Nghề làm kính rởm
Vô thiên lủng những loại hàng kính thời trang mang nhãn mác lừng danh, mà giá siêu rẻ đều có gốc từ một làng ở Thái Bình
Những thương hiệu kính nổi tiếng thế giới như Rayban, Okey... được phát giá hàng trăm ngàn đồng, nhưng nếu khách chỉ trả giá ba chục ngàn, cũng bán. Vô thiên lủng những loại hàng kính thời trang mang nhãn mác lừng danh, mà giá siêu rẻ này đều có nguồn gốc từ làng Lịch Động.
Anh C. một người thâm niên chuyên buôn bán kính lâu năm ở Hà Nội, khoe rằng làng Lịch Động (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) quê anh là "cái nôi" của kính thời trang. Nơi đây không tự sản xuất được mắt kính, mà chỉ thực hiện các công đoạn nắn, mài, lắp kính vào gọng để cho thành phẩm hoàn chỉnh.
Mắt và gọng kính được nhập về từ Trung Quốc với giá rẻ như bèo. Nguyên liệu được mua theo lô, một trăm cặp mắt kính chỉ phải trả 150 ngàn đến 200 ngàn đồng; 3-5 ngàn đồng/bộ gọng. Nếu là hàng cao cấp thì cũng chỉ có giá 15-30 ngàn đồng/cặp mắt kính; 30-40 ngàn đồng/bộ gọng kính.
Giàu lên từ nghề chế tác kính
Những cửa hiệu san sát trên đường làng Lịch Động, lúc nào cũng rộn ràng, với ngổn ngang những bó gọng kính mạ đồng vàng choé, những mắt kính xếp thành đống, rồi tuốc nơ vít, tiếng kìm bẻ, rồi tiếng mài kính xoèn xoẹt... Nhãn mác đủ loại thương hiệu lừng danh thế giới được những người thợ quê dán lên mặt kính vô cùng hoàn hảo.
Người Lịch Động có cả công nghệ bắn chữ chìm trên thuỷ tinh, tinh xảo đến mức dân sành sỏi cũng không thể phân biệt được chúng với hàng hiệu xịn. Tất cả sản phẩm kính kém chất lượng đều từ đây mà ra, từ kính bán rong, kính vỉa hè, kính bày trong cửa hiệu. Đến tay khách hàng, giá trị của kính được nâng lên hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần.
Thợ kính Lịch Động tài hoa và khéo tay, chỉ cần nhìn vào mặt khách cũng xác định được nên đeo loại kính nào là hợp nhất. Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh kính thời trang cao gấp nhiều lần nghề nông. Thấy kiếm tiền quá dễ, vốn buôn lại rẻ như bèo, nên nhiều người về đây mua buôn kính đem lên các thành phố mở sạp kinh doanh.
Người Lịch Động được mời đi khắp nơi để chế tác kính. Không chỉ kiếm cơm thiên hạ bằng nghề chế tác kính, xây nhà tậu xe từ nghề này, mà họ còn giúp biết bao người kinh doanh ở các thành phố (Hà Nội, Tp.HCM...) làm giàu trên sản phẩm kính.
Kính "xịn", nhưng trả rẻ thế nào cũng bán
Kính nhái, kính rởm có mặt trên khắp mọi "sạp" kính: trên tay người bán kính dạo, sạp kính vỉa hè, cửa hiệu kính thời trang... Kẻ bán kính dạo thường chọn những nơi đông người qua lại (nhà ga, bến xe, ngã tư đường phố...) để "tác nghiệp". Họ mang vẻ mặt thiểu não, cùng những bài "tiếp thị" đã thuộc làu làu: "Chiếc kính Gucci này, em sắm hai triệu bạc, giờ thất cơ lỡ vận, hết sạch tiền nên phải cắn răng bán rẻ"; hay "Chiếc kính này do một người thân từ nước ngoài gửi về tặng, em cần tiền nên bán"...
Nhìn chiếc kính "hàng hiệu", với cặp gọng dẻo dai, uốn cong một vòng thả ra cũng không gãy, giá mời chào chỉ vài ba trăm ngàn, quá rẻ so với giá bán của những loại kính đó tại các cửa hiệu kính thời trang, không ít người tham rẻ đã trở thành "con mồi" của người bán kính dạo.
Mỗi ngày chỉ cần lừa được một khách hàng là đủ sống rồi. Nhưng nếu gặp khách dày dạn kinh nghiệm, biết rõ chân tướng của những loại sản phẩm này, trả giá 25 ngàn đồng, thậm chí thấp hơn nữa, họ cũng bán. Phổ biến nhất giờ đây là "sạp" kính vỉa hè, lề đường. Dễ dàng bắt gặp các sạp kính loại này trên các nẻo đường, ngõ phố.
Hành trang rất đơn giản: một chiếc hòm đựng hàng, tấm vải nhựa hoặc giá gỗ bày kính, một chiếc xe cà tàng. Chỉ cần vài trăm ngàn cũng đủ vốn để mở sạp kinh doanh kính thời trang, tha hồ hốt bạc thiên hạ. Tấm vải nhựa trải ra hè phố, hoặc chiếc giá gỗ dựng bên lề đường để bày hàng, người bán thường bịt kín mặt bằng khăn, thoáng thấy bóng cảnh sát hay cán bộ quản lý thị trường là trút vội kính vào hòm, rồi xách đồ chạy vào hẻm.
Kính bày bán vô cùng phong phú chủng loại, thượng vàng hạ cám, được giới thiệu là hàng của Đức, Italia, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan... Dân buôn thường nhìn mặt mà bắt túi tiền, mỗi chiếc kính được phát giá từ 50 ngàn đến hàng trăm ngàn đồng. Còn trong cửa hàng kính thời trang, tuy ít "láo nháo" hơn, nhưng bên cạnh những hàng chính hiệu được bày bán, đôi khi người ta cũng độn thêm hàng rởm vào. "Nếu chỉ bán kính xịn thì lời lãi được bao nhiêu", ông M, một chủ cửa hàng tiết lộ.
