Nhân bản hàng loạt kết quả xét nghiệm: “Không thể chấp nhận”
Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh trao đổi về sự việc nhân bản kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Hoài Đức
Ngày 6/8/2013, đoàn công tác của Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội do ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, và ông Nguyễn Văn Dung, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đã về làm việc với Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức (Bệnh viện Hoài Đức), Hà Nội về việc nhân bản hàng loạt kết quả xét nghiệm tại bệnh viện này.
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) về vấn đề trên.
Xin ông cho biết kết quả kiểm tra ban đầu tại Bệnh viện Hoài Đức?
Ngày 6/8/2013, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã đến làm với ban lãnh đạo Bệnh viện Hoài Đức để nắm tình hình sơ bộ. Qua buổi làm việc, lãnh đạo Bệnh viện Hoài Đức cũng khẳng định là có xảy ra sự việc nhân bản kết quả xét nghiệm như báo chí nêu. Kết quả cuối cùng, chúng ta phải chờ kết luận từ cơ quan điều tra.
Tại sao ngành y tế có đầy đủ quy chế chuyên môn, và thường xuyên giám sát kiểm tra mà vẫn xảy ra vụ việc này? Ngoài cán bộ Bệnh viện Hoài Đức thì đơn vị quản lý nào sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, thưa ông?
Trong những năm qua, Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều quy chế hoạt động chuyên môn và nhiều hướng dẫn quy trình kỹ thuật. Đây là những văn bản pháp lý để các bệnh viện thực hiện, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, một số đơn vị còn chưa thực hiện đúng nên đã xảy ra tình trạng như ở Bệnh viện Hoài Đức.
Mặc dù các cơ quan quản lý vẫn thực hiện thường xuyên công tác giám sát, kiểm tra nhưng có thể nói những vụ việc như thế này không dễ phát hiện được thông qua kiểm tra định kỳ.
Đây thực sự là một sự việc ngành y tế chưa từng xảy ra và không thể chấp nhận được. Trách nhiệm về vấn đề này trước hết thuộc về trưởng khoa xét nghiệm và lãnh đạo Bệnh viện Hoài Đức phụ trách chuyên môn, trong đó có lĩnh vực xét nghiệm và trách nhiệm quản lý của Sở Y tế Hà Nội.
Đại diện Bệnh viện Hoài Đức và cán bộ trực tiếp làm công tác xét nghiệm lý giải như thế nào về việc nhân bản kết quả xét nghiệm máu cho nhiều người? Ông đánh giá gì về nguyên nhân của sự việc nghiêm trọng này?
Nhân viên khoa xét nghiệm nói rằng, để xảy ra sự việc trên là do nể nang giúp người nhà, người quen trong bệnh viện xin phiếu xét nghiệm để hoàn thiện hồ sơ bệnh án, giấy khám sức khỏe... Nhưng đó mới chỉ là lý giải của phía bệnh viện, còn mục đích thực sự của việc nhân bản kết quả xét nghiệm chúng ta cần phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra.
Cá nhân tôi cho rằng, nguyên nhân của vụ việc này trước tiên là do lãnh đạo khoa xét nghiệm chưa nhận thức được đây là sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và uy tín của chính bệnh viện cũng như ngành y tế. Theo nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp thì đây là sự vi phạm nghiêm trọng.
Xin ông cho biết vai trò quan trọng của việc xét nghiệm máu? Nếu kết quả không chính xác, kết quả của người bệnh này dùng cho người bệnh kia thì sẽ dẫn tới hậu quả như thế nào?
Xét nghiệm máu là thông số hết sức quan trọng giúp thầy thuốc đưa ra chẩn đoán bệnh cho người bệnh, nó phản ánh tình trạng sức khỏe của một người tại thời điểm đó. Kết quả này đòi hỏi phải rất chính xác và xác thực. Nếu các xét nghiệm bị làm sai lệch sẽ dẫn đến nhận định của bác sỹ bị sai lệch theo và chắc chắn hậu quả của nó là rất nặng nề.
Từ sự việc này, theo ông việc tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm của ngành y tế cần thay đổi như thế nào?
Trong thời quan qua, công tác xét nghiệm đã được Bộ Y tế rất quan tâm chú ý.
Trong Thông tư 01/2013/TT-BYT cũng đã quy định rõ, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, y tế ngành có trách nhiệm phổ biến, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện thông tư tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc và báo cáo về Bộ Y tế định kỳ 6 tháng 1 lần.
Ở đây, Sở Y tế Hà Nội phải chịu trách nhiệm trong quản lý hành chính đối với sự việc xảy ra ở Bệnh viện Hoài Đức.
