Nhập siêu đang gia tăng sức ép
Chỉ tính riêng hai tháng trở lại đây, nhập siêu của Việt Nam đã tăng thêm khoảng 3 tỷ USD
Đường 5, tuyến giao thông huyết mạch của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nối vùng kinh tế Thủ đô với 30 điểm cảng của thành phố Hải Phòng. Theo cánh lái xe tải đường dài, phía làn đường dẫn từ cảng về Hà Nội xóc hơn hẳn phần bên kia dải phân cách.
Lý do giải thích cho điều này được một số người “hiểu việc” cho là do lượng hàng nhập khẩu tương đối lớn được vận tải ngược lên phía Hà Nội.
Phòng làm việc ngay đối diện khu bốc dỡ của Cảng 3 - Cảng Hải phòng, Phó phòng Khai thác Hoàng Đình Quang có cảm nhận rõ nét nhất về sự chênh lệch nhập - xuất này.
Từ cuối quý 1/2009, đã xuất hiện tình trạng tầu phải chờ cầu (chờ được vào cầu cảng giải phóng hàng - PV). Căng thẳng tiến độ xếp dỡ tuy có giảm hơn từ đầu tháng Tám trở lại đây, nhưng Cảng vẫn phải đang làm việc hết công suất mới đáp ứng được nhu cầu của chủ tàu, vị Phó phòng Khai thác này cho hay.
Cũng theo một số cán bộ làm công tác xếp dỡ tại Cảng Hải Phòng, trong những thời điểm căng thẳng do lượng hàng nhập khẩu về nhiều, đã có những tàu phải chờ hơn chục ngày mới được “xếp lốt” (đến lượt vào cầu tàu giải phóng hàng - PV).
Phó tổng giám đốc cảng Hải Phòng Trương Văn Thái, lãnh đạo của doanh nghiệp hiện đang vận hành 18 cầu tàu và chiếm hơn một nửa sản lượng xếp dỡ của thành phố Hải Phòng cho biết thêm, tình hình hàng hóa xuất nhập năm nay có những diễn biến khác so với bình thường mọi năm.
Sau năm 2008 “hoành tráng” đạt 29,2 triệu tấn hàng xếp dỡ (tính chung cả 30 cảng tại Hải Phòng), đến hết quý 1/2009, tình hình trở nên “bi đát” khi hàng xuất và nhập qua các cảng điều giảm mạnh.
Tuy nhiên, từ đầu tháng Tư đến nay, sản lượng hàng qua cảng đột ngột tăng vọt. Theo thống kê, tính đến hết tháng 6/2009, sản lượng hàng xếp dỡ tại 30 điểm cảng tại Hải Phòng đã đạt trên 15 triệu tấn. Dự kiến, con số này đến hết năm nay có thể đạt trên 30,2 triệu tấn.
Và sự đột biến này đi liền với việc tăng trưởng mạnh của lượng hàng thức ăn gia súc và sắt thép nhập khẩu.
Cũng bất bình thường như tình hình chung, thay vì thông thường tăng mạnh hàng nhập ngay sau tết, thức ăn gia súc “chờ” đến tận tháng Tư với bắt đầu “chảy” về Cảng Hải Phòng.
Nhưng chỉ tính đến 24 giờ ngày 26/8, lượng hàng thức ăn gia súc được bốc dỡ tại Cảng Hải Phòng đã đạt trên 798 nghìn tấn, tăng cao hơn chút ít so với cùng kỳ năm ngoài.
Tương tự, mặt hàng sắt thép nhập khẩu, đặc biệt là phôi thép cũng tăng mạnh trong 4 - 5 tháng trở lại đây, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của sản lượng hàng nhập khẩu qua các cảng tại Hải Phòng.
Dẫn chứng bằng số liệu, ông Thái cho biết, tính đến thời điểm này của tháng Tám, tổng sản lượng hàng hóa xếp dỡ qua Cảng Hải Phòng đã đạt trên 8,1 triệu tấn. Tuy nhiên, trong con số này, lượng hàng xuất khẩu được bốc xếp chỉ đạt 1,34 triệu tấn.
Nhưng trái lại, đối với hàng nhập khẩu, sản lượng hàng xếp dỡ đã đạt xấp xỉ 4,9 triệu tấn (còn lại là hàng nội địa tuyến Bắc - Nam gần 2 triệu tấn).
Cũng cách đây ít ngày, Tổng cục Thống kê đã cho công bố báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2009. Cảm nhận về sức ép nhập siêu đang gia tăng cũng được nhận thấy trong các con số thống kê từ tổng thể nền kinh tế.