Anh C. một người thâm niên chuyên buôn bán kính lâu năm ở Hà Nội, khoe rằng làng Lịch Động (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) quê anh là "cái nôi" của kính thời trang. Nơi đây không tự sản xuất được mắt kính, mà chỉ thực hiện các công đoạn nắn, mài, lắp kính vào gọng để cho thành phẩm hoàn chỉnh.
Mắt và gọng kính được nhập về từ Trung Quốc với giá rẻ như bèo. Nguyên liệu được mua theo lô, một trăm cặp mắt kính chỉ phải trả 150 ngàn đến 200 ngàn đồng; 3-5 ngàn đồng/bộ gọng. Nếu là hàng cao cấp thì cũng chỉ có giá 15-30 ngàn đồng/cặp mắt kính; 30-40 ngàn đồng/bộ gọng kính.
Giàu lên từ nghề chế tác kính
Những cửa hiệu san sát trên đường làng Lịch Động, lúc nào cũng rộn ràng, với ngổn ngang những bó gọng kính mạ đồng vàng choé, những mắt kính xếp thành đống, rồi tuốc nơ vít, tiếng kìm bẻ, rồi tiếng mài kính xoèn xoẹt... Nhãn mác đủ loại thương hiệu lừng danh thế giới được những người thợ quê dán lên mặt kính vô cùng hoàn hảo.
Người Lịch Động có cả công nghệ bắn chữ chìm trên thuỷ tinh, tinh xảo đến mức dân sành sỏi cũng không thể phân biệt được chúng với hàng hiệu xịn. Tất cả sản phẩm kính kém chất lượng đều từ đây mà ra, từ kính bán rong, kính vỉa hè, kính bày trong cửa hiệu. Đến tay khách hàng, giá trị của kính được nâng lên hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần.
Thợ kính Lịch Động tài hoa và khéo tay, chỉ cần nhìn vào mặt khách cũng xác định được nên đeo loại kính nào là hợp nhất. Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh kính thời trang cao gấp nhiều lần nghề nông. Thấy kiếm tiền quá dễ, vốn buôn lại rẻ như bèo, nên nhiều người về đây mua buôn kính đem lên các thành phố mở sạp kinh doanh.
Người Lịch Động được mời đi khắp nơi để chế tác kính. Không chỉ kiếm cơm thiên hạ bằng nghề chế tác kính, xây nhà tậu xe từ nghề này, mà họ còn giúp biết bao người kinh doanh ở các thành phố (Hà Nội, Tp.HCM...) làm giàu trên sản phẩm kính.
Kính "xịn", nhưng trả rẻ thế nào cũng bán
Kính nhái, kính rởm có mặt trên khắp mọi "sạp" kính: trên tay người bán kính dạo, sạp kính vỉa hè, cửa hiệu kính thời trang... Kẻ bán kính dạo thường chọn những nơi đông người qua lại (nhà ga, bến xe, ngã tư đường phố...) để "tác nghiệp". Họ mang vẻ mặt thiểu não, cùng những bài "tiếp thị" đã thuộc làu làu: "Chiếc kính Gucci này, em sắm hai triệu bạc, giờ thất cơ lỡ vận, hết sạch tiền nên phải cắn răng bán rẻ"; hay "Chiếc kính này do một người thân từ nước ngoài gửi về tặng, em cần tiền nên bán"...
Nhìn chiếc kính "hàng hiệu", với cặp gọng dẻo dai, uốn cong một vòng thả ra cũng không gãy, giá mời chào chỉ vài ba trăm ngàn, quá rẻ so với giá bán của những loại kính đó tại các cửa hiệu kính thời trang, không ít người tham rẻ đã trở thành "con mồi" của người bán kính dạo.
Mỗi ngày chỉ cần lừa được một khách hàng là đủ sống rồi. Nhưng nếu gặp khách dày dạn kinh nghiệm, biết rõ chân tướng của những loại sản phẩm này, trả giá 25 ngàn đồng, thậm chí thấp hơn nữa, họ cũng bán. Phổ biến nhất giờ đây là "sạp" kính vỉa hè, lề đường. Dễ dàng bắt gặp các sạp kính loại này trên các nẻo đường, ngõ phố.
Hành trang rất đơn giản: một chiếc hòm đựng hàng, tấm vải nhựa hoặc giá gỗ bày kính, một chiếc xe cà tàng. Chỉ cần vài trăm ngàn cũng đủ vốn để mở sạp kinh doanh kính thời trang, tha hồ hốt bạc thiên hạ. Tấm vải nhựa trải ra hè phố, hoặc chiếc giá gỗ dựng bên lề đường để bày hàng, người bán thường bịt kín mặt bằng khăn, thoáng thấy bóng cảnh sát hay cán bộ quản lý thị trường là trút vội kính vào hòm, rồi xách đồ chạy vào hẻm.
Kính bày bán vô cùng phong phú chủng loại, thượng vàng hạ cám, được giới thiệu là hàng của Đức, Italia, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan... Dân buôn thường nhìn mặt mà bắt túi tiền, mỗi chiếc kính được phát giá từ 50 ngàn đến hàng trăm ngàn đồng. Còn trong cửa hàng kính thời trang, tuy ít "láo nháo" hơn, nhưng bên cạnh những hàng chính hiệu được bày bán, đôi khi người ta cũng độn thêm hàng rởm vào. "Nếu chỉ bán kính xịn thì lời lãi được bao nhiêu", ông M, một chủ cửa hàng tiết lộ.