Người Trung Quốc ngày càng chuộng gạo Nhật
Mức giá “chát” của gạo Nhật không khiến nhiều người tiêu dùng Trung Quốc ngần ngại
Sau sữa bột trẻ em châu Âu và sữa New Zealand, người tiêu dùng Trung Quốc bổ sung gạo Nhật vào danh sách các thực phẩm hàng ngày được ưa chuộng trong bối cảnh lo ngại về an toàn thực phẩm trong nước gia tăng. Dĩ nhiên, giá cả của các mặt hàng nhập ngoại này không hề rẻ.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Liên minh toàn quốc các hội hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản cho biết, khối lượng gạo mà Trung Quốc nhập từ Nhật trong năm 2014 còn khá khiêm tốn, ở mức 160 tấn. Tuy vậy, con số này đã tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2013, phần nào phản ánh niềm tin ngày càng đi xuống của người Trung Quốc đối với mức độ an toàn của các mặt hàng nông sản trong nước.
“Nông dân sản xuất gạo Trung Quốc thường sử dụng thuộc trừ sâu. Gạo Nhật không nhiễm các kim loại nặng”, Ying Ying, một chủ cửa hàng bắt đầu bán gạo Nhật trên chợ trực tuyến Taobao từ tháng 8 năm ngoái, nói.
Ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp đã có ảnh hưởng nặng nề tới đất và nguồn nước của Trung Quốc. Tháng 5/2013, giới chức tỉnh Quảng Đông cho biết, 44% số mẫu gạo được đem xét nghiệm có chứa hàm lượng kim loại độc hại cadmium vượt quá ngưỡng cho phép.
Một nghiên cứu được Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc công bố vào tháng 4 năm ngoái ước tính, 16,1% diện tích đất của Trung Quốc bị ô nhiễm. Ở một số nơi của nước này, ô nhiễm đất nặng đến nỗi, nông dân trồng lúa không ăn hạt gạo mà họ làm ra.
Sau công bố của giới chức Quảng Đông về gạo nhiễm cadium, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu xem gạo Thái Lan là sản phẩm thay thế an toàn và có giá cả phải chăng.
Trong khi đó, gạo Nhật vừa không rẻ, vừa không dễ kiếm ở Trung Quốc. Gạo Nhật do công ty COFCO của Trung Quốc nhập về có giá bán 74 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 12 USD/kg trên mạng PinStore. Gạo Trung Quốc có giá chỉ 7,5 Nhân dân tệ/kg.
Do nhu cầu ngày càng tăng, người tiêu dùng Trung Quốc chuyển sang tìm gạo Nhật trên các trang bán lẻ trực tuyến như Taobao. Trên các trang này, người Trung Quốc có thể mua gạo Nhật trực tiếp từ người bán ở Nhật. Theo Taobao, mới đây, một khách Trung Quốc đã trả tới 1.499 Nhân dân tệ, tương đương 241 USD, để có 5 kg gạo Nhật.
Mức giá “chát” không khiến nhiều người tiêu dùng Trung Quốc ngần ngại. “Gạo Nhật ngon hơn gạo Trung Quốc nhiều. Rất đáng đồng tiền bát gạo”, một khách mua gạo Nhật nhận xét trên mạng Taobao.
Để đáp ứng nhu cầu, một số nhà sản xuất gạo Trung Quốc giờ tuyên bố sử dụng thóc giống từ Nhật và quảng cáo rằng sản phẩm của họ an toàn hơn so với gạo sản xuất từ giống nội. Gạo thương hiệu Echizen là một loại gạo như vậy. Tuy nhiên, gạo này được trồng ở Changxing, trung tâm sản xuất pin thuộc tỉnh Triết Giang, nơi đất đai có thể bị ô nhiễm chì và acid.
Trung Quốc tiêu thụ mỗi năm khoảng 120 triệu tấn gạo. Trong 11 tháng đầu năm 2014, nước này nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn gạo, bao gồm 1,2 triệu tấn từ Việt Nam và 626.000 tấn từ Thái Lan - theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc.