Cụ thể, nhập siêu đã đạt 5,1 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay. Nhưng chỉ tính riêng trong hai tháng gần đây (tháng 7 và tháng 8), nhập siêu đã vào khoảng 3 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng nhập siêu tính từ đầu năm đến nay.
Lý do giải thích cho điều này được một số người “hiểu việc” cho là do lượng hàng nhập khẩu tương đối lớn được vận tải ngược lên phía Hà Nội.
Phòng làm việc ngay đối diện khu bốc dỡ của Cảng 3 - Cảng Hải phòng, Phó phòng Khai thác Hoàng Đình Quang có cảm nhận rõ nét nhất về sự chênh lệch nhập - xuất này.
Từ cuối quý 1/2009, đã xuất hiện tình trạng tầu phải chờ cầu (chờ được vào cầu cảng giải phóng hàng - PV). Căng thẳng tiến độ xếp dỡ tuy có giảm hơn từ đầu tháng Tám trở lại đây, nhưng Cảng vẫn phải đang làm việc hết công suất mới đáp ứng được nhu cầu của chủ tàu, vị Phó phòng Khai thác này cho hay.
Cũng theo một số cán bộ làm công tác xếp dỡ tại Cảng Hải Phòng, trong những thời điểm căng thẳng do lượng hàng nhập khẩu về nhiều, đã có những tàu phải chờ hơn chục ngày mới được “xếp lốt” (đến lượt vào cầu tàu giải phóng hàng - PV).
Phó tổng giám đốc cảng Hải Phòng Trương Văn Thái, lãnh đạo của doanh nghiệp hiện đang vận hành 18 cầu tàu và chiếm hơn một nửa sản lượng xếp dỡ của thành phố Hải Phòng cho biết thêm, tình hình hàng hóa xuất nhập năm nay có những diễn biến khác so với bình thường mọi năm.
Sau năm 2008 “hoành tráng” đạt 29,2 triệu tấn hàng xếp dỡ (tính chung cả 30 cảng tại Hải Phòng), đến hết quý 1/2009, tình hình trở nên “bi đát” khi hàng xuất và nhập qua các cảng điều giảm mạnh.
Tuy nhiên, từ đầu tháng Tư đến nay, sản lượng hàng qua cảng đột ngột tăng vọt. Theo thống kê, tính đến hết tháng 6/2009, sản lượng hàng xếp dỡ tại 30 điểm cảng tại Hải Phòng đã đạt trên 15 triệu tấn. Dự kiến, con số này đến hết năm nay có thể đạt trên 30,2 triệu tấn.
Và sự đột biến này đi liền với việc tăng trưởng mạnh của lượng hàng thức ăn gia súc và sắt thép nhập khẩu.
Cũng bất bình thường như tình hình chung, thay vì thông thường tăng mạnh hàng nhập ngay sau tết, thức ăn gia súc “chờ” đến tận tháng Tư với bắt đầu “chảy” về Cảng Hải Phòng.
Nhưng chỉ tính đến 24 giờ ngày 26/8, lượng hàng thức ăn gia súc được bốc dỡ tại Cảng Hải Phòng đã đạt trên 798 nghìn tấn, tăng cao hơn chút ít so với cùng kỳ năm ngoài.
Tương tự, mặt hàng sắt thép nhập khẩu, đặc biệt là phôi thép cũng tăng mạnh trong 4 - 5 tháng trở lại đây, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của sản lượng hàng nhập khẩu qua các cảng tại Hải Phòng.
Dẫn chứng bằng số liệu, ông Thái cho biết, tính đến thời điểm này của tháng Tám, tổng sản lượng hàng hóa xếp dỡ qua Cảng Hải Phòng đã đạt trên 8,1 triệu tấn. Tuy nhiên, trong con số này, lượng hàng xuất khẩu được bốc xếp chỉ đạt 1,34 triệu tấn.
Nhưng trái lại, đối với hàng nhập khẩu, sản lượng hàng xếp dỡ đã đạt xấp xỉ 4,9 triệu tấn (còn lại là hàng nội địa tuyến Bắc - Nam gần 2 triệu tấn).
Cũng cách đây ít ngày, Tổng cục Thống kê đã cho công bố báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2009. Cảm nhận về sức ép nhập siêu đang gia tăng cũng được nhận thấy trong các con số thống kê từ tổng thể nền kinh tế.
Cụ thể, nhập siêu đã đạt 5,1 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay. Nhưng chỉ tính riêng trong hai tháng gần đây (tháng 7 và tháng 8), nhập siêu đã vào khoảng 3 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng nhập siêu tính từ đầu năm đến nay.