Nhà tù số 1 Trung Quốc chờ cựu trùm an ninh
Nhà tù Tần Thành nổi tiếng là nơi bóc lịch của nhiều quan chức cao cấp Trung Quốc “ngã ngựa”
Theo hãng tin Bloomberg, cựu Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, đồng minh một thời của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, có thể sẽ bị giam giữ ở nhà ngục Tần Thành ở Bắc Kinh, nơi được xem là “nhà tù số 1 Trung Quốc”.
Nhà tù này nổi tiếng là nơi bóc lịch của nhiều quan chức cao cấp Trung Quốc “ngã ngựa”.
Nhà tù Tần Thành nằm dưới chân núi Yên Sơn ở phía Bắc thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, có lối vào trông giống như một ngôi chùa truyền thống. Mỗi phòng giam trong nhà tù này có diện tích 20m2. Nơi đây từng là nơi giam giữ bà Giang Thanh - vợ góa của nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông, ông Lưu Thiếu Kỳ - cựu Chủ tịch Trung Quốc…
Ông Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, từng là người chỉ huy các lực lượng an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc trong nhiều năm. Đây là cựu Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đầu tiên bị điều tra xử lý.
Đến nay, Chu Vĩnh Khang chưa được đưa ra xét xử và cũng chưa có ngày dự kiến cho phiên tòa xét xử ông này. Tuy nhiên, ông là nhân vật cấp cao nhất tính đến thời điểm này trong chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng sau khi lên cầm quyền vào cuối năm 2012.
Bạc Hy Lai cũng từng bị giam ở nhà tù Tần Thành trước khi ra hầu tòa vì tội tham nhũng vào cuối năm 2013. Sau khi xét xử, tòa án không cho biết Bạc Hy Lai sẽ bị giam ở đâu.
Được xây dựng vào năm 1958 với mục đích ban đầu là giam giữ các tù nhân Quốc dân đảng, nhà tù Tần Thành có tiếng là có chế độ đối xử với tù nhân tốt hơn hầu hết các nhà tù khác ở Trung Quốc. Bà Giang Thanh đã bị giam ở đây 3 năm trước khi đưa ra xét xử vào năm 1981 với tư cách một trong “bè lũ 4 tên”.
Tiểu sử ghi lại, khi ở Tần Thành, Giang Thanh được nhận số đồ ăn trị giá 1,5 Nhân dân tệ mỗi ngày, nhiều gấp 2-3 lần mức sống của người dân Trung Quốc bình thường khi đó, bao gồm cá, thịt và sữa.
“Tôi ăn được, ngủ được”, Giang Thanh nói về những ngày ở Tần Thành trong cuốn tiểu sử do nhà lịch sử học người Australia Ross Terrill ghi lại.
Với lịch sử giam giữ các tù nhân chính trị, nhà tù Tần Thành được điều hành bởi Bộ Công an Trung Quốc thay vì Bộ Tư pháp. Gần đây, nhà tù này là nơi giam giữ hai nhân vật nổi tiếng là Chen Xitong, cựu thị trưởng Bắc Kinh, và Chen Liangyu, cựu Bí thư Thượng Hải. Chen Xitong lĩnh án 16 năm tù giam vì tội tham nhũng dưới thời Giang Trạch Dân, còn Chen Liangyu bị kết án 18 năm dưới thời Hồ Cẩm Đào.
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, trong mỗi phòng giam ở nhà tù Tần Thành đều có bàn ghế, nhà vệ sinh riêng, và máy giặt.
Theo các chuyên gia, cho dù phạm nhân ở nhà tù Tần Thành có là những nhân vật “máu mặt” cỡ nào, thì Chu Vĩnh Khang cũng sẽ là một tù nhân nổi bật khi vào đây. Chu từng là Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của nước này.
