07:50 02/07/2022

Nên làm gì để phòng say nắng ngày hè?

Thu Hà

Thời tiết cả nước đang trong những ngày nắng nóng gay gắt, để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy luôn ghi nhớ bổ sung nước kịp thời để bù vào lượng mồ hôi đã thoát ra và cân bằng nhiệt độ cơ thể. Khi làm việc trong môi trường nóng bức, hoặc đi lại nhiều ngoài trời nắng nóng, cần bổ sung nước khoảng 1/2 - 1 cốc nước mỗi giờ (cốc khoảng 230 - 250ml). Nên uống nước ép các loại trái cây tự nhiên, nhất là cam, chanh, không nên uống nước lạnh vì có thể làm giảm nhịp tim, gây đau đầu và tăng nguy cơ đau họng.

Vào những ngày nắng nóng gay gắt, cơ thể mất nước là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu cấp tính, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, sốt, thậm chí đột quỵ. Những triệu chứng này được gọi chung là tình trạng tổn thương do nắng – nóng mà điển hình là hội chứng say nắng, say nóng…

NHỮNG NGƯỜI CẦN CẨN TRỌNG

Trên thực tế, có thể phân biệt sự khác nhau giữa say nắng và say nóng. Say nóng thường diễn ra từ từ, nhiệt độ trung bình cơ thể tăng dần, có thể quan sát nhận ra được các biểu hiện căng thẳng nhiệt và thân nhiệt thường không vượt quá 40 độ C. Ngược lại say nắng thường diễn ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, thường kèm theo tổn thương thần kinh nặng và có thể gây tử vong.

Nhìn chung, say nắng và say nóng đều dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Ban đầu có thể là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... rồi đến ngất, hôn mê, trụy tim mạch, thậm chí dẫn đến tử vong.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ gặp phải các cơn say nắng, say nóng nếu không nhận biết về chúng để phòng tránh. Tuy nhiên, những người mắc các bệnh lý như tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, tiền sử tai biến mạch máu não hoặc huyết áp thấp, huyết áp cao thường dễ bị sốc nhiệt hơn. Ngoài ra, những người đang sử dụng một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc trị trầm cảm, mất ngủ, khí huyết kém lưu thông cũng nằm trong nhóm gặp nguy hiểm vì say nắng tấn công vào mùa hè.

Lý do là bởi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, các mao mạch ở trên đầu của bệnh nhân có thể dễ dàng bị giãn nở quá mức hơn so với người bình thường để chống lại thời tiết dẫn tới đau đầu. Cảm giác đau đầu gia tăng nếu người bệnh thường xuyên di chuyển giữa phòng có máy lạnh với không gian bên ngoài.

Thời tiết nắng nóng còn dễ dẫn đến cảm giác chán ăn, không ăn được khiến cơ thể bệnh nhân bị thiếu dưỡng chất sinh ra mệt mỏi và suy nhược, huyết áp không ổn định nên có thể dễ dàng bị say nắng, say nóng hơn. Nắng nóng cũng có thể gây mất ngủ, thiếu ngủ làm não bộ bệnh nhân bị thiếu dưỡng khí dễ gây đau đầu, thậm chí đau mỏi toàn thân. Khi bị say nắng nóng, người bệnh dễ bị hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng hơn so với người bình thường, nên dễ bị chấn thương hơn do ngã khó kiểm soát.

PHÒNG BỆNH BẰNG NHỮNG THÓI QUEN TỐT

Thời tiết cả nước đang trong những ngày nắng nóng gay gắt, để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy luôn ghi nhớ bổ sung nước kịp thời để bù vào lượng mồ hôi đã thoát ra và cân bằng nhiệt độ cơ thể. Khi làm việc trong môi trường nóng bức, hoặc đi lại nhiều ngoài trời nắng nóng, cần bổ sung nước khoảng 1/2 - 1 cốc nước mỗi giờ (cốc khoảng 230 - 250ml). Nên uống nước ép các loại trái cây tự nhiên, nhất là cam, chanh, không nên uống nước lạnh vì có thể làm giảm nhịp tim, gây đau đầu và tăng nguy cơ đau họng.

Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi bắt buộc phải ra ngoài, nên đội mũ, đeo kính râm và trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng, nhất là trong thời điểm từ 10h – 16h và tránh để nắng chiếu trực tiếp vào gáy, cổ và lưng. Không để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, ở phòng điều hòa ra ngoài cần ra chỗ mát đứng một lúc rồi hãy đi ra ngoài trời nắng. Không nên tắm sông, suối, ao, hồ, biển lúc nắng gắt.

Vào mùa nắng nóng, chú ý bổ sung thêm muối và chất khoáng, ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua... Đồng thời mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi. Bệnh nhân cần sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và tập thể dục nhẹ nhàng để giúp lưu thông khí huyết. Điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và hạn chế hiện tượng đau đầu hay mệt mỏi khi trời nắng nóng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bổ sung các loại thuốc hoạt huyết, bổ thần kinh nhằm đảm bảo thể trạng được ổn định, hạn chế tối đa nguy cơ say nắng, say nóng xảy ra. Khi gặp phải những vấn đề sức khỏe bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Nên làm gì để phòng say nắng ngày hè? - Ảnh 1

Hoạt huyết dưỡng não Traphaco là thuốc bổ thần kinh được bào chế từ dược liệu nguồn gốc thảo mộc với sự tiếp thu kết quả nghiên cứu đầy đủ của các thầy thuốc Pháp và Việt Nam.

Hoạt huyết dưỡng não Traphaco cải thiện các chỉ số về lưu huyết não, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não, giảm trương lực mạch máu não, tăng cung cấp máu cho não, phục hồi lại các chức năng hoạt động của não bộ. Thích hợp với người hoạt động trí óc căng thẳng, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, mệt mỏi.

Hoạt huyết dưỡng não Traphaco chỉ định phòng và điều trị các bệnh sau:

Suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, kém tập trung.

Thiểu năng tuần hoàn não, hội chứng tiền đình với các biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.

Giảm chức năng não bộ: giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, di chứng não.

* Thông tin chi tiết:

Website: https://traphacoshop.com/hoat-huyet-duong-nao-5-vi-bao-phim.html