Nhà đầu tư ngoại chuộng trái phiếu Việt
Trái phiếu Việt Nam đang được giới đầu tư quốc tế xem là một trong những lựa chọn mới để tìm kiếm sự an toàn
Trong bối cảnh khủng hoảng nợ châu Âu và suy giảm tăng trưởng toàn cầu, trái phiếu của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, được giới đầu tư quốc tế xem là một lựa chọn mới để tìm kiếm sự an toàn.
Hãng tin CNBC cho biết, từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư quốc tế đã mạnh tay đổ tiền mua trái phiếu chính phủ của các nước châu Á. Xu hướng này diễn ra song song với việc các nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn với những tài sản rủi ro như hàng hóa cơ bản, chứng khoán và ngoại tệ.
Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu EPFR Global có trụ sở ở Mỹ, các quỹ tập trung vào thị trường trái phiếu mới nổi ở khu vực châu Á đã thu hút được 14,4 tỷ USD trong quý 1 năm nay, so với mức 1,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Trong đó, trái phiếu chính phủ Việt Nam được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao. Ông Nicolas Ferres, Giám đốc phân bổ nguồn vốn của quỹ EastSpring Investments, cho biết, quỹ này chuộng trái phiếu chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc. Ông Ferres thậm chí còn gọi trái phiếu chính phủ Việt Nam là “một trong những loại trái phiếu có sức hấp dẫn trội hơn ở khu vực châu Á và trong số các thị trường mới nổi”. Lợi suất trái phiếu Việt Nam kỳ hạn 10 năm hiện ở mức 10%.
“Lợi suất trái phiếu Việt Nam thật hấp dẫn… Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ sự tăng trưởng tín dụng quá nóng và lạm phát cao trong mấy năm trở lại đây, gây áp lực lên trạng thái ngoại hối và đồng nội tệ. Nhưng các yếu tố nền tảng của nền kinh tế này sẽ được cải thiện trong thời gian tới”, ông Ferres phát biểu.
Theo ông Kenneth Atkintewe, nhà quản lý danh mục của quỹ Aberdeen Asset Management, điểm hấp dẫn đầu tiên của các loại trái phiếu châu Á là mức lợi suất cao hơn so với lợi suất trái phiếu của các nước phát triển đang đối mặt với hàng loạt thách thức về tài khóa. Trong khi đó, tình hình tài chính của hầu hết các chính phủ ở châu Á đều ổn.
Bên cạnh đó, trái phiếu của Việt Nam cũng như các nước châu Á khác hấp dẫn còn do tỷ lệ vỡ nợ thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của thế giới. Theo hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, tỷ lệ vỡ nợ đối với trái phiếu châu Á, bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp, trong 10 năm qua chỉ là 0,8% so với mức 1,8% của thế giới. Trên thực tế, từ năm 1999 đến nay chưa có tổ chức phát hành trái phiếu châu Á nào được xếp hạng đầu tư lại rơi vào cảnh vỡ nợ.
Hiện các loại trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm cao nhất, ở mức AAA, tại châu Á bao gồm Singapore, Hồng Kông và Australia. Tiếp đó là nhóm New Zealand, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, rồi đến nhóm Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan.
Trái phiếu Indonesia và Philippines cũng được các quỹ đầu tư ưa thích.
Hiện tại, Indonesia có mức nợ công chưa tới 1/4 GDP và ít phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang EU. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đồng Rupiah hiện ở mức 6,05%/năm, cao hơn nhiều mức 1,445%/năm của trái phiếu kho bạc Mỹ.
Trong khi đó, Philippines sở hữu dự trữ ngoại hối lên tới 76 tỷ USD, gấp 6 lần nợ nước ngoài ngắn hạn. 95% số trái chủ của Philippines vẫn là nhà đầu tư trong nước. Lãi suất trái phiếu đồng Peso cao hơn trái phiếu kho bạc Mỹ tới 4 điểm phần trăm.
Hãng tin CNBC cho biết, từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư quốc tế đã mạnh tay đổ tiền mua trái phiếu chính phủ của các nước châu Á. Xu hướng này diễn ra song song với việc các nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn với những tài sản rủi ro như hàng hóa cơ bản, chứng khoán và ngoại tệ.
Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu EPFR Global có trụ sở ở Mỹ, các quỹ tập trung vào thị trường trái phiếu mới nổi ở khu vực châu Á đã thu hút được 14,4 tỷ USD trong quý 1 năm nay, so với mức 1,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Trong đó, trái phiếu chính phủ Việt Nam được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao. Ông Nicolas Ferres, Giám đốc phân bổ nguồn vốn của quỹ EastSpring Investments, cho biết, quỹ này chuộng trái phiếu chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc. Ông Ferres thậm chí còn gọi trái phiếu chính phủ Việt Nam là “một trong những loại trái phiếu có sức hấp dẫn trội hơn ở khu vực châu Á và trong số các thị trường mới nổi”. Lợi suất trái phiếu Việt Nam kỳ hạn 10 năm hiện ở mức 10%.
“Lợi suất trái phiếu Việt Nam thật hấp dẫn… Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ sự tăng trưởng tín dụng quá nóng và lạm phát cao trong mấy năm trở lại đây, gây áp lực lên trạng thái ngoại hối và đồng nội tệ. Nhưng các yếu tố nền tảng của nền kinh tế này sẽ được cải thiện trong thời gian tới”, ông Ferres phát biểu.
Theo ông Kenneth Atkintewe, nhà quản lý danh mục của quỹ Aberdeen Asset Management, điểm hấp dẫn đầu tiên của các loại trái phiếu châu Á là mức lợi suất cao hơn so với lợi suất trái phiếu của các nước phát triển đang đối mặt với hàng loạt thách thức về tài khóa. Trong khi đó, tình hình tài chính của hầu hết các chính phủ ở châu Á đều ổn.
Bên cạnh đó, trái phiếu của Việt Nam cũng như các nước châu Á khác hấp dẫn còn do tỷ lệ vỡ nợ thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của thế giới. Theo hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, tỷ lệ vỡ nợ đối với trái phiếu châu Á, bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp, trong 10 năm qua chỉ là 0,8% so với mức 1,8% của thế giới. Trên thực tế, từ năm 1999 đến nay chưa có tổ chức phát hành trái phiếu châu Á nào được xếp hạng đầu tư lại rơi vào cảnh vỡ nợ.
Hiện các loại trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm cao nhất, ở mức AAA, tại châu Á bao gồm Singapore, Hồng Kông và Australia. Tiếp đó là nhóm New Zealand, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, rồi đến nhóm Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan.
Trái phiếu Indonesia và Philippines cũng được các quỹ đầu tư ưa thích.
Hiện tại, Indonesia có mức nợ công chưa tới 1/4 GDP và ít phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang EU. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đồng Rupiah hiện ở mức 6,05%/năm, cao hơn nhiều mức 1,445%/năm của trái phiếu kho bạc Mỹ.
Trong khi đó, Philippines sở hữu dự trữ ngoại hối lên tới 76 tỷ USD, gấp 6 lần nợ nước ngoài ngắn hạn. 95% số trái chủ của Philippines vẫn là nhà đầu tư trong nước. Lãi suất trái phiếu đồng Peso cao hơn trái phiếu kho bạc Mỹ tới 4 điểm phần trăm.