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2014, nước này xuất khẩu 3.777 tấn gạo. Tuy vậy, Nhật đang tìm cách tăng xuất khẩu gạo sang các nước châu Á như một phần trong nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Tuy vậy, đến nay, nhà chức trách Trung Quốc mới chỉ cấp phép cho một công ty Nhật bán gạo đã qua khâu đánh bóng ở nước này. Một số công ty Nhật khác đã xin được cấp phép, nhưng việc cấp phép đã bị đình lại 3 năm nay.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Liên minh toàn quốc các hội hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản cho biết, khối lượng gạo mà Trung Quốc nhập từ Nhật trong năm 2014 còn khá khiêm tốn, ở mức 160 tấn. Tuy vậy, con số này đã tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2013, phần nào phản ánh niềm tin ngày càng đi xuống của người Trung Quốc đối với mức độ an toàn của các mặt hàng nông sản trong nước.
“Nông dân sản xuất gạo Trung Quốc thường sử dụng thuộc trừ sâu. Gạo Nhật không nhiễm các kim loại nặng”, Ying Ying, một chủ cửa hàng bắt đầu bán gạo Nhật trên chợ trực tuyến Taobao từ tháng 8 năm ngoái, nói.
Ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp đã có ảnh hưởng nặng nề tới đất và nguồn nước của Trung Quốc. Tháng 5/2013, giới chức tỉnh Quảng Đông cho biết, 44% số mẫu gạo được đem xét nghiệm có chứa hàm lượng kim loại độc hại cadmium vượt quá ngưỡng cho phép.
Một nghiên cứu được Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc công bố vào tháng 4 năm ngoái ước tính, 16,1% diện tích đất của Trung Quốc bị ô nhiễm. Ở một số nơi của nước này, ô nhiễm đất nặng đến nỗi, nông dân trồng lúa không ăn hạt gạo mà họ làm ra.
Sau công bố của giới chức Quảng Đông về gạo nhiễm cadium, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu xem gạo Thái Lan là sản phẩm thay thế an toàn và có giá cả phải chăng.
Trong khi đó, gạo Nhật vừa không rẻ, vừa không dễ kiếm ở Trung Quốc. Gạo Nhật do công ty COFCO của Trung Quốc nhập về có giá bán 74 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 12 USD/kg trên mạng PinStore. Gạo Trung Quốc có giá chỉ 7,5 Nhân dân tệ/kg.
Do nhu cầu ngày càng tăng, người tiêu dùng Trung Quốc chuyển sang tìm gạo Nhật trên các trang bán lẻ trực tuyến như Taobao. Trên các trang này, người Trung Quốc có thể mua gạo Nhật trực tiếp từ người bán ở Nhật. Theo Taobao, mới đây, một khách Trung Quốc đã trả tới 1.499 Nhân dân tệ, tương đương 241 USD, để có 5 kg gạo Nhật.
Mức giá “chát” không khiến nhiều người tiêu dùng Trung Quốc ngần ngại. “Gạo Nhật ngon hơn gạo Trung Quốc nhiều. Rất đáng đồng tiền bát gạo”, một khách mua gạo Nhật nhận xét trên mạng Taobao.
Để đáp ứng nhu cầu, một số nhà sản xuất gạo Trung Quốc giờ tuyên bố sử dụng thóc giống từ Nhật và quảng cáo rằng sản phẩm của họ an toàn hơn so với gạo sản xuất từ giống nội. Gạo thương hiệu Echizen là một loại gạo như vậy. Tuy nhiên, gạo này được trồng ở Changxing, trung tâm sản xuất pin thuộc tỉnh Triết Giang, nơi đất đai có thể bị ô nhiễm chì và acid.
Trung Quốc tiêu thụ mỗi năm khoảng 120 triệu tấn gạo. Trong 11 tháng đầu năm 2014, nước này nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn gạo, bao gồm 1,2 triệu tấn từ Việt Nam và 626.000 tấn từ Thái Lan - theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc.
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2014, nước này xuất khẩu 3.777 tấn gạo. Tuy vậy, Nhật đang tìm cách tăng xuất khẩu gạo sang các nước châu Á như một phần trong nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Tuy vậy, đến nay, nhà chức trách Trung Quốc mới chỉ cấp phép cho một công ty Nhật bán gạo đã qua khâu đánh bóng ở nước này. Một số công ty Nhật khác đã xin được cấp phép, nhưng việc cấp phép đã bị đình lại 3 năm nay.