Nào mình cùng sơn gel nhé!
Bước 1: Thấm bông với dung dịch Gel Nail Cleanser để lau sạu toàn bộ móng. Việc lau móng kĩ với nước Cleanser sẽ giúp sơn bám chắc vào móng hơn. Ở bước này, bạn có thể dùng dung dịch tẩy móng thông thường Nail Remover để lau móng. Tuy nhiên, việc lạm dụng Nail Remover sẽ không tốt cho sức khoẻ của móng. Bước 2: Dùng sơn Base Gel để son lót cho móng, giúp bảo vệ đồng thời dưỡng móng. Đặt móng dưới đèn chiếu, bấm nút bật đèn và đợi đèn tự tắt để sấy khô lớp lót. Bước 3: Dùng bông thấm Gel Nail Cleanser để lau lại bề mặt móng trước khi sơn màu để tăng độ bám dính và lên màu của sơn gel. Bước 4: Sơn màu gel lớp 1, sơn thật mỏng, càng mỏng càng tốt. Sơn đủ 5 móng và chùi phần sơn dư bám 2 bên khoé móng trước khi cho vào đèn sấy. - Bước 5: Sơn màu gel lớp 2 và sấy đèn. Lưu ý, bạn tuyệt đối không nên đụng vào bề mặt móng trước khi sơn và sấy khô lớp màu 2. - Bước 6: Phủ lớp Gel Top Coat để bảo vệ và làm bóng móng lên trên cùng. Sau khi sơn Top Coat, bạn vẫn nên sấy đèn cho móng từ 1 – 2 lần để móng được khô chắc hoàn toàn. - Bước 7: Dùng Gel Nail Cleanser để lau móng lần cuối cùng là hoàn thiện.
* Với sơn gel mềm:
Cách 1:
- Bước 1: Ngâm móng vào dung dịch tẩy sơn móng không chứa acetone trong khoảng 5 – 10 phút để gel trở nên dẻo mềm như một lớp màng mỏng dính trên móng. - Bước 2: Dùng nhíp nhẹ nhàng gỡ gel khỏi móng. Tốt nhất bạn không nên cố gắng cạo bỏ nếu thấy gel vẫn còn dính chắc vào móng. Khi đó, bạn nên ngâm móng vào dung dịch tẩy móng thêm cho tới khi gel mềm ra. - Bước 3: Dùng bông tẩm dung dịch tẩy móng lau sạch lại toàn bộ móng để loại bỏ những phần sơn thừa còn dính lại. Cách 2:
- Bước 1: Xé 10 miếng bông gòn vừa đủ đắp móng, nhúng chúng vào dung dịch tẩy mỏng Gel Remover rồi đắp lên móng. - Bước 2: Dùng miếng giấy bạc nhỏ quấn kín đầu ngón tay đã đắp bông tẩm dung dịch tẩy và giữ yên trong khoảng 5 – 10 phút. - Bước 3: Khi thấy lớp sơn gel bong lên, không còn bám chắc vào móng, dùng nhíp hoặc dụng cụ dũa móng để để dũa nhẹ, cạo bỏ lớp sơn. - Bước 4: Dùng bông thấy dung dịch tẩy móng để lau sạch móng. * Với sơn gel cứng:
- Bước 1: Dùng dũa cứng giũa bề mặt móng để loại bỏ bớt lớp gel cứng bên ngoài. - Bước 2: Dùng bông tẩm dung dịch tẩy móng và đặt lên bề mặt móng và quấn giấy bạc ủ trong khoảng 5 – 10 phút. - Bước 3: Dùng dũa mềm để loại bỏ phần gel và lớp sơn lót còn lại trên móng. - Bước 4: Dùng Nail Buffer (dụng cụ đánh bóng móng) để làm dịu, loại bỏ sạch những mảng bám gồ ghề trên bề mặt móng. - Bước 4: Rửa móng bằng nước sạch và chanh nếu cần thiết.
