Ngân hàng trung ương độc lập: Đường còn xa
Năm 2009, Chính phủ đã phải lấy từ Quỹ Dự trữ ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước quản lý 1 tỉ Đô la Mỹ để kích cầu
Phiên thảo luận cuối cùng về dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi của Quốc hội hôm 21/5 khép lại, nhưng những điều kiện cơ bản để có một ngân hàng trung ương hiện đại và độc lập đã chưa được ưu tiên.
Mượn tạm từ dự trữ ngoại hối
Năm 2009, trước tình hình khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã phải lấy từ Quỹ Dự trữ ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước quản lý 1 tỉ Đô la Mỹ để thực hiện gói kích cầu. Đây được coi là giải pháp tình thế trong tình hình nước sôi lửa bỏng.
Thực tế, điều 1 Luật Ngân sách Nhà nước quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” và chức năng phân bổ, quyết toán ngân sách thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Còn điều 34 của Pháp lệnh ngoại hối quy định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước”.
Điều 30 và điều 31 của Luật Ngân sách Nhà nước không quy định thu, chi ngân sách trung ương từ dự trữ ngoại hối nhà nước. Việc “mượn” tiền dự trữ ngoại hối để kích cầu như đã làm hồi năm ngoái là không theo luật nào.
Thế nhưng giải pháp tình thế đó đã có mặt trong dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi và nó sẽ được luật hóa nếu dự thảo này được thông qua vào kỳ họp Quốc hội cuối năm 2010.
Điều 32 (về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) trong dự luật lần này được bổ sung khoản 3 (Thủ tướng quyết định việc sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước. Trường hợp sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước dẫn đến thay đổi dự toán ngân sách thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước).
Lý giải của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước vừa phải bảo đảm việc sử dụng Quỹ Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật về ngoại hối nhằm “thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước, vừa cho phép sử dụng Quỹ Dự trữ ngoại hối nhà nước cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước mà ngân sách nhà nước tạm thời chưa bố trí được”.
Theo nguyên tắc, bất kỳ ai muốn có 1 tỉ Đô la từ dự trữ ngoại hối thì phải bỏ ra 19.000 tỉ để thanh toán, chứ không phải sử dụng dự trữ ngoại hối như một nguồn tài sản tài chính của chính chủ thể đó. Còn nếu dự trữ ngoại hối với tư cách là dự trữ phương tiện thanh toán thì không có khái niệm sử dụng vào việc chi tiêu của Chính phủ. Đại biểu Trần Du Lịch thì cho rằng, về bản chất, dự trữ ngoại hối là bộ phận cân đối trong bảng cân đối tài sản của nhnn, tức là tài sản của Nhà nước. Nó không phải là ngân sách. Nhưng ông ủng hộ để Thủ tướng quyết định việc “mượn tạm” này.
Một số đại biểu khác lại cho rằng quỹ dự trữ ngoại hối, dù không phải là ngân sách Nhà nước mà là tài sản của quốc gia, nhưng khi đưa vào sử dụng, cho mục đích đặc biệt cấp bách hay cho chi ngân sách thì cũng phải điều chuyển quỹ dự trữ quốc gia này thành ngân sách nhà nước. Và vấn đề này nên thuộc thẩm quyền của Quốc hội, nếu Quốc hội không họp được thường xuyên thì nên giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối.
Dù không nhiều đại biểu quốc hội đồng ý với việc “vay mượn” kiểu này, song cũng không có ai nhắc tới vai trò và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước - cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nguồn dự trữ ngoại hối - trong chuyện “vay mượn” này. Trong khi đó, theo nguyên tắc điều hành vĩ mô của ngân hàng trung ương thì liều lượng của dự trữ ngoại hối cần được cơ quan này tính toán và điều chỉnh - đó cũng là thông lệ của một ngân hàng trung uơng hiện đại.
Những quy định gây tranh cãi
Vấn đề lớn thứ hai, dự thảo luật còn quy định về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ phải tạm ứng cho ngân sách nhà nước (điều 27) “để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác không đáp ứng được”. Theo lý giải của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc này là bất khả kháng so với điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
“Trong quá trình điều hành về ngân sách nhà nước, chỉ khi thiếu hụt ngân sách tạm thời thì mới xử lý việc tạm ứng cho ngân sách trung ương. Việc Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách để xử lý thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính là vấn đề kỹ thuật và phù hợp với điều kiện thực tiễn thu - chi ngân sách và quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp ngân sách không thể hoàn trả trong năm tài chính, làm thay đổi thu-chi ngân sách theo dự toán đã được Quốc hội phê duyệt thì phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước”.
