Người tiêu dùng Việt đang nghiêng về đâu?
Theo báo cáo của Nielsen, không ngạc nhiên khi “yếu tố giá” đóng một vai trò quan trọng trong việc mua hàng của người tiêu dùng.Thật vậy, khi được hỏi về những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm của 19 ngành hàng được khảo sát thì giá là 1 trong 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người Việt.Yếu tố còn lại đó là “hương vị” đối với các “ngành hàng có thể ăn/uống được” và “thương hiệu” đối với các ngành hàng tiêu dùng khác. NTD Việt đang tìm kiếm những sản phẩm “đáng đồng tiền bát gạo” nhất đối với họ, trong bất kể bối cảnh kinh tế đang diễn ra như thế nào. Gần 6 trên 10 người Việt cảm thấy thích việc dành thời gian đi tìm các sản phẩm giá rẻ. Nhưng khi nói về việc lựa chọn cửa hàng, thì có những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự lựa chọn của NTD chứ không chỉ đơn là là yếu tố liên quan về giá. Sự sẵn có của sản phẩm (62%), sản phẩm có chất lượng cao (57%), vị trí cửa hàng thuận tiện (54%), cung cách phục vụ của nhân viên tại cửa tiệm (51%) và sắp xếp / phân loại hàng hóa hợp lý (51%) là 5 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng của NTD.
Tăng giá là sự thật và NTD hoàn toàn nhận thức được vấn đề này. Tuy nhiên, theo báo cáo này của Nielsen, có nhiều cách để tăng doanh số bán hàng của mình và giúp NTD đối phó với tình trạng giá tăng. Khi được hỏi để xếp hạng các chiến lược giá khác nhau mà nhà sản xuất có thể sử dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu tăng lên đáng kể, thì đa phần NTD sẽ lựa chọn các sản phẩm có kích cỡ lớn hơn nhưng với giá thấp hơn cho mỗi lần sử dụng (29%). Kế đến họ sẽ chọn các dòng sản phẩm mới được giới thiệu với kích cỡ nhỏ hơn và giá thấp nhất (16%).Trong khi đó, 15% NTD Việt lựa chọn các dòng sản phẩm mà nhà sản xuất đã cắt giảm kích cỡ so với các sản phẩm hiện có. “Nói một cách khác, các chiến lược khuyến mãi sẽ không hiệu quả nếu các nhà sản xuất cũng như nhà bán lẻ không đảm bảo các yếu tố khác để mang đến sản phẩm có giá trị cho NTD. Rõ ràng là NTD sẽ không thỏa hiệp với bất kỳ trường hợp nào không đảm bảo những giá trị xứng đáng mà họ nhận được so với những gì họ đã bỏ ra.” – Roberto nhận xét. Các thành phần liên quan đến sức khỏe không chỉ là yếu tố “ Nên có”
Sẽ không ngạc nhiên khi nói sức khỏe là điều ưu tiên trên hết của NTD trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, vì vấn đề này đã được đề cập rất nhiều trong những năm vừa qua. Và báo cáo cũng chỉ ra rằng 79% người Việt chủ động tìm kiếm các sản phẩm mà có chứa các thành phần tốt cho sức khỏe và 74% nói rằng họ tìm hiểu về các nhãn hàng dinh dưỡng rất cẩn trọng. Đáng chú ý hơn, 48% cho biết các sản phẩm tốt cho sức khỏe hiện không đủ để đáp ứng nhu cầu của họ. Roberto nhấn mạnh rằng “Vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của NTD, do đó, đảm bảo chất lượng thực phẩm nói riêng cũng như chất lượng sản phẩm nói chung sẽ là một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho các nhà bán lẻ hiện đại.”
Với nhịp sống ngày càng nhanh hơn và quy mô hộ gia đình Việt ngày càng nhỏ dần, người Việt mong muốn tiện lợi trong mọi vấn đề, đặc biệt là việc lựa chọn cửa hàng để đi mua sắm. Gần 6 trong 10 người mua hàng VN nói rằng quyết định lựa chọn cửa hàng của họ bị ảnh hưởng bởi vị trí thuận lợi của cửa hàng đó. Hơn nữa, gần 5/10 NTD cho biết việc dễ dàng lựa chọn và mua sắm sản phẩm trong một cửa hàng được thiết kế và trưng bày hàng hóa hợp lí cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn nơi mua sắm của họ. Khi nói đến các dịch vụ trong cửa tiệm mà có thể đáp ứng được nhu cầu của lối sống “luôn di chuyển” của NTD, thì khoảng một nửa số người được hỏi nói rằng họ sử dụng dịch vụ ngân hàng (56%), các dịch vụ thức ăn nhanh (52%), đổ xăng (52%), các dịch vụ thư tín và dịch vụ café (47%), các dịch vụ thức ăn chế biến sẵn (45%) và các dịch vụ dược khoa (41%).
Về phương pháp nghiên cứu của báo cáo Kết quả của khảo sát toàn cầu “Các Chiến Lược Phát Triển Ngành hàng Bán lẻ”(Global Retail-Growth Strategies Survey) dựa trên phản hồi của 30.000 đáp viên trực tuyến tại 61 quốc gia. Mặc dù phương pháp khảo sát trực tuyến cho phép tiếp cận đáp viên ở quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu, nhưng nó cũng cung cấp một khía cạnh nào đó dựa trên thói quen của các đáp viên tham gia phỏng vấn trực tuyến, chứ không phải đại diện cho toàn thể dân số ở khắp các khu vực. Tại các thị trường đang phát triển nơi mà tỉ lệ sử dụng internet vẫn còn thấp, người sử dụng có thể trẻ hơn và giàu có hơn mặt bằng chung dân số ở quốc gia đó. Bên cạnh đó, các phản hồi của khảo sát được dựa trên hành vi hơn là dữ liệu có thiết bị đo lường thực tế. Khác biệt văn hóa cũng là nhân tố ảnh hưởng ở khắp các quốc gia. Kết quả báo cáo không cố gắng để kiểm soát hay điều chỉnh cho những khác biệt này; do đó, nên cần thận trọng khi so sánh giữa các quốc gia và khu vực, đặc biệt là giữa các khu vực với nhau. |
Theo Nielsen