- Trước khi sơn gel, tốt nhất bạn nên cắt da thừa quanh móng thật sạnh để tránh cho gel không bị lem dính vào da tay, không còn ăn khớp hoàn toàn với móng, từ đó gel dễ bị bong tróc. - Khi tự sơn gel, bạn cần nhớ không nên bỏ qua bước làm sạch móng trần với dung dịch Gel Nail Cleanser. Chỉ sử dụng nước sạch lau móng sẽ không loại bỏ được hết các hạt bụi nhỏ hay các chất dầu, bã nhờn tiết ra từ da… bám trên móng. Đây là nguyên nhân chính khiến cho sơn gel dễ bị bong tróc dù mới sơn một thời gian ngắn. - Ngay khi vừa sơn gel xong, bạn nên cố gắng lau thật sạch những phần sơn lem lên vùng da cạnh móng trước khi đặt tay vào đèn chiếu để sấy khô gel. Bởi vì khi khô lại, phần sơn gel lem lên vùng da quanh móng sẽ không bám vào da, tróc ra và sẽ kéo theo cả mảng gel đã khô không ăn khớp hoàn toàn với móng ở gần vùng rìa. Khi đó, lớp sơn gel có thể sẽ tróc ngay lập tức hoặc nhanh chóng bong sau chỉ một vài ngày sơn. - Bạn cũng không nên để nguyên phần sơn gel dính lên da khi rọi đèn sấy vì quá trình khô của sơn gel có thể đem lại cảm giác tê tê khó chịu trên da bạn. Tốt nhất, để tránh hư hại cho da tay, bạn nên làm sạch phần gel lem ra da trước khi đưa tay vào đèn sấy gel. - Nếu sấy khô gel xong bạn mới phát hiện ra có phần sơn lem lên phần da xung quanh móng, tốt nhất bạn nên dùng dũa để dũa nhẹ cho phần đó tách rời khỏi vùng sơn móng, tránh để chúng gây tổn hại đến lớp sơn trên toàn bộ móng. - Sau khi sơn gel, tốt nhất bạn nên hạn chế để móng tiếp xúc ngay với các loại chất tẩy rửa mạnh, hoặc các loại mỹ phẩm gốc dầu như kem xoa tạo da rám nắng hay dầu baby oil có gốc dầu khoáng mineral. Chúng sẽ làm lớp gel bị hư hại, thậm chí là bong tróc ngay lập tức. Tốt nhất bạn nên đợi sau sơn một ngày mới động đến những sản phẩm đó. - Kĩ thuật sơn gel màu nhìn chung không khác sơn móng thông thường. Khi sơn, bạn nên vuốt cọ cho thật đều, chỉ lấy một lượng sơn vừa phải cho từng lớp sơn. Nếu thấy sơn còn mỏng và chưa đều màu, bạn chỉ cần sơn thêm 1 – 2 lớp mỏng nữa là sơn sẽ tự đều màu chứ không nên sơn 1 lớp thật dày. Như vậy màu sơn lên sẽ vừa không đẹp, khó sấy khô và dễ bị chảy sơn đọng dày nơi viền móng sau khi sấy. - Khi móng gel đã khô hoàn toàn nhờ đèn chiếu, bạn có thể thoải mái sơn cho người khác hoặc sơn tiếp cho phần tay hoặc chân còn lại của mình mà không lo màu sơn sau sẽ dính vào màu sơn trước. Chỉ cần bạn đừng để lớp màu gel sau tiếp xúc với đèn sấy thì bạn có thể lau sạch chúng bằng dung dịch tẩy móng không chứa acetone hoặc thậm chí là bằng khăn giấy mà không sợ gây tổn hại đến màu móng đã sơn trước đó. Xét riêng về điểm này, rõ ràng sơn gel phù hợp để bạn tự sơn tại nhà hơn hẳn các mẫu sơn móng truyền thống. - Bạn nên cất sơn gel trong hộp kín, tránh ánh nắng mặt trời để bảo quản chất lượng sơn gel.
Đức Hiền