“Chu Vĩnh Khang không hẳn là một thách thức đối với ông Tập Cận Bình vào lúc này, vì ông ấy về hưu rồi. Nhưng ông Tập Cận Bình cần một mục tiêu, một “con hổ lớn” để làm ví dụ cho thấy ông ấy thực sự nghiêm túc trong vấn đề chống tham nhũng”, Giáo sư Joseph Cheng thuộc Đại học Thành phố Hồng Kông nhận định.
Nhà tù này nổi tiếng là nơi bóc lịch của nhiều quan chức cao cấp Trung Quốc “ngã ngựa”.
Nhà tù Tần Thành nằm dưới chân núi Yên Sơn ở phía Bắc thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, có lối vào trông giống như một ngôi chùa truyền thống. Mỗi phòng giam trong nhà tù này có diện tích 20m2. Nơi đây từng là nơi giam giữ bà Giang Thanh - vợ góa của nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông, ông Lưu Thiếu Kỳ - cựu Chủ tịch Trung Quốc…
Ông Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, từng là người chỉ huy các lực lượng an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc trong nhiều năm. Đây là cựu Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đầu tiên bị điều tra xử lý.
Đến nay, Chu Vĩnh Khang chưa được đưa ra xét xử và cũng chưa có ngày dự kiến cho phiên tòa xét xử ông này. Tuy nhiên, ông là nhân vật cấp cao nhất tính đến thời điểm này trong chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng sau khi lên cầm quyền vào cuối năm 2012.
Bạc Hy Lai cũng từng bị giam ở nhà tù Tần Thành trước khi ra hầu tòa vì tội tham nhũng vào cuối năm 2013. Sau khi xét xử, tòa án không cho biết Bạc Hy Lai sẽ bị giam ở đâu.
Được xây dựng vào năm 1958 với mục đích ban đầu là giam giữ các tù nhân Quốc dân đảng, nhà tù Tần Thành có tiếng là có chế độ đối xử với tù nhân tốt hơn hầu hết các nhà tù khác ở Trung Quốc. Bà Giang Thanh đã bị giam ở đây 3 năm trước khi đưa ra xét xử vào năm 1981 với tư cách một trong “bè lũ 4 tên”.
Tiểu sử ghi lại, khi ở Tần Thành, Giang Thanh được nhận số đồ ăn trị giá 1,5 Nhân dân tệ mỗi ngày, nhiều gấp 2-3 lần mức sống của người dân Trung Quốc bình thường khi đó, bao gồm cá, thịt và sữa.
“Tôi ăn được, ngủ được”, Giang Thanh nói về những ngày ở Tần Thành trong cuốn tiểu sử do nhà lịch sử học người Australia Ross Terrill ghi lại.
Với lịch sử giam giữ các tù nhân chính trị, nhà tù Tần Thành được điều hành bởi Bộ Công an Trung Quốc thay vì Bộ Tư pháp. Gần đây, nhà tù này là nơi giam giữ hai nhân vật nổi tiếng là Chen Xitong, cựu thị trưởng Bắc Kinh, và Chen Liangyu, cựu Bí thư Thượng Hải. Chen Xitong lĩnh án 16 năm tù giam vì tội tham nhũng dưới thời Giang Trạch Dân, còn Chen Liangyu bị kết án 18 năm dưới thời Hồ Cẩm Đào.
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, trong mỗi phòng giam ở nhà tù Tần Thành đều có bàn ghế, nhà vệ sinh riêng, và máy giặt.
Theo các chuyên gia, cho dù phạm nhân ở nhà tù Tần Thành có là những nhân vật “máu mặt” cỡ nào, thì Chu Vĩnh Khang cũng sẽ là một tù nhân nổi bật khi vào đây. Chu từng là Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của nước này.
“Chu Vĩnh Khang không hẳn là một thách thức đối với ông Tập Cận Bình vào lúc này, vì ông ấy về hưu rồi. Nhưng ông Tập Cận Bình cần một mục tiêu, một “con hổ lớn” để làm ví dụ cho thấy ông ấy thực sự nghiêm túc trong vấn đề chống tham nhũng”, Giáo sư Joseph Cheng thuộc Đại học Thành phố Hồng Kông nhận định.