Rõ ràng quy định này hoàn toàn khác với các quốc gia khác, song trong số 64 đoàn đại biểu Quốc hội, chỉ có một đoàn đề nghị bỏ điều này.
Thứ ba, dự luật mới nhất vẫn cho phép Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các tổ chức tín dụng với lý do “phù hợp với quy định hiện hành và điều kiện thực tiễn hiện nay”. Mặc dù trước đó, đã có tới 19 đoàn đại biểu cho rằng không nên quy định Ngân hàng Nhà nước là đại diện chủ sở hữu vốn góp của Nhà nước để tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi, không đảm bảo tính khách quan, độc lập khi thực hiện chức năng là một ngân hàng trung ương và song song đó Chính phủ nên làm rõ cơ chế đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước theo hướng tập trung một đầu mối là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước.
Bên cạnh đó, việc này còn mâu thuẫn với khoản 4, điều 13, Luật Doanh nghiệp “cấm cơ quan nhà nước sử dụng tài sản nhà nước góp vốn để thu lợi nhuận cho cơ quan, đơn vị mình”.
Vấn đề lớn gây tranh cãi nhiều năm qua là tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước cũng không được ngã ngũ. Bộ Tài chính đã từng đề nghị được giữ khoản tiền này, vốn là ngân sách, với lý do để chính sách tài khóa và tiền tệ rõ ràng hơn và cũng theo mô hình của nhiều nền kinh tế.
Song, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn cho rằng với Việt Nam cần thiết phải quản lý tập trung, thống nhất tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, trong trường hợp trên địa bàn không có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đại biểu Trần Đình Long đặt câu hỏi: "Hiện nay Luật Ngân sách nhà nước quy định, ngân sách nhà nước được quản lý ở kho bạc. Kho bạc Nhà nước gửi tiền ở Ngân hàng Nhà nước, nhưng có trường hợp nào Kho bạc Nhà nước gửi tiền qua tổ chức ngân hàng thương mại hay không? Và ở địa phương, ở địa bàn huyện không có thì phải gửi sang ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng nông nghiệp nào đấy. Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vấn đề ngân sách. Nếu như không đưa vào ngân hàng với tư cách là đồng tiền gửi vào đó, mà dùng nó như một khoản nhàn rỗi để cho vay hoặc cung ứng vào thị trường làm tăng phương tiện thanh toán, thì đây là một vấn đề vô hiệu hóa việc kiểm soát lạm phát theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước".
Trường Nam (TBKTSG)
Mượn tạm từ dự trữ ngoại hối
Năm 2009, trước tình hình khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã phải lấy từ Quỹ Dự trữ ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước quản lý 1 tỉ Đô la Mỹ để thực hiện gói kích cầu. Đây được coi là giải pháp tình thế trong tình hình nước sôi lửa bỏng.
Thực tế, điều 1 Luật Ngân sách Nhà nước quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” và chức năng phân bổ, quyết toán ngân sách thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Còn điều 34 của Pháp lệnh ngoại hối quy định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước”.
Điều 30 và điều 31 của Luật Ngân sách Nhà nước không quy định thu, chi ngân sách trung ương từ dự trữ ngoại hối nhà nước. Việc “mượn” tiền dự trữ ngoại hối để kích cầu như đã làm hồi năm ngoái là không theo luật nào.
Thế nhưng giải pháp tình thế đó đã có mặt trong dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi và nó sẽ được luật hóa nếu dự thảo này được thông qua vào kỳ họp Quốc hội cuối năm 2010.
Điều 32 (về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) trong dự luật lần này được bổ sung khoản 3 (Thủ tướng quyết định việc sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước. Trường hợp sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước dẫn đến thay đổi dự toán ngân sách thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước).
Lý giải của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước vừa phải bảo đảm việc sử dụng Quỹ Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật về ngoại hối nhằm “thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước, vừa cho phép sử dụng Quỹ Dự trữ ngoại hối nhà nước cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước mà ngân sách nhà nước tạm thời chưa bố trí được”.
Theo nguyên tắc, bất kỳ ai muốn có 1 tỉ Đô la từ dự trữ ngoại hối thì phải bỏ ra 19.000 tỉ để thanh toán, chứ không phải sử dụng dự trữ ngoại hối như một nguồn tài sản tài chính của chính chủ thể đó. Còn nếu dự trữ ngoại hối với tư cách là dự trữ phương tiện thanh toán thì không có khái niệm sử dụng vào việc chi tiêu của Chính phủ. Đại biểu Trần Du Lịch thì cho rằng, về bản chất, dự trữ ngoại hối là bộ phận cân đối trong bảng cân đối tài sản của nhnn, tức là tài sản của Nhà nước. Nó không phải là ngân sách. Nhưng ông ủng hộ để Thủ tướng quyết định việc “mượn tạm” này.
