản vay phải thế chấp tài sản) có khả năng sẽ nhận được các khoản vay ít hơn nhu cầu vì khung giá không phản ánh đúng giá trị thực của tài sản.
Đáng quan ngại hơn là quan hệ cá nhân tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc doanh nghiệp tiếp cận tài liệu phục vụ kinh doanh. 3/4 số nhà đầu tư, tăng so với tỷ lệ 56,6% năm 2007, cho rằng cần phải có mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận tài liệu pháp luật và kế hoạch nói trên.
Theo PCI 2011, hệ quả là làm nản lòng doanh nhân và nhiều khả năng tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo hai cách.
Thứ nhất, chính quyền địa phương sẽ dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp thân quen hơn là cho nhà đầu tư có năng lực kinh doanh giỏi.
Thứ hai, nhà đầu tư phải đầu tư thời gian và nguồn lực vào việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ trong khi có thể sử dụng nguồn lực đó phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Không “thèm” tham nhũng vặt
Tại báo cáo PCI năm nay, phát hiện đáng chú ý là tình trạng tham nhũng nhỏ dưới dạng tiền lót tay cho cán bộ cơ quan hành chính địa phương đã có cải thiện đáng ngạc nhiên.
Dù còn nhiều quan ngại về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam gia tăng, song tỷ lệ doanh nghiệp ở tỉnh trung vị đồng ý với nhận định rằng doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành phải trả chi phí không chính thức đã giảm xuống 52%, từ mức 70% vào năm 2006.
Đồng thời, tỷ lệ doanh nghiệp dành hơn 10% tổng thu nhập để chi trả chi phí không chính thức đã giảm từ 13% năm 2006 xuống còn 7% năm 2011.
“Cũng có thể nó phản ánh sự tăng trưởng nhanh của khu vực kinh tế tư nhân. Với quá nhiều doanh nghiệp hoạt động như hiện nay, cán bộ nhà nước có lẽ chỉ cần để ý đến doanh nghiệp lớn và có tiềm lực mà bỏ qua các doanh nghiệp nhỏ”, PCI 2011 lưu ý.
Kết quả điều tra chi phí không chính thức trong PCI cảnh báo rằng, mặc dù tham nhũng nhỏ có biểu hiện giảm đi nhưng tham nhũng ở quy mô lớn hơn (như hành vi lại quả khi ký kết hợp đồng mua sắm công hoặc các thỏa thuận đất đai béo bở) dường như lại gia tăng theo thời gian.
Cụ thể, 56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án của nhà nước cho biết việc chi trả hoa hồng là phổ biến, so với mức 41% của năm trước.
“Mặc dù tham nhũng nhỏ gây nhiều phiền toái cho doanh nghiệp đã giảm, song xét cho cùng, tham nhũng lớn vẫn nguy hiểm hơn bởi nó góp phần làm tăng sự bất công giữa một nhóm ít người có quan hệ tốt với chính quyền và phần còn lại của đất nước, đồng thời ảnh hưởng tới niềm tin vào bộ máy nhà nước”, báo cáo đề cập.
Đội sổ 2010 là Đắc Nông nhích lên được 4 bậc, tiến sát ngưỡng Khá trong đánh giá PCI, nhưng Cao Bằng lại “về cuối” như chưa từng có cải thiện hơn 10 bậc vào năm ngoái, cũng là tỉnh duy nhất nằm một mình ở vạch đỏ của vùng Tương đối thấp.
Sự thay đổi vị trí khủng khiếp được ghi nhận với nhiều địa phương, 6 tỉnh, thành phố phi mã trên 20 vị trí trong bảng tổng sắp năm nay, trong đó bước nhảy “quá đà” là trường hợp Quảng Ngãi, từ 55 lên 18.
Đi ngược chiều, 8 địa phương “rớt đài” trên 20 thứ hạng, khủng nhất là Vĩnh Long “rơi tự do” 45 bậc xuống vị trí thứ 54. Hai trường hợp đáng buồn khác là Trà Vinh và Hậu Giang, năm trước ở bậc tư, bậc tám thì năm nay nhường “đội bạn” để về thứ 42 và 43, những sự tụt hậu đáng báo động.
Ghi nhận với hai đầu tàu kinh tế, Tp.HCM nỗ lực “ngược dòng” được 3 hạng lên 20 nhưng đã trở lại nhóm Tốt. Hà Nội còn “lẹt đẹt” ở giữa nhóm Khá dù cải thiện 7 bậc. PCI năm 2011 cho thấy có những tỉnh đã hụt hơi trong cuộc chạy tiếp sức đường dài, nhưng những nhân tố mới đầy hứng khởi đang tham vọng lấp chỗ trống.
