Nhật Bản bất ngờ hạ lãi suất xuống 0%
Trong một động thái gây bất ngờ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hạ lãi suất đồng Yên về khoảng 0-0,1%
Trong một động thái gây bất ngờ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 5/10 đã hạ lãi suất đồng Yên về khoảng 0-0,1%, từ mức 0,1% trước đó. Đây là sự thay đổi không lớn, nhưng có thể xem là đánh dấu sự trở lại của đất nước "mặt trời mọc" với thời kỳ lãi suất 0%.
Tờ New York Times cho biết, cùng với việc hạ lãi suất, BoJ còn thành lập một quỹ trị giá 5.000 tỷ Yên, tương đương 60 tỷ USD, để mua vào trái phiếu chính phủ, thương phiếu và các loại chứng khoán bảo đảm bằng tài sản khác, theo đó bơm tiền vào nền kinh tế.
Những động thái này của BoJ được đưa ra trong bối cảnh đồng Yên mạnh bào mòn lợi nhuận của lĩnh vực xuất khẩu Nhật và nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đương đầu với tốc độ tăng trưởng trì trệ.
Đây là lần đầu tiên BoJ hạ lãi suất cơ bản đồng Yên về 0% kể từ tháng 7/2006. Động thái này càng khẳng định những lo ngại về nguy cơ đồng Yên mạnh và giảm phát kéo dài đe dọa sự phục hồi mong manh của kinh tế Nhật. Tháng trước, Bộ Tài chính Nhật đã bán ra đồng Yên để kéo tỷ giá đồng tiền này xuống nhưng hiệu quả không được lâu.
Đồng Yên đã giảm giá 0,7% so với USD, ngay sau khi BoJ công bố quyết định hạ lãi suất và mua trái phiếu, còn 83,9 Yên/USD so với mức 83,55 Yên trước đó.
Việc hạ lãi suất nhận được sự đồng thuận của tất cả 9 thành viên trong ban hoạch định chính sách tiền tệ của BoJ. Ngân hàng này đã chịu áp lực gia tăng từ phía Chính phủ Nhật đòi hỏi phải có những động thái mạnh để hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, BoJ hiện không phải là ngân hàng trung ương duy nhất trên thế giới chịu áp lực như vậy. Thị trường tài chính hiện đang kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố một đợt mua trái phiếu mới vào kỳ họp tháng 11 tới. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng đang được kêu gọi tăng cường chính sách nới lỏng định lượng.
Tờ New York Times cho biết, cùng với việc hạ lãi suất, BoJ còn thành lập một quỹ trị giá 5.000 tỷ Yên, tương đương 60 tỷ USD, để mua vào trái phiếu chính phủ, thương phiếu và các loại chứng khoán bảo đảm bằng tài sản khác, theo đó bơm tiền vào nền kinh tế.
Những động thái này của BoJ được đưa ra trong bối cảnh đồng Yên mạnh bào mòn lợi nhuận của lĩnh vực xuất khẩu Nhật và nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đương đầu với tốc độ tăng trưởng trì trệ.
Đây là lần đầu tiên BoJ hạ lãi suất cơ bản đồng Yên về 0% kể từ tháng 7/2006. Động thái này càng khẳng định những lo ngại về nguy cơ đồng Yên mạnh và giảm phát kéo dài đe dọa sự phục hồi mong manh của kinh tế Nhật. Tháng trước, Bộ Tài chính Nhật đã bán ra đồng Yên để kéo tỷ giá đồng tiền này xuống nhưng hiệu quả không được lâu.
Đồng Yên đã giảm giá 0,7% so với USD, ngay sau khi BoJ công bố quyết định hạ lãi suất và mua trái phiếu, còn 83,9 Yên/USD so với mức 83,55 Yên trước đó.
Việc hạ lãi suất nhận được sự đồng thuận của tất cả 9 thành viên trong ban hoạch định chính sách tiền tệ của BoJ. Ngân hàng này đã chịu áp lực gia tăng từ phía Chính phủ Nhật đòi hỏi phải có những động thái mạnh để hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, BoJ hiện không phải là ngân hàng trung ương duy nhất trên thế giới chịu áp lực như vậy. Thị trường tài chính hiện đang kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố một đợt mua trái phiếu mới vào kỳ họp tháng 11 tới. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng đang được kêu gọi tăng cường chính sách nới lỏng định lượng.