Một số đại biểu khác lại cho rằng quỹ dự trữ ngoại hối, dù không phải là ngân sách Nhà nước mà là tài sản của quốc gia, nhưng khi đưa vào sử dụng, cho mục đích đặc biệt cấp bách hay cho chi ngân sách thì cũng phải điều chuyển quỹ dự trữ quốc gia này thành ngân sách nhà nước. Và vấn đề này nên thuộc thẩm quyền của Quốc hội, nếu Quốc hội không họp được thường xuyên thì nên giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối.
Dù không nhiều đại biểu quốc hội đồng ý với việc “vay mượn” kiểu này, song cũng không có ai nhắc tới vai trò và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước - cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nguồn dự trữ ngoại hối - trong chuyện “vay mượn” này. Trong khi đó, theo nguyên tắc điều hành vĩ mô của ngân hàng trung ương thì liều lượng của dự trữ ngoại hối cần được cơ quan này tính toán và điều chỉnh - đó cũng là thông lệ của một ngân hàng trung uơng hiện đại.
Những quy định gây tranh cãi
Vấn đề lớn thứ hai, dự thảo luật còn quy định về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ phải tạm ứng cho ngân sách nhà nước (điều 27) “để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác không đáp ứng được”. Theo lý giải của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc này là bất khả kháng so với điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
“Trong quá trình điều hành về ngân sách nhà nước, chỉ khi thiếu hụt ngân sách tạm thời thì mới xử lý việc tạm ứng cho ngân sách trung ương. Việc Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách để xử lý thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính là vấn đề kỹ thuật và phù hợp với điều kiện thực tiễn thu - chi ngân sách và quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp ngân sách không thể hoàn trả trong năm tài chính, làm thay đổi thu-chi ngân sách theo dự toán đã được Quốc hội phê duyệt thì phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước”.
Rõ ràng quy định này hoàn toàn khác với các quốc gia khác, song trong số 64 đoàn đại biểu Quốc hội, chỉ có một đoàn đề nghị bỏ điều này.
Thứ ba, dự luật mới nhất vẫn cho phép Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các tổ chức tín dụng với lý do “phù hợp với quy định hiện hành và điều kiện thực tiễn hiện nay”. Mặc dù trước đó, đã có tới 19 đoàn đại biểu cho rằng không nên quy định Ngân hàng Nhà nước là đại diện chủ sở hữu vốn góp của Nhà nước để tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi, không đảm bảo tính khách quan, độc lập khi thực hiện chức năng là một ngân hàng trung ương và song song đó Chính phủ nên làm rõ cơ chế đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước theo hướng tập trung một đầu mối là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước.
Bên cạnh đó, việc này còn mâu thuẫn với khoản 4, điều 13, Luật Doanh nghiệp “cấm cơ quan nhà nước sử dụng tài sản nhà nước góp vốn để thu lợi nhuận cho cơ quan, đơn vị mình”.
Vấn đề lớn gây tranh cãi nhiều năm qua là tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước cũng không được ngã ngũ. Bộ Tài chính đã từng đề nghị được giữ khoản tiền này, vốn là ngân sách, với lý do để chính sách tài khóa và tiền tệ rõ ràng hơn và cũng theo mô hình của nhiều nền kinh tế.
Song, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn cho rằng với Việt Nam cần thiết phải quản lý tập trung, thống nhất tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, trong trường hợp trên địa bàn không có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đại biểu Trần Đình Long đặt câu hỏi: "Hiện nay Luật Ngân sách nhà nước quy định, ngân sách nhà nước được quản lý ở kho bạc. Kho bạc Nhà nước gửi tiền ở Ngân hàng Nhà nước, nhưng có trường hợp nào Kho bạc Nhà nước gửi tiền qua tổ chức ngân hàng thương mại hay không? Và ở địa phương, ở địa bàn huyện không có thì phải gửi sang ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng nông nghiệp nào đấy. Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vấn đề ngân sách. Nếu như không đưa vào ngân hàng với tư cách là đồng tiền gửi vào đó, mà dùng nó như một khoản nhàn rỗi để cho vay hoặc cung ứng vào thị trường làm tăng phương tiện thanh toán, thì đây là một vấn đề vô hiệu hóa việc kiểm soát lạm phát theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước".
Trường Nam (TBKTSG)