6.922 doanh nghiệp trong nước tham gia PCI thường niên lần thứ 7 phản ánh cảm nhận về chất lượng điều hành nền kinh tế và môi trường kinh doanh tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong năm 2011 có phần vừa ý hơn.
Ở phía trên bảng xếp hạng, thêm 3 tỉnh lọt vào nhóm Rất tốt, trong khi nhóm Tốt được bổ sung 2 địa phương. Chỉ số PCI có trọng số năm 2011 ở tỉnh trung vị là 59,15 điểm, cao nhất kể từ khi được hiệu chuẩn lại vào năm 2009.
Lý do “vừa ý”
Việc tăng được số điểm tỉnh trung vị năm 2011 trong báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là đáng ghi nhận, khi mà các doanh nghiệp kém lạc quan về triển vọng kinh doanh so với các năm trước.
Năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập WTO, 76% doanh nghiệp tham gia điều tra PCI cho biết sẽ tăng quy mô kinh doanh, trong khi tỷ lệ này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 47,4% năm 2011.
Đáng chú ý là mức độ lạc quan của doanh nghiệp tư nhân, loại hình có quy mô nhỏ nhất, bị giảm mạnh. Bởi vì đây là nhóm chịu nhiều tác động khi giá cả đầu vào gia tăng và tiếp cận tín dụng khó khăn hơn.
Nhưng dù kém lạc quan về triển vọng kinh doanh, các doanh nghiệp cho rằng điều hành của chính quyền địa phương và các điều kiện kinh doanh đã có nhiều cải thiện, đặc biệt liên quan đến thủ tục hành chính.
Cụ thể là giảm thời gian cấp đăng ký kinh doanh và giấy phép; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp nhiều hơn; tiếp cận tài liệu dễ dàng hơn; giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính sau đăng ký kinh doanh; yêu cầu chi phí “bôi trơn” giảm đáng kể; mức độ hài lòng về chất lượng lao động tăng lên.
Ví dụ, năm 2006, hơn 1/4 số doanh nghiệp phải đợi hơn 1 tháng mới được chính thức hoạt động, so với 15% hiện nay. Số ngày chờ đăng ký kinh doanh trên thực tế tại tỉnh trung bị giảm từ 10 ngày xuống còn 8,5 ngày và thời gian phải đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm một nửa so với 60 ngày năm 2007…
“Chính quyền trung ương và địa phương có thể tự hào về những cải thiện ấn tượng này”, báo cáo cho hay. “Rõ ràng đây là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới và đóng góp cho sự tăng trưởng nhanh của khối doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam”.
Những xu hướng cần đảo ngược
Dù mức độ hài lòng về chất lượng lao động tăng lên, các phân tích của PCI 2011 cho thấy có những điểm rất đáng lưu ý. Kể từ năm 2009, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh trung vị đã giảm từ 10,3% xuống còn 7,1%.
“Con số này đáng báo động”, báo cáo nhìn nhận. Các nguyên nhân được đưa ra cảnh báo là: chi phí giáo dục tăng lên do tăng học phí và ác khoản chi phí học thêm; trường trung cấp chưa đào tạo các kỹ năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của công việc; và biến động trong nền kinh tế khiến người lao động phải nghỉ học sớm, chuyển đến các đô thị lớn để kiếm việc làm.
“Điều vô cùng quan trọng đối với tương lai phát triển kinh tế của Việt Nam là đảo ngược xu hướng này”, báo cáo nhìn nhận.
Hay thiết chế pháp lý cũng là chỉ tiêu có được sự cải thiện trong cảm nhận của doanh nghiệp, nhưng một điểm đáng chú ý được PCI nêu là nhưng doanh nghiệp từng tham gia khiếu kiện lại thiếu niềm tin vào tòa án hơn doanh nghiệp chưa từng tham gia.
Chỉ có 66% doanh nghiệp đã sử dụng tòa án sẽ bảo vệ hợp đồng và quyền tài sản của mình. Với câu hỏi liệu doanh nghiệp có thể phản ánh lên cấp trên nếu một cán bộ nhà nước làm trái với quy định pháp luật không, 45% doanh nghiệp đã từng sử dụng tòa án trả lời hiếm khi, hoặc không bao giờ so với 30% doanh nghiệp chưa sử dụng.
“Những trải nghiệm của bản thân doanh nghiệp với hệ thống tòa án có ảnh hưởng đáng kể đến niềm tin của doanh nghiệp về chất lượng hệ thống pháp lý”, PCI 2011 rút ra kết luận.
