Ngân hàng ngoại tiếp tục “kiếm lời”
Năm nay lại là một năm khối các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục "gặt hái"
Những dự đoán về việc các ngân hàng nước ngoài đẩy mạnh hoạt động và mở rộng thị phần sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã chưa diễn ra.
>>Ngân hàng ngoại thấy “cửa sáng” ở Việt Nam
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra thì năm nay lại là một năm khối các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục "gặt hái".
Khối các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam hiện mới có ba loại hình chính là chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, cho thuê tài chính) và ngân hàng liên doanh.
Theo cam kết gia nhập WTO thì từ 1/4/2007, loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay mặc dù đã có vài hồ sơ được nộp lên nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa hoàn tất thủ tục cấp phép cho bất kỳ một ngân hàng con 100% vốn nước ngoài nào.
Theo ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), trong năm 2007, khối chi nhánh các ngân hàng nước ngoài với 35 thành viên đã đẩy khá mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng với mức tăng 40%, đưa tổng dư nợ cho vay của khối này lên 85.500 tỷ đồng. Tổng huy động vốn còn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn với 60%, đạt 145.000 tỷ đồng.
Bên cạnh việc tăng trưởng về quy mô, khối chi nhánh các ngân hàng nước ngoài vẫn duy trì được tốc độ "kiếm lời". Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, nếu như trong năm 2006, thu nhập trước thuế 10 tháng của khối các ngân hàng này đạt hơn 1.400 tỷ đồng thì sang năm 2007, con số này là 2.000 tỷ đồng.
Mặc dù khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tốt, nhưng điểm nhấn của năm nay nằm ở khối các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho Công ty Tài chính Việt - SG, do Ngân hàng Societe Generale (Pháp) làm chủ sở hữu với số vốn ban đầu là 320 tỷ đồng. Đây cũng là công ty thứ hai sau Công ty Tài chính Prudential được cấp phép năm 2006.
Điểm khác biệt đó là Viet - SG ngay sau khi được cấp phép đã xúc tiến ngay hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam. Dịch vụ này cung cấp những khoản cho vay tiêu dùng khá nhỏ cho người tiêu dùng khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Viet - SG đang triển khai việc kết hợp các trung tâm thương mại, siêu thị lớn để đưa dịch vụ này tới người tiêu dùng.
"Đây là một trong những lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam", ông Kiều Hữu Dũng cho biết. "Điều này mang lại hy vọng giúp cho dân chúng tiếp cận được nhiều hơn đối với dịch vụ tài chính ngân hàng, góp phần nâng cao sức mua và đời sống của người dân".
Trong số các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam, trong năm nay, khối các ngân hàng liên doanh cũng tỏ ra năng động hơn nhiều so với các năm trước. Dù luôn giữ vị trí nhỏ trong tổng số các ngân hàng tại Việt Nam, nhưng năm nay năm ngân hàng liên doanh đang hoạt động đã mở thêm một số chi nhánh tại các khu kinh tế trong điểm. Điều này đã giúp tổng mức lợi nhuận trước thuế tăng 30% so với năm 2006, tính đến cuối tháng 10/2007 đạt mức 400 tỷ đồng.
Theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, phải đến năm 2011 thì các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam mới được gỡ bỏ hết các rào cản tiếp cận thị trường như huy động vốn bằng nội tệ, mở rộng chi nhánh… Nên năm nay, ngoại trừ một số tên tuổi lớn như HSBC, Standard Chartered có những hoạt động rất mạnh trên thị trường thì hầu hết tỏ ra vẫn khá trầm lắng, tập trung vào khối khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhưng với hiệu quả kinh doanh của năm nay, không khó để nhận định rằng các ngân hàng nước ngoài sẽ giữ một thị phần khá hơn nhiều trong vài năm tới.
>>Ngân hàng ngoại thấy “cửa sáng” ở Việt Nam
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra thì năm nay lại là một năm khối các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục "gặt hái".
Khối các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam hiện mới có ba loại hình chính là chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, cho thuê tài chính) và ngân hàng liên doanh.
Theo cam kết gia nhập WTO thì từ 1/4/2007, loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay mặc dù đã có vài hồ sơ được nộp lên nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa hoàn tất thủ tục cấp phép cho bất kỳ một ngân hàng con 100% vốn nước ngoài nào.
Theo ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), trong năm 2007, khối chi nhánh các ngân hàng nước ngoài với 35 thành viên đã đẩy khá mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng với mức tăng 40%, đưa tổng dư nợ cho vay của khối này lên 85.500 tỷ đồng. Tổng huy động vốn còn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn với 60%, đạt 145.000 tỷ đồng.
Bên cạnh việc tăng trưởng về quy mô, khối chi nhánh các ngân hàng nước ngoài vẫn duy trì được tốc độ "kiếm lời". Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, nếu như trong năm 2006, thu nhập trước thuế 10 tháng của khối các ngân hàng này đạt hơn 1.400 tỷ đồng thì sang năm 2007, con số này là 2.000 tỷ đồng.
Mặc dù khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tốt, nhưng điểm nhấn của năm nay nằm ở khối các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho Công ty Tài chính Việt - SG, do Ngân hàng Societe Generale (Pháp) làm chủ sở hữu với số vốn ban đầu là 320 tỷ đồng. Đây cũng là công ty thứ hai sau Công ty Tài chính Prudential được cấp phép năm 2006.
Điểm khác biệt đó là Viet - SG ngay sau khi được cấp phép đã xúc tiến ngay hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam. Dịch vụ này cung cấp những khoản cho vay tiêu dùng khá nhỏ cho người tiêu dùng khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Viet - SG đang triển khai việc kết hợp các trung tâm thương mại, siêu thị lớn để đưa dịch vụ này tới người tiêu dùng.
"Đây là một trong những lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam", ông Kiều Hữu Dũng cho biết. "Điều này mang lại hy vọng giúp cho dân chúng tiếp cận được nhiều hơn đối với dịch vụ tài chính ngân hàng, góp phần nâng cao sức mua và đời sống của người dân".
Trong số các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam, trong năm nay, khối các ngân hàng liên doanh cũng tỏ ra năng động hơn nhiều so với các năm trước. Dù luôn giữ vị trí nhỏ trong tổng số các ngân hàng tại Việt Nam, nhưng năm nay năm ngân hàng liên doanh đang hoạt động đã mở thêm một số chi nhánh tại các khu kinh tế trong điểm. Điều này đã giúp tổng mức lợi nhuận trước thuế tăng 30% so với năm 2006, tính đến cuối tháng 10/2007 đạt mức 400 tỷ đồng.
Theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, phải đến năm 2011 thì các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam mới được gỡ bỏ hết các rào cản tiếp cận thị trường như huy động vốn bằng nội tệ, mở rộng chi nhánh… Nên năm nay, ngoại trừ một số tên tuổi lớn như HSBC, Standard Chartered có những hoạt động rất mạnh trên thị trường thì hầu hết tỏ ra vẫn khá trầm lắng, tập trung vào khối khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhưng với hiệu quả kinh doanh của năm nay, không khó để nhận định rằng các ngân hàng nước ngoài sẽ giữ một thị phần khá hơn nhiều trong vài năm tới.