Thời gian tới, Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế về việc thực hiện những quy chế, quy trình đã được Bộ Y tế quy định. Đồng thời, các công tác đào tạo, tập huấn, kiểm tra, giám sát sẽ hướng đến việc tiếp cận, đánh giá chất lượng khám - chữa bệnh, trong đó có chất lượng quản lý phòng xét nghiệm.
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) về vấn đề trên.
Xin ông cho biết kết quả kiểm tra ban đầu tại Bệnh viện Hoài Đức?
Ngày 6/8/2013, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã đến làm với ban lãnh đạo Bệnh viện Hoài Đức để nắm tình hình sơ bộ. Qua buổi làm việc, lãnh đạo Bệnh viện Hoài Đức cũng khẳng định là có xảy ra sự việc nhân bản kết quả xét nghiệm như báo chí nêu. Kết quả cuối cùng, chúng ta phải chờ kết luận từ cơ quan điều tra.
Tại sao ngành y tế có đầy đủ quy chế chuyên môn, và thường xuyên giám sát kiểm tra mà vẫn xảy ra vụ việc này? Ngoài cán bộ Bệnh viện Hoài Đức thì đơn vị quản lý nào sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, thưa ông?
Trong những năm qua, Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều quy chế hoạt động chuyên môn và nhiều hướng dẫn quy trình kỹ thuật. Đây là những văn bản pháp lý để các bệnh viện thực hiện, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, một số đơn vị còn chưa thực hiện đúng nên đã xảy ra tình trạng như ở Bệnh viện Hoài Đức.
Mặc dù các cơ quan quản lý vẫn thực hiện thường xuyên công tác giám sát, kiểm tra nhưng có thể nói những vụ việc như thế này không dễ phát hiện được thông qua kiểm tra định kỳ.
Đây thực sự là một sự việc ngành y tế chưa từng xảy ra và không thể chấp nhận được. Trách nhiệm về vấn đề này trước hết thuộc về trưởng khoa xét nghiệm và lãnh đạo Bệnh viện Hoài Đức phụ trách chuyên môn, trong đó có lĩnh vực xét nghiệm và trách nhiệm quản lý của Sở Y tế Hà Nội.
Đại diện Bệnh viện Hoài Đức và cán bộ trực tiếp làm công tác xét nghiệm lý giải như thế nào về việc nhân bản kết quả xét nghiệm máu cho nhiều người? Ông đánh giá gì về nguyên nhân của sự việc nghiêm trọng này?
Nhân viên khoa xét nghiệm nói rằng, để xảy ra sự việc trên là do nể nang giúp người nhà, người quen trong bệnh viện xin phiếu xét nghiệm để hoàn thiện hồ sơ bệnh án, giấy khám sức khỏe... Nhưng đó mới chỉ là lý giải của phía bệnh viện, còn mục đích thực sự của việc nhân bản kết quả xét nghiệm chúng ta cần phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra.
Cá nhân tôi cho rằng, nguyên nhân của vụ việc này trước tiên là do lãnh đạo khoa xét nghiệm chưa nhận thức được đây là sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và uy tín của chính bệnh viện cũng như ngành y tế. Theo nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp thì đây là sự vi phạm nghiêm trọng.
Xin ông cho biết vai trò quan trọng của việc xét nghiệm máu? Nếu kết quả không chính xác, kết quả của người bệnh này dùng cho người bệnh kia thì sẽ dẫn tới hậu quả như thế nào?
Xét nghiệm máu là thông số hết sức quan trọng giúp thầy thuốc đưa ra chẩn đoán bệnh cho người bệnh, nó phản ánh tình trạng sức khỏe của một người tại thời điểm đó. Kết quả này đòi hỏi phải rất chính xác và xác thực. Nếu các xét nghiệm bị làm sai lệch sẽ dẫn đến nhận định của bác sỹ bị sai lệch theo và chắc chắn hậu quả của nó là rất nặng nề.
Từ sự việc này, theo ông việc tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm của ngành y tế cần thay đổi như thế nào?
Trong thời quan qua, công tác xét nghiệm đã được Bộ Y tế rất quan tâm chú ý.
Trong Thông tư 01/2013/TT-BYT cũng đã quy định rõ, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, y tế ngành có trách nhiệm phổ biến, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện thông tư tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc và báo cáo về Bộ Y tế định kỳ 6 tháng 1 lần.
Ở đây, Sở Y tế Hà Nội phải chịu trách nhiệm trong quản lý hành chính đối với sự việc xảy ra ở Bệnh viện Hoài Đức.
Thời gian tới, Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế về việc thực hiện những quy chế, quy trình đã được Bộ Y tế quy định. Đồng thời, các công tác đào tạo, tập huấn, kiểm tra, giám sát sẽ hướng đến việc tiếp cận, đánh giá chất lượng khám - chữa bệnh, trong đó có chất lượng quản lý phòng xét nghiệm.