Nhưng đáng buồn hơn là tiêu chí Tính năng động của lãnh đạo tỉnh có sự sụt giảm lớn nhất trong điều tra PCI năm nay, đặc biệt tại các tỉnh đứng đầu. Năm 2006, 75% doanh nghiệp tham gia ở tỉnh trung vị cho rằng lãnh đạo tỉnh rất linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân. Con số này đã liên tục giảm qua các năm và hiện nay là 65%.
Thậm chí số doanh nghiệp cho rằng lãnh đạo tỉnh có thái độ tích cực với khu vực tư nhân cũng giảm 8% so với mức cao nhất là 53% trong năm 2008.
Vẫn “nhất thân nhì quen”
Một lưu ý khác từ PCI 2011 là mặc dù có sự cải thiện về khả năng tiếp cận đất đai và rủi ro thu hồi, sự cải thiện hạn chế về mức đền bù thỏa đáng và định giá thị trường sẽ làm giảm đầu tư trong nước tương lai gần theo hai cách.
Trước tiên, tâm lý e ngại sự bồi thường không thỏa đáng sẽ khiến các doanh nghiệp không có ý định đầu tư lớn vào tài sản của họ vì e ngại rằng họ sẽ mất một phần giá trị đáng kể so những thay đổi về quy hoạch và cơ sở hạ tầng trong tỉnh.
Sự đền bù không thỏa đáng lại tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư có mối quan hệ gần gũi với lãnh đạo địa phương và có được thông tin bên trong về các kế hoạch sử dụng đất và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khi việc tiếp cận các tài liệu kế hoạch không được cải thiện theo thời gian.
Thứ hai, nhà đầu tư muốn sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm thế chấp để huy động vốn cho kế hoạch mở rộng kinh doanh (theo dữ liệu PCI, 94% doanh nghiệp nhận được khoản vay phải thế chấp tài sản) có khả năng sẽ nhận được các khoản vay ít hơn nhu cầu vì khung giá không phản ánh đúng giá trị thực của tài sản.
Đáng quan ngại hơn là quan hệ cá nhân tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc doanh nghiệp tiếp cận tài liệu phục vụ kinh doanh. 3/4 số nhà đầu tư, tăng so với tỷ lệ 56,6% năm 2007, cho rằng cần phải có mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận tài liệu pháp luật và kế hoạch nói trên.
Theo PCI 2011, hệ quả là làm nản lòng doanh nhân và nhiều khả năng tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo hai cách.
Thứ nhất, chính quyền địa phương sẽ dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp thân quen hơn là cho nhà đầu tư có năng lực kinh doanh giỏi.
Thứ hai, nhà đầu tư phải đầu tư thời gian và nguồn lực vào việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ trong khi có thể sử dụng nguồn lực đó phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Không “thèm” tham nhũng vặt
Tại báo cáo PCI năm nay, phát hiện đáng chú ý là tình trạng tham nhũng nhỏ dưới dạng tiền lót tay cho cán bộ cơ quan hành chính địa phương đã có cải thiện đáng ngạc nhiên.
Dù còn nhiều quan ngại về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam gia tăng, song tỷ lệ doanh nghiệp ở tỉnh trung vị đồng ý với nhận định rằng doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành phải trả chi phí không chính thức đã giảm xuống 52%, từ mức 70% vào năm 2006.
Đồng thời, tỷ lệ doanh nghiệp dành hơn 10% tổng thu nhập để chi trả chi phí không chính thức đã giảm từ 13% năm 2006 xuống còn 7% năm 2011.
“Cũng có thể nó phản ánh sự tăng trưởng nhanh của khu vực kinh tế tư nhân. Với quá nhiều doanh nghiệp hoạt động như hiện nay, cán bộ nhà nước có lẽ chỉ cần để ý đến doanh nghiệp lớn và có tiềm lực mà bỏ qua các doanh nghiệp nhỏ”, PCI 2011 lưu ý.
Kết quả điều tra chi phí không chính thức trong PCI cảnh báo rằng, mặc dù tham nhũng nhỏ có biểu hiện giảm đi nhưng tham nhũng ở quy mô lớn hơn (như hành vi lại quả khi ký kết hợp đồng mua sắm công hoặc các thỏa thuận đất đai béo bở) dường như lại gia tăng theo thời gian.
Cụ thể, 56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án của nhà nước cho biết việc chi trả hoa hồng là phổ biến, so với mức 41% của năm trước.
“Mặc dù tham nhũng nhỏ gây nhiều phiền toái cho doanh nghiệp đã giảm, song xét cho cùng, tham nhũng lớn vẫn nguy hiểm hơn bởi nó góp phần làm tăng sự bất công giữa một nhóm ít người có quan hệ tốt với chính quyền và phần còn lại của đất nước, đồng thời ảnh hưởng tới niềm tin vào bộ máy nhà nước”, báo